Người Việt Odessa
Mục hỏi đáp

Có 3 ngày đẹp nhất để cúng Táo quân 2018

Thứ bảy, 03/02/2018 | 06:02
Lễ cúng tiễn Táo quân là sự kiện quan trọng đầu tiên diễn ra trước Tết Nguyên đán mà gia đình nào cũng phải lưu tâm.

Cúng Táo ngày nào tốt?

Theo họa sĩ, nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Yên - Giám đốc Trung tâm UNESCO Văn hóa – Dòng họ và Gia đình Việt Nam, tục 

cúng Táo quân

 là nét đẹp văn hóa của người Việt Nam. Bếp lửa tượng trưng cho sự ấm áp, no đủ của các tộc người.

Theo các chuyên gia tâm linh, 

năm Mậu Tuất

 có 3 ngày đẹp có thể cúng Táo quân.

Tốt nhất là làm lễ tạ Táo vào ngày 22 tháng Chạp (ngày Canh Ngọ), theo lý giải của các nhà tâm linh, ngày 22 tháng Chạp vừa vào tiết tiết lập xuân, phù hợp nhất để cúng Táo.

Giờ cúng tốt nhất vào giờ Ngọ (11-13 giờ), hoặc giờ Mùi (13-15 giờ). Nhưng những người tuổi Tý không nên cúng tạ Táo vào ngày 22 tháng Chạp.

Ngày cúng Táo tốt thứ hai là ngày 20 tháng Chạp (ngày Mậu Thìn).

Giờ cúng tốt nhất là giờ Tị (9-11 giờ), và giờ Mùi (13-15 giờ). Những người tuổi Tuất không nên cúng vào ngày này.

Ngày lễ tạ Táo quân cổ truyền đúng vào ngày 23 tháng Chạp. Ngày này tất cả các tuổi đều làm lễ cúng tạ Táo được.

Theo ông Trịnh Yên, cúng Táo quân ngày 23 tháng Chạp tốt nhất nên cúng xong trước 12h trưa để các Táo kịp lên chầu Trời.

Dân gian quan niệm giờ đẹp nhất để cung tiễn Táo quân về trời là giờ Ngọ (từ 11 – 13h), tức giờ Long Mã, giờ Ngọ hóa Rồng, cũng là giờ chư Phật thụ lộc.

Có 3 ngày đẹp nhất để cúng Táo quân 2018

Lưu ý khi cúng cá chép 

phóng sinh

Lễ cúng Táo, nhà nào cũng sắm 3 bộ mũ áo mới, với 3 con cá chép thật hoặc cá chép giấy, để các Táo cưỡi lên thiên đình (khi mua áo mũ Táo quân thường có thêm 1 bộ mã quan thần linh, dùng để đốt vào đêm 30 Tết), còn vàng tiền mã thì tùy tâm.

Sau khi sắp mâm cúng Táo quân (gồm hương thơm, lọ hoa tươi, cùng các loại quả tươi đẹp, bánh kẹo, trầu cau, rượu… 3 bộ mũ áo, hia hài của Táo quân, cùng tiền mã, 3 con cá chép sống, sớ cúng Táo quân).

Mâm cỗ cúng đơn giản, nhưng cần trang trọng, thể hiện tấm lòng thành của gia chủ. Cần tránh cúng các món làm từ vịt, chim, ngỗng, trâu, bò, dê, chó và tránh sắm nhiều lễ vàng mã rất tốn kém, còn gây ô nhiễm môi trường.

Gia chủ thắp hương và khấn vái. Gần tàn tuần hương thì thắp thêm một tuần hương nữa, lễ tạ rồi đem hóa vàng mã. Sau đó đem thả cá chép phóng sinh ra ao, hồ, sông, suối…

 

Người dân mua cá chép phóng sinh cần lưu ý:

Vì cá chép sẽ hóa rồng đưa các Táo bay lên thiên đình, do đó người dân cần chọn cá chép phóng sinh không cần to, mà cần khỏe mạnh, bơi nhanh, quẫy mạnh.

Bày cá vào chậu nước dưới ban thờ, hoặc cạnh mâm cỗ cúng Táo (không bày cá sống lên ban thờ).

Khi đưa cá đi phóng sinh cần vui vẻ, thoải mái. Thả cá nơi có thể sống được (nơi nước không ô nhiễm, rộng lớn, không có người rình vợt cá lại). Thả cá nhẹ nhàng, từ từ, nhớ gỡ cá ra khỏi túi nilon để tránh cá bị mắc kẹt trong túi.

Theo các chuyên gia tâm linh, thả cá chép sống hay cá chép mã đều được, bởi việc cúng bái là ở tâm thành.

Văn khấn Táo quân dễ đọc, dễ hiểu

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ (chúng) con là: ……………

Ngụ tại:…………

Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.

Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.

Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm.

Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.

Chúng con lễ bạc tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.

Nam mô A di đà Phật!

Nam mô A di đà Phật!

Nam mô A di đà Phật!

(Theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam - NXB Văn hóa Thông tin)


Đại sứ quán Việt nam tại Ucraina
Hàng Khô Việt Nam
Khai trương quán ăn Việt - Old Street
 

UnTeks Group

Dệt Kim Unteksgroup

PHÒNG CHẨN TRỊ Y HỌC CỔ TRUYỀN