Người Việt Odessa
Mục hỏi đáp

Sự tích và Lễ Đản sinh Ngọc Hoàng Thượng Đế

Thứ năm, 06/02/2014 | 22:24

Hỏi: Xem hình ảnh đón Tết Xuân Giáp Ngọ của bà con cộng đồng người Việt tại Odessa, tôi thấy nhiều gia đình treo tranh Ngọc Hoàng Thượng Đế. Xin hỏi sự tích và Lễ Đản sinh Ngài?

(Tranh bộ: Ngọc Hoàng Thượng Đế và cơ chế Thiên, Địa, Nhân của họa sĩ Trịnh Yên)

Trả lời:

Trong tín ngưỡng chung của các dân tộc sống ở châu Á thì truyền thuyết về Ngọc Hoàng Thượng Đế hầu như giống nhau về điển tích và dị bản đều căn cứ vào sự tích nhân thần tạo dựng, tức nhân vật tu hiển Thánh ở đẳng cấp Ngọc Hoàng là người từng có mặt nhiều kiếp ở trần gian, thành tích tu của Ngài là “đắc đạo tôn sinh đến đỉnh thừa thánh chúng”, cao hơn các bậc thánh cao cấp nhất.

Từ trước thời Hùng Vương đã thờ vị Thần Trời là cấp cao nhất, người ta chỉ biết « dựa vào trời » để kiếm sống và cầu may, có câu chuyện của những người khổ quá thường « kêu trời hoặc trách trời » là như vậy. Thời Lý Nam Đế (503 – 548) đã xuất hiện những đàn lễ cúng Ngọc Hoàng ngoài trời để cầu mưa thuận, gió hòa, mùa màng tốt tươi cho nhân dân, đời Lý, Trần càng xuất hiện các đàn tế Trời Đất được gọi là Đàn Nam Giao, chủ yếu cầu đến Ngọc Hoàng là chính, cùng các vị thần linh 3 cõi Trời, Đất và Người phù độ cho muôn sinh hưởng lạc thái bình, mùa màng tốt tươi, vận may cho đất nước. Đến đời Lê Trung Hưng ở VN có nhiều ảnh hưởng tư tưởng Tam giáo đồng nguyên - Ba tôn giáo Phật, Lão, Nho cùng chung một gốc thờ được phát triển. Theo các phân bồ từ thời Lê có quy hoạch di tích "Tiền Phật hậu Thánh" - trước thờ Phật, sau thờ Thánh là quy định của "Tam giáo đồng nguyên". Có nhiều nơi đã sáp nhập các pho tượng Ngọc Hoàng hoặc Đế Thiên Đế Thích – cũng là Ngọc Hoàng theo cách gọi khác - cùng ngự nơi Tam Bảo, do vậy mà cùng cai quản thế giới tâm linh của người Việt ta.

Ngày mùng chín tháng giêng âm lịch là ngày “Đản sinh” của Ngọc Đế (Thiên Công Sinh). Tháng giêng là tháng khởi đầu của năm, chủ của bốn mùa, cây cối nhờ vào khí thủy mà từ đó sinh sôi nẩy nở thêm ra. Số “chín” là con số “lớn nhất” của các số, đại biểu cho ý nghĩa “cực đại, cực đa, cực cao”. Cho nên, người ta lấy con số “chín đầu tiên” (thượng cửu) của năm (9 tháng 1) làm ngày sinh của NGỌC HOÀNG ĐẠI ĐẾ là do ý đó.

Nhà thơ Vũ Xuân Hàm đánh giá: Với tác phẩm của họa sĩ Trịnh Yên vẽ Ngọc Hoàng theo “linh ứng” ở thế kỉ này (21) thì căn theo “Cửu Trùng Thiên” – chin tần trời do 6 vị vua cai quản là: Thiên Hoàng (Ngọc Hoàng), tay cầm thư lệnh, tay kia cầm mặt trời tỏa sáng, chiếu thẳng vào vô minh để cảm hóa tri thức thiện của con người (trực tiếp), xung quanh Ngài vẫn đủ các bộ máy tướng, quan, hoàng hậu, nữ hầu và tiên thiên…cùng 5 vua nữa là Địa Hoàng (chủ về Đất); Nhân Hoàng (chủ về sinh, diệt ở con người; Thần Nông (chủ về sản xuất, canh tác); Phục Hy (chủ về Kinh Dịch, bói toán); và Hiên Viên (chủ về chế tạo các vật dụng dành cho con người). Các nghiên cứu còn cho thấy trong các bài văn tế ở các đàn Nam Giao xưa (Việt Nam tế Trời) có nội dung không chỉ cầu Trời ban cho “gió thuận mưa hòa”, "Quốc thái dân an", mà còn cầu các ông vua phụ trách các việc trên ban cho vua, quan, dân các tài lộc, trí tuệ để duy trì hòa bình và phát triển đất nước…


Đại sứ quán Việt nam tại Ucraina
Hàng Khô Việt Nam
Khai trương quán ăn Việt - Old Street
 

UnTeks Group

Dệt Kim Unteksgroup

PHÒNG CHẨN TRỊ Y HỌC CỔ TRUYỀN