Người Việt Odessa
Mục hỏi đáp

Odessa – Thành phố anh hùng

Chủ nhật, 01/09/2013 | 12:05
Những người Việt đang sống ở thành phố Odessa đều hướng tâm tư tình cảm của mình chào đón hai sự kiện thiêng liêng đối với ngày 2/9 hằng năm. Đó chính là ngày Quốc khánh nước Việt Nam, đồng thời cũng là ngày khai sinh thành phố Odessa lần thứ 219. Đây là sự trùng lặp ngẫu nhiên chỉ có người Việt Nam cùng nhân dân TP Odessa mới chi

Khi nữ hoàng Ekaterina đệ nhị lên ngôi, biên giới phía Nam của nước Nga vẫn còn nằm trong lục địa và thường xuyên bị người Tác - ta và Thổ Nhĩ Kỳ tấn công. Nữ hoàng hiểu rằng cần phải đẩy lùi biên giới phía Nam đến tận bờ Biển Đen để đảm bảo an toàn. Hơn nữa, vùng đất đai phì nhiêu ven bờ biển rất hấp dẫn đối với các nhà quý tộc và thương nhân Nga. Tất cả những nguyên nhân trên đã dẫn đến chiến tranh Nga - Thổ. Dưới sự lãnh đạo của các tướng tài như Rumjaltsev P.A, suvorov A.V, quân đội Nga đã giành chiến thắng. Kết quả là nước Nga đã mở rộng biên giới đến tận bờ Biển Đen, đồng thời sát nhập bán đảo Crưm và miền đất phía Nam Ukraine vào lãnh thổ của mình. Lịch sử xây dựng thành phố Odessa cũng bắt đầu từ đó.

Odessa – Thành phố anh hùng

Nữ hoàng Ekaterina đệ nhị.


Từ xưa, Odessa đã là một trung tâm thương mại buôn bán lớn. Vào thời điểm chiến tranh Nga – Thổ, lần thứ hai ở đây có pháo đài Khadgibei và một làng Tác-ta nhỏ cùng với dân tứ xứ. Sau khi chiếm được Otrakov, công tước Pochomkin G. (một cận thần rất được Ekaterina sủng ái) giao việc chiếm Khadgibei cho tướng De Ribas đến nước Nga và phục vụ trong hạm đội. Ít lâu sau, ông trở thành sĩ quan dưới sự chỉ huy của công tước Pochomkin. Người cùng thời đã đánh giá De Ribas như sau: “Đó là một người lính không biết đến sợ hãi, một nhà ngoại giao hết sức khôn khéo…”. Và lần này De Ribas đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Ngày 14/9/1789 pháo đài Khadgibei đã được chinh phục.

Odessa – Thành phố anh hùng

Iosif De-Ribas

 

Lúc bấy giờ Nữ hoàng Ekaterina II thấy rõ sự cần thiết phải xây dựng một cảng quân sự thương mại ở Biển Đen. Nhiều quan chức và nhất là phó thủy sư đô đốc Mordvinov vì nhiều lí do cá nhân đề nghị lập cảng ở Otrakov. Nhưng De Ribas đã tham dự chiến tranh và biết rõ mọi nhược điểm của Otrakov đã chỉ rõ những ưu thế nếu xây dựng cảng ở Khadgibei, vì ở đây không cần xây các kênh biển, mực nước ở đây khá sâu và tàu bè có thể đi lại quanh năm.

 

Nhờ tài ngoại giao cùng các quan hệ của mình, De Ribas đã thuyết phục được nữ hoàng và ngày 25/05/1794 Ekaterina II ra sắc lệnh phong De Ribas làm người xây dựng thành phố mới. Dưới sự lãnh đạo của De Ribas và De Volan ngày 22/08/1794 (tức ngày 02/09/1794 theo lịch mới) cảng được bắt đầu xây dựng. Dân chúng khắp nơi đến đây nhận đất đai sinh sống. Từ đó trở đi, ngày 02/09 trở thành ngày kỷ niệm thành lập của thành phố Odessa. Khi đó, thành phố vẫn mang tên là Khadgibei, còn trước nữa thì thành phố có những cáỉ tên như Côtrubei, Catribei, Gadgibei. Đến tháng 01/1795 thành phố mới nhận tên mớỉ là Odessa. Tại sao lại có tên gọi này? Khó mà nói được chính xác.

Theo một truyền thuyết, vào tháng 01/1795 tại buổi dạ hội cung đình, ai đó đã để nghị nữ hoàng Ekaterina đặt tên mới cho Khadgibei. Có người nhớ rằng gần Khadgibei ngày xưa có tồn tại một làng Hi lạp có tên gọi là Odessos hoặc Odissos theo tên của anh hùng cuộc chiến tranh thành Tơroa bất hủ Odissey. Nữ hoàng bèn nói: "Hãy để cho Khadgibei mang cái tên cổ Hi lạp này, nhưng sẽ là tên phái nữ. Chúng ta sẽ gọi bằng một cái tên ngắn gọn và rõ ràng hơn - Odessa".

Thật ra thì làng Odessos là ở gần thành phố Varna của Bungary bây giờ. Nhưng dù thế nào chăng nữa thì trong một sắc lệnh của triều đình tháng 1/1795 tên gọi Odessa đã được nhắc đến. Nhờ có vị trí thuận lợi và sự chú ý của triểu đình, Odessa– thành phố non trẻ đã phát triển nhanh chóng. Đến cuối năm 1796 thành phố đã có cơ sở đầy đủ: cảng, nhà thờ, hạ nghị viện, bưu điện, hải quan, sở giao dịch, trạm kiểm dịch và sở kiểm duyệt.

Sau khi De Ribas qua đời đột ngột, quận công Derishelieu được phong làm thị trưởng đầu tiên của thành phố. Nhờ có chế độ Porto-Franco (trong thành phố được phép lưu trữ và bán hàng ngoại nhập miễn phí). Cảng Odessa phát triển rất mạnh. Đến tận cuối thế kỉ 19 không có đối thủ cân sức ở Biển Đen và biển Azov. Năm 1812 đã đi vào lịch sử thành phố như một năm bất hạnh nhất. Dịch hạch hoành hành trong thành phố, trong vòng có mấy ngày đã cướp đi gần 4000 mạng người (khoảng 20% dân số lúc bấy giờ). Ngày 22/11/1812, thành phố chuyển sang chế độ cách li hoàn toàn. Dân chúng không ra khỏi nhà, tất cả các công sở đều ngừng hoạt động. Các thanh tra đặc biệt đi thăm các nhà dân và phân phát khẩu phần lương thực ít ỏi. Ngoài họ ra, trên đường phố, còn có thể thấy một vài bác sĩ của thành phố. Hầu như tất cả đều qua đời trong những ngày ấy. Chứng tích đau buồn vể trận dịch khủng khiếp là ngọn đổi Trumka trên nghĩa địa chôn cất những nạn nhân của trận dịch hạch đó.

Odessa – Thành phố anh hùng

Quận công De-Rishelieu

 

Trong những ngày tháng đầu tiên đó, Odessa là một thành phố khá xập xệ, các đường phố chưa được lát đá, cứ hè đến lại bị phủ một lớp bụi dầy. Mỗi cơn gió nhẹ thổi đến là cả thành phố lại chìm trong cơn bão bụi. Đầu xuân thì nước mưa và tuyết tan làm thành phố bẩn đến nỗi hàng tuần liền dân chúng không dám ra đường. Thành phố luôn thiếu nước ngọt. Đại đa số dân chúng, kể cả số đông thương gia giàu có đều bị mù chữ…

 

Tuy nhiên vào năm 1809, thành phố đã khánh thành nhà hát Opera. Từ tháng 7/1824 đến tháng 8/1828 nhà thơ vĩ đại Puskin đã sống tại Odessa và để lại đây bao vần thơ bất hủ. Thành phố nhanh chóng chiếm vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế chính trị của đế quốc Nga. Từ năm 1847, Odessa đã đứng đầu Châu Âu vể xuất khẩu bánh mì. Năm 1859, chế độ Porto - Pranco bị bãi bỏ nhưng Odessa vẫn giữ được vai trò cảng lớn nhất Biển Đen và là một trong những trung tâm kinh tế thương mại lớn, đáng chú ý là công nghiệp cũng phát triển mạnh mặc dù có phần nào kém hơn so với ngạch buôn bán. Những năm 1830-1850, thành phố trở lên to đẹp hơn. Trong những năm đó ở Odessa xây dựng nhiều tòa nhà đẹp, đại lộ bờ biển (Primorski Bulva), cung điện Vorontsov, nhà hạ nghị viện, đài kỉ niệm Rishelieu, bậc thang Pochomkin, ở trung tâm thành phố, đường xá được đèn dầu thắp sáng, người ta bắt đầu làm xanh thành phố. Nhưng nước ngọt vẫn là điểm yếu. Nước ngọt được chở từ xa đến. Trong những năm này nhiều nhà khoa học và nghệ sĩ lớn đã đến làm việc và sống tại Odessa: N. Pirogov, D. Medeleev, N. Gogol, M. Serkin, A. Otrovsky…

Odessa – Thành phố anh hùng

Tượng đài A.C Pushkin trên đường Primorskii Bulvar.

 

Odessa – Thành phố anh hùng

 

Nhà hát Opera Odessa

 

Vào năm 1865, đường xe lửa được xây dựng nối Odessa với những trung tâm kinh tế lớn, Odessa trở thành trung tâm xuất khẩu lớn thứ hai của Nga sau thành phố Peterburg. Thành phố tiếp tục phát triển công nghệ thực phẩm, chế biến kim loại, xây dựng công nghiệp nhẹ. Năm 1879, hoàn thành đường ống cung cấp nước cho thành phố từ sông Đnhepr. Từ nửa sau thế kỉ 19, Odessa dần dần trở thành trung tâm nghỉ mát. Số lượng các trường học tăng lên, năm 1865 khánh thành trường Đại học tổng hợp với các giáo sư tên tuổi Mechnhikov I, Sojtenov, Kovalevski A, Umov N…

 

Cùng với các trung tâm công nghiệp lớn của nước Nga, cơ sở cách mạng ở đây ngày càng được lan rộng. Năm 1905, ủy ban Bolshevik Odessa lần 5 do Lenkin làm trưởng đoàn đi dự Đại hội 3 của Đảng cộng sản Nga. Đó là những năm mà đời sống chính trị ở Odessa hết sức sôi nổi. Đầu tiên là các thế lực phản động làm mưa làm gió ở đây cũng như khắp nước Nga. Rồi sau đó là cuộc khởi nghĩa trên chiến hạm Potemkin đã làm thay đổi hẳn cuộc sống của thành phố. Cuộc khởi nghĩa này đã được đạo diễn nổi tiếng S. Eizenstein ghi lại trong bộ phim bất hủ: "Chiến hạm Pochomkin”. Và chính bộ phim này đã đặt tên cho bậc thang chính từ cảng lên thành phố - bậc thang Pochomkin. Thất bại của cuộc khởi nghĩa kéo theo những cuộc khủng bố tàn sát khắp Odessa. Vào tháng 12/1905 đã nổ ra khởi nghĩa vũ trang ở Odessa, hưởng ứng cuộc cách mạng dân chủ tư Sản Nga lần thứ I. Sau có tổ chức khủng bố " Trăm đen" làm mưa làm gió trong thành phố Các quan lại của thành phố chỉ nghĩ đến việc nhận hối lộ và tham nhũng. Đời sống kinh tế Odessa rơi vào giai đoạn suy thoái. Nhưng trong tình hình đó các tổ chức cộng sản tiếp tục phát triển, các phong trào bãi công, đình công lan rộng. Khoa học trong thành phố cũng bị sa sút, sốlượng sinh viên giảm đi, về đời sống văn hoá thì các văn nghệ sĩ vẫn tiếp tục Iưu ý đến Odessa: I. Bunhin, A. Kuprin, G. Pirogov., M. Dalski., 17. Shaliapin., L. Sobinov., K. Kostandi, nhà hát nghệ thuật Moscow...

Odessa – Thành phố anh hùng

Lập rào chắn trên đường phố, tháng 12 - 1905

 

Odessa – Thành phố anh hùng

 

Bậc thang pochemkin trong ngày diễn ra khởi nghĩa

 

Khi chiến tranh thế giới thứ I nổ ra (tháng 7/1914) thì hoạt động của cảng Odessa bị ngừng lại, công nghiệp của thành phố lập tức bị giảm sút, công nhân bị mất việc, đời sống của các tầng lớp lao động gặp nhiều khó khăn, giá cả đắt đỏ, vấn đề thiếu nhà ở trở nên rất nghiêm trọng. Tất cả những điều đó báo động một sự chuyển biến xã hội lớn. Và biến động đó đã xảy ra, năm 1917 đã đi vào lịch sử thế giới cùng với cuộc cách mạng vô sản tháng 10 Nga. Còn ở thành phố Odessa thì khởi nghĩa vũ trang diễn ra ngày 14-01-1918 và đến ngày 17/01 thì giành được thắng lợi. Nhưng chẳng bao lâu, sau khi các nước Châu Âu can thiệp vũ trang thì quân Đức, Áo, Hung chiếm thành phố lại khủng bố và đấu tranh. Ngày 25-4-1919, một đội tàu chiến Pháp được lệnh tấn công vào thành phố, Bác Tôn Đức Thắng lúc đó là thủy thủ trên tàu chiến của Pháp đã kéo cờ phản chiến, cứu Odessa khỏi bị tàn phá. Ngày 07/02/1920, chính quyền Xô Viết được lập lại và và cả thành phố lại bắt tay vào khôi phục lại nền kinh tế và để ghi nhớ công lao to lớn của nhà cách mạng vĩ đại Việt Nam, một đường phố nằm cạnh cảng Odessa đã vinh dự được mang tên bác Tôn Đức Thắng. Đến năm 1925, thành phố được phục hồi mở thêm nhiều trường học, vườn trẻ, mở thêm các trường Đại học: Y, Bách khoa, Kinh tế, Thư viện, Bảo tàng, sửa lại nhà hát Opera, khánh thành xưởng phim Odessa. Trong thời gian này nhiều nhà văn trẻ nổi tiếng đã sống và làm việc tại Odessa như: E. Bagrisky, V. Kataev, I. Babel, K. Paustovsky, I. Lif, E. Petrov... Từ năm 1926 trở đi là công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, trong thành phố đã xây dựng thêm nhiều bệnh viện, trạm điện, công viên, khánh thành trường Đại học Thực Phẩm, Sư Phạm.

 

Cuộc Sống thanh bình bị gián đoạn bởi chiến tranh thế gíới thứ II. Ngày 08/08/1941 bắt đầu cuộc chiến tranh phòng thủ Odessa kéo dài 69 ngày. Những ngày đó công nhân làm việc 12giờ/ngày, mọi hoạt động công cộng vẫn tiếp diễn mặc dù xung quanh thành phố là những trận chiến đấu ác liệt cùng với các chiến công của: Ya Osipov, N. Onilovna, L. Pauliuchenco và hàng trăm ngàn anh hùng vô danh khác. Tháng 10/1941, bọn phát xít chiếm được thành phố và bắt đầu khủng bố. Cảng không làm việc, đại đa số các nhà máy và trường học bị đóng cửa, nhưng chiến tranh du kích trong lòng thành phố vẫn tiếp tục, họ dùng những địa đạo nổỉ tiếng của Odessa làm căn cứ. Trong thời gian thành phố bị bao vây, bọn phát xít chiếm trạm cung cấp nước cho Odessa ở Belaievka và trong thành phố mỗi người chỉ được nhận nửa xô nước trong ngày, nhưng các chiến sĩ du kích đă lợi dụng lúc lính Đức đổi gác đă chiếm lấy trạm bơm và họ đã anh dũng hi sinh để dành lại nguồn nước cho thành phố. Đó cũng là nội dung của bộ phim "Khát" nổi tiếng của xưởng phim Odessa.

Odessa – Thành phố anh hùng

Thành phố bị tàn phá trong những ngày quân Đức chiếm đóng

 

Odessa – Thành phố anh hùng

 

Địa đạo dưới lòng đất, nơi quân du kích trú ẩn

 

Ngày 10/04/1944, các chiến sĩ Xô Viết dưới sự chỉ huy của tướng Malinovxky (sau là nguyên soái) đã giải phóng Odessa. Sau chiến tranh, Odessa trở thành trung tâm cảng, công nghiệp lớn. Ngày 01/05/1945 Odessa được vinh dự nhận danh hiệu "Thành phố anh hùng". Năm 1952, xây dựng ga mới. Năm 1956, bắt đầu cung cấp nước nóng cho các nhà dân, bắt đầu sử dụng xe điện bánh hơi, sửa chữa và chiếu sáng thành phố, khánh thành trường lái tàu, trường Thuỷ Văn, nhà hát nhạc hài kịch... Odessa vẫn tiếp tục cung cấp cho thế giới những nhà khoa học tài năng: A. Bogatưl, V. Vorobiev, N. Gamallia, P. Garkavuwi, S. Coro1ia..., và các văn nghệ sĩ nổi tiếng như M. Jvanetsky, R. Zelenava, M. Demina, L. Sirina, L. Shemchuc...

 

Odessa – Thành phố anh hùng

Xe "cần giật" trolley bus đầu tiên của Odessa

 

Trải qua bao thăng trầm trong lịch sử xây dựng và bảo vệ thành phố, nhân dân Odessa hoàn toàn có thể tự hào với lịch sử oai hùng của thành phố quê hương với những con người đã sinh ra và lớn lên nơi đây, những người con tài giỏi của thành phố đã tô điểm cho bầu trời văn hoá nghệ thuật và khoa học của nhân loại.

 

Và cái tên Odessa cũng đã trở nên thân thuộc với mỗi người Việt Nam. Nhiều sinh viên Việt Nam được đào tạo tại các trường đại học Odessa hiện nay đang tích cực cống hiến phục vụ đất nước. Quân khu Odessa là một trong những điểm mà trong những năm chống Mỹ cứu nước đã gửi nhiều vũ khí và cử chuyên gia cố vấn sang giúp đỡ chí tình nhân dân Việt Nam. Trong thời kì khôi phục và xây dựng lại đất nước, qua bến cảng Odessa, nhiều chuyến hàng đã được chuyển đến Việt Nam. Cái tên Odessa còn gắn liền với cố Chủ Tịch Tôn Đức Thắng (1888-1980), người Việt đầu tiên đặt chân đến Odessa và đã có nhiều đóng góp to lớn trong việc bảo vệ thành phố và chính quyến Xô Viết thời non trẻ.

Trong thời Liên Xô, rất nhiều sinh viên Việt Nam được học tập và đào tạo tại các trường đại học Odessa từ những năm 1950 đến nay. Năm 1988, theo Hiệp định hợp tác lao động giữa Việt Nam và Liên xô, gần 400 công nhân Việt Nam phần lớn là những anh chị em phục vụ trong quân đội sang làm việc tại nhà máy giày da tại Odessa. Sau khi Liên Xô tan rã, nhà máy phá hợp đồng, nhiều anh chị em công nhân Việt Nam và những sinh viên sau khi tốt nghiệp muốn ở lại làm ăn kinh tế giúp gia đình nhưng do cộng đổng lúc đó không có một tổ chức nào nên nhiều băng đảng đã nổi lên và trấn cướp người Việt. Còn Chính quyền bạn kiểm tra và bắt bớ thường xuyên. Trong hoàn cảnh đó, được sự chỉ đạo của Đại Sứ quán Việt Nam tại Ukraine và nhằm đáp ứng nguyện vọng của phần lớn anh chị em Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Odessa, Hội đồng hương Việt Nam thành phố Odessa đã được thành lập vào ngày 07-07-1994. Ban chấp hành lâm thời của Hội lúc đó có 5 người (Nguyễn Văn Khanh, Vũ Đức Trường, Nguyễn Văn Hùng, Phạm Lê Hòa, Trương Văn Hùng) do bác sĩ Nguyễn Văn Khanh làm chủ tịch. Dưới sự chỉ đạo thường xuyên và kịp thời của Đại Sứ quán và bằng những công việc cụ thể, Hội được đông đảo anh chị em trong cộng đồng ủng hộ và tự nguyện viết đơn xin gia nhập. Khó khăn lớn nhất của Hội bấy giờ là cơ sở pháp lý để người Việt Nam được ở lại làm ăn, cũng chính vì thế mà anh chị em người Việt không đầu tư lâu dài, chủ yếu làm các dịch vụ hơn đi bán hàng. Sau nhiều lần đấu tranh và sau khi xin ý kiến của Quốc Hội và Hội đồng bộ trưởng Ukraine, tỉnh trưởng Odessa đã kí quyết định vể việc gia hạn hộ khẩu và tạo công ăn việc làm cho người Việt Nam tại Odessa từ năm 1998. Năm 2002, Luật định cư ra đời. Nhiều bà con cộng đồng đã nhận được thẻ định cư và hộ chiếu Ukraine. Đó là cơ sở pháp lý giúp người Việt Nam yên tâm ổn định cuộc sống lâu dài. Sau khi nhận được thẻ định cư và hộ chiếu Ukraine, nhiều anh chị em đã chuyển sang làm hàng nhưng gặp khó khăn khi đi lại qua biên giới. Sau khi xin ý kiến chỉ đạo của Đại sứ quán, Hội đã kiên quyết đấu tranh với lãnh đạo biên phòng miền nam Odessa buộc họ phải cho ba công dân Việt Nam bị trục xuất quay trở lại Odessa. Sau đó việc đi lại của bà con cộng đồng trở nên bình thường.

Odessa – Thành phố anh hùng

Buổi lễ khánh thành làng Sen, ngôi làng đầu tiên của người Việt tại Tp.Odessa

 

Odessa – Thành phố anh hùng

 

Mời các ca sĩ nổi tiếng Việt Nam sang biểu diễn phục vụ đời sống tinh thần của bà con trong cộng đồng

 

Odessa – Thành phố anh hùng

 

Odessa – Thành phố anh hùng

Odessa – Thành phố anh hùng

Năm 2003 cộng đồng người Việt Nam tại Odessa được kết nạp vào Hội các dân tộc ít người tỉnh Odessa. Từ đây cộng đồng người Việt Nam tỉnh Odessa có quyền bình đẳng như 53 cộng đồng các dân tộc khác sinh sống tại tỉnh Odessa.

Năm 2004, học tập mô hình Làng Thời Đại của cộng đồng người Việt Nam tỉnh Kharkov, BCH Hội đồng hương người Việt Nam tại Odessa xuống Kharkov khảo sát, học tập kinh nghiệm và áp dụng mô hình này tại Odessa. Được xây dựng từ năm 2005 đến năm 2009, Làng Sen 1 tại Odessa đã được đưa vào sử dụng với 128 căn hộ. Từ năm 2011 đến năm 2013, Làng Sen 2 gồm 148 căn hộ cũng đã hoàn thành và đưa vào sử dụng. Làng Sen hiện nay là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của cộng đồng người Việt Nam tại tỉnh Odessa.

Năm 2004, Hội đồng hương Việt Nam tỉnh Odessa đổi tên thành Hội người Việt Nam tỉnh Odessa. Hiện nay cộng đồng người Việt Nam tại Odessa có khoảng gần ba ngàn người. Hội người Việt Nam tỉnh Odessa là tổ chức xã hội duy nhất và hợp pháp của cộng đồng người Việt Nam tỉnh Odessa.

Để đáp ứng với nhu cầu, nguyện vọng của bà con cũng như để đáp ứng với các nhiệm vụ đề ra, Hội người Việt Nam tỉnh Odessa nhất trí thành lập các tổ chức xã hội khác trực thuộc Hội người Việt Nam tỉnh Odessa. Trong đó: tổ chức Đoàn thanh niên được thành lập ngay sau khi thành lập Hội đồng hương Việt Nam tỉnh Odessa, Hội doanh nhân Odessa thành lập 2005, Hội phụ nữ thành lập 2009.

Từ ngày thành lập đến nay, Hội người Việt Nam tỉnh Odessa theo quy luật phát triển cũng có những giai đoạn thăng trầm. Nhưng ở bất cứ giai đoạn nào Hội luôn là mái nhà chung của mọi người, trong đó BCH Hội và bà con cộng đồng luôn phấn đấu cho sự đoàn kết, đấu tranh bảo vệ lẽ phải và xây dựng một cộng đồng trong sạch,vững mạnh, tham gia đều đặn các hoạt động từ thiện hướng về quê hương đất nước.

Một số đơn vị và cá nhân tiêu biểu của cộng đồng: Ông Nguyễn Văn Khanh – chủ tịch Hội đầu tiên của Hội người Việt Nam tỉnh Odessa nay là Chủ tịch danh dự của Hội, phó chủ tịch Hội người Việt Nam toàn Ukraina, bác sĩ công huân Ukraine, cháu Dương Minh Trang nhận được học bổng của Tổng thống Ukraine, cháuTrương Mai Nhật Linh hay còn gọi là Linda Trương – sinh ra và lớn lên tại Odessa, và hiện là sinh viên năm nhất trường Đại học Tổng hợp Odessa, tham gia giải vô địch thế giới môn thể dục nghệ thuật trong sắc áo đội tuyển Việt Nam được tổ chức tại thủ đô Kiev ngày 28/8-30/8/2013. Các đơn vị: Công ty Kicotrans, công ty HDH, công ty Hòa phát (Chi nhánh tại Ukraina)…

Từ một cộng đồng chỉ có khoảng 500-600 người với hai bàn tay trắng, nay cộng đồng người Việt tại Odessa đã có trên 2000 người và một cơ ngơi rất đáng tự hào: Làng Sen và các cụm dân cư Sorsa, khu vực Lvov, khu kva 1 và khu kva 2. Phần lớn bà con cộng đồng đã có nhà ở, phương tiện đi lại, công việc kinh doanh đã đem lại cho mọi người thu nhập, con cái có điều kiện học hành và đóng góp ngân sách cho địa phương. Thế hệ thứ hai của cộng đồng đang dần trưởng thành, tích cực học tập, lao động để hòa nhập với cuộc sống trên quê hương thứ hai đồng thời tham gia tích cực vào các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, các hoạt động từ thiện để giữ gìn các giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc.

Xin giới thiệu với bạn đọc một số hình ảnh hoạt động của cộng đồng người Việt Nam tại thành phố Odessa trong những ngày này và hình ảnh thành phố Odessa ngày nay.

Odessa – Thành phố anh hùng

Trao giấy khen và phần thưởng cho các cháu đạt thành tích học tập tốt

 

Odessa – Thành phố anh hùng

 

Tổ chức buổi mít tinh kỉ niệm cách mạng tháng 8 và quốc khánh 2-9

 

Odessa – Thành phố anh hùng

 

Tổ chức giải bóng đá cộng đồng 2013

 

Odessa – Thành phố anh hùng

 

Tham gia triển lãm hoa kỉ niệm ngày thành lập thành phố Odessa

 

Odessa – Thành phố anh hùng

 

Tái hiện chùa Một Cột, mang văn hóa Việt đến với nước bạn.

 

Odessa – Thành phố anh hùng

 

Odessa – Thành phố anh hùng

 

Odessa – Thành phố anh hùng

Odessa – Thành phố anh hùng

Odessa – Thành phố anh hùng

Odessa – Thành phố anh hùng

 

Odessa – Thành phố anh hùng

Odessa – Thành phố anh hùng

Odessa – Thành phố anh hùng

 

Odessa – Thành phố anh hùng

Odessa – Thành phố anh hùng

Odessa – Thành phố anh hùng

Odessa – Thành phố anh hùng

Odessa – Thành phố anh hùng

Odessa – Thành phố anh hùng

Odessa – Thành phố anh hùng

Odessa – Thành phố anh hùng

Odessa – Thành phố anh hùng

Odessa – Thành phố anh hùng


Odessa – Thành phố anh hùng
Odessa – Thành phố anh hùng
Odessa – Thành phố anh hùng
Odessa – Thành phố anh hùng

Odessa – Thành phố anh hùng
Odessa – Thành phố anh hùng
Odessa – Thành phố anh hùng
Odessa – Thành phố anh hùng
Odessa – Thành phố anh hùng

Odessa – Thành phố anh hùng

Odessa – Thành phố anh hùng

Odessa – Thành phố anh hùng

Odessa – Thành phố anh hùng

Odessa – Thành phố anh hùng

Odessa – Thành phố anh hùng

Odessa – Thành phố anh hùng

Odessa – Thành phố anh hùng

Odessa – Thành phố anh hùng

Odessa – Thành phố anh hùng

Odessa – Thành phố anh hùng

Odessa – Thành phố anh hùng

Odessa – Thành phố anh hùng

Odessa – Thành phố anh hùng

Odessa – Thành phố anh hùng

Odessa – Thành phố anh hùng

Odessa – Thành phố anh hùng

Odessa – Thành phố anh hùng

Odessa – Thành phố anh hùng

Odessa – Thành phố anh hùng

Odessa – Thành phố anh hùng

Odessa – Thành phố anh hùng

Odessa – Thành phố anh hùng

Odessa – Thành phố anh hùng

Odessa – Thành phố anh hùng

Odessa – Thành phố anh hùng

Odessa – Thành phố anh hùng

Odessa – Thành phố anh hùng

Odessa – Thành phố anh hùng


                                                                                     Làng sen-Odessa, 8-2013 Nguyễn Văn Hùng


Đại sứ quán Việt nam tại Ucraina
Hàng Khô Việt Nam
Khai trương quán ăn Việt - Old Street
 

UnTeks Group

Dệt Kim Unteksgroup

PHÒNG CHẨN TRỊ Y HỌC CỔ TRUYỀN