Người Việt Odessa
Kinh doanh

Xây dựng thương hiệu từ con số 0 chỉ với 7 bước đơn giản

Thứ bảy, 13/06/2020 | 03:24
Xác định khẩu hiệu, thể hiện cá tính riêng nhất quán, nghiên cứu đối tượng mục tiêu và đối thủ cạnh tranh là những bước mà mọi người nên thực hiện để xây dựng thương hiệu.

Làm thương hiệu (branding) là gì? Chúng ta có hàng tá định nghĩa hoa mĩ cho câu hỏi này nhưng trên thực tế, đó chỉ là cách bạn kết nối những thứ mà bạn đang bán với nhóm khách hàng bạn đang cố gắng tiếp cận.

Dù bạn đang ấp ủ một ý tưởng kinh doanh hay muốn cải thiện và mở rộng thương hiệu hiện có thì 7 bước xây dựng thương hiệu dưới đây chắc chắn sẽ đem lại cho bạn một khái niệm rõ ràng, đơn giản và hiệu quả nhất về những gì cần làm.

  1. Nghiên cứu đối tượng mục tiêu và đối thủ cạnh tranh

Trước khi đưa ra bất kì quyết định nào về thương hiệu, bạn cần hiểu rõ thị trường hiện tại, nghĩa là khách hàng tiềm năng và đối thủ cạnh tranh là ai. Chúng ta có rất nhiều cách để làm điều này như:

- Tìm trên Google các sản phẩm hoặc dịch vụ bạn đang cung cấp và phân tích các đối thủ cạnh tranh trực tiếp hay gián tiếp xuất hiện.

- Kiểm tra mọi nguồn thông tin bạn có liên quan đến khách hàng và nghiên cứu các cuộc trao đổi công khai trên mạng xã hội về sản phẩm.

- Trao đổi với những người thuộc nhóm khách hàng mục tiêu để biết thương hiệu mà họ yêu thích.

- Quan sát các trang mạng xã hội có liên quan hoặc các trang mà đối tượng mục tiêu của bạn theo dõi và dễ tiếp nhận.

- Trực tiếp mua hàng để cảm nhận về quá trình người tiêu dùng tìm và mua sản phẩm.

  1. Thể hiện cá tính riêng nhất quán

Làm thương hiệu có thể là tất cả những gì các startup cần làm, đặc biệt ở giai đoạn khởi đầu. Điều quan trọng là bạn phải tập trung thể hiện được cá tính lớn nhất của doanh nghiệp và lấy điều đó làm định hướng cho tất cả các hoạt động của thương hiệu trong ngắn hạn và dài hạn.

Dưới đây là một số câu hỏi để định hướng thương hiệu cũng như giúp bạn suy nghĩ về trọng tâm và cách thể hiện thương hiệu cho riêng bạn.

- Tuyên bố định vị thương hiệu của bạn là gì?

- Bạn sẽ mô tả thương hiệu của mình bằng những cụm từ, tính từ nào?

- Những ẩn dụ hay khái niệm mô tả chính xác nhất thương hiệu của bạn là gì?

  1. Chọn tên doanh nghiệp

Tên thương hiệu cần bao gồm những gì? Tùy thuộc vào loại hình kinh doanh, bạn có thể lựa chọn các cách đặt tên và điều này vô cùng quan trọng.

Như chúng ta đều biết, một thương hiệu không chỉ là cái tên. Đặc thù, hành động và danh tiếng của thương hiệu thực sự là những gì mang lại ý nghĩa cho một tên gọi trên thị trường. Hãy thử một hoặc kết hợp 2-3 phương pháp sau:

- Tạo một từ mới như Pepsi.

- Chuyển hướng một từ không liên quan như tập đoàn Apple bán thiết bị công nghệ

- Sử dụng một từ gợi ý hoặc ẩn dụ như Buffer.

- Mô tả theo nghĩa đen (cách này khá dễ bị sao chép), như The Shoes Company

- Thay đổi một từ bằng cách xóa hay thêm chữ cái, sử dụng các hậu tố tiếng Latin như Tumblr (Tumbler) hoặc Activia.

- Tạo một từ viết tắt từ tên gọi đầy đủ như HBO (Home Box Office).

- Kết hợp hai từ: Pinterest (Pin + Interest) hoặc Snapple (snappy + apple)

  1. Xác định slogan (khẩu hiệu)

Một khẩu hiệu hấp dẫn là một tài sản thương hiệu quan trọng. Cụm từ có thể mô tả ngắn gọn và chính xác thương hiệu của bạn có thể được sử dụng trên mọi mạng xã hội, tiêu đề trang web, danh thiếp hay bất cứ nơi nào khác mà bạn muốn gây ảnh hưởng.

Hãy nhớ rằng khẩu hiệu hoàn toàn có thể thay đổi theo thời gian, khi bạn tìm thấy những góc độ tiếp thị mới. Pepsi đã có hơn 30 khẩu hiệu trong vài thập kỉ qua. Khẩu hiệu tốt nhất nên ngắn gọn, hấp dẫn và tạo được ấn tượng mạnh mẽ.

  1. Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu (màu sắc và phông chữ)

Bộ nhận diện thương hiệu bao gồm màu sắc và phông chữ. 

Trước hết, màu sắc không chỉ xác định diện mạo thương hiệu mà còn truyền tải cảm xúc và thông điệp bạn muốn gửi tới khách hàng, giúp bạn làm mọi thứ nhất quán. Màu sắc thương hiệu nên khác biệt với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp để tránh gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.

Hãy tìm hiểu một chút về tâm lý học màu sắc để nắm rõ ý nghĩa của mỗi màu sắc bạn chọn, đặc biệt là màu logo.

Về phông chữ, các phông chữ bạn lựa chọn không chỉ xuất hiện trên khẩu hiệu hay logo mà còn xuất hiện trên trang web, blog hoặc các nội dung trực tuyến khác nên hãy thận trọng.

Bạn chỉ nên chọn tối đa hai phông chữ để tránh gây nhầm lẫn cho người truy cập: một cho tiêu đề và một cho nội dung (bao gồm phông chữ bạn có thể sử dụng trong logo).

  1. Thiết kế logo

Thiết kế logo doanh nghiệp có lẽ là một trong những điều đầu tiên bạn nghĩ đến khi nghĩ về xây dựng thương hiệu bởi sau cả quá trình kinh doanh, thương hiệu là thứ tồn tại lâu nhất trong tâm trí khách hàng.

Lí tưởng nhất là một logo thật độc đáo, dễ dàng nhận diện và có thể áp dụng ở mọi kích cỡ (yếu tố này thường bị bỏ qua).

Hãy cân nhắc tất cả những nơi bạn cần đặt logo, từ trang web đến hình ảnh đại diện trên Facebook,  hay ngay cả những favicons nhỏ xuất hiện trên tab trình duyệt.

  1. Sử dụng thương hiệu trong mọi hoạt động kinh doanh

Áp dụng bộ thương hiệu trong mọi hoạt động kinh doanh mang lại cho thương hiệu và sản phẩm một câu chuyện có tính gắn kết. Một câu chuyện thương hiệu sẽ thể hiện doanh nghiệp là ai và đại diện cho điều gì. Điều này tạo tiền đề cho mọi tương tác giữa khách hàng với thương hiệu trên các phương diện như giao dịch, phản hồi, review...

Không phải mọi doanh nghiệp đều hướng đến chặng đường kinh doanh lâu dài nhưng nếu bạn có tầm nhìn hoặc giá trị, hãy chia sẻ câu chuyện thương hiệu và cho khách hàng biết lý do khởi nghiệp của bạn. 

Đó chính là một trong những cốt lõi của chặng đường làm thương hiệu và thành công lâu dài mà tất cả những người làm kinh doanh đều hướng đến.

 vietnambiz.vn


Đại sứ quán Việt nam tại Ucraina
Hàng Khô Việt Nam
Khai trương quán ăn Việt - Old Street
 

UnTeks Group

Dệt Kim Unteksgroup

PHÒNG CHẨN TRỊ Y HỌC CỔ TRUYỀN