Người Việt Odessa
Kinh doanh

Thâm hụt thương mại Mỹ tăng mạnh nhất trong 3 năm

Thứ năm, 06/09/2018 | 06:40
Thâm hụt thương mại Mỹ tăng lên mức đỉnh 5 tháng trong tháng 7/2018, vì kim ngạch xuất khẩu đậu nành và máy bay dân sự suy giảm, trong khi kim ngạch nhập khẩu đạt mức kỷ lục, qua đó cho thấy thương mại có thể là yếu tố kìm hãm tăng trưởng kinh tế Mỹ trong quý 3 năm nay.

Đây cũng là tháng có thâm hụt tăng mạnh nhất kể từ năm 2015.

Hôm thứ Tư (05/09), Bộ Thương mại Mỹ cho biết, thâm hụt thương mại tăng vọt 9.5% lên 50.1 tỷ USD, nới rộng 2 tháng liên tiếp. Trong khi đó, thâm hụt thương mại tháng 6/2018 được điều chỉnh về mức 45.7 tỷ USD, thay vì con số 46.3 tỷ USD ghi nhận trước đó.

Thâm hụt thương mại về các hàng hóa nhạy cảm (về chính trị) với Trung Quốc tăng vọt 10% lên 36.8 tỷ USD, mức kỷ lục mới.

Trước đó, các chuyên gia kinh tế tham gia cuộc thăm dò của Reuters đã dự báo tổng thâm hụt thương mại có thể tăng lên 50.3 tỷ USD trong tháng 7/2018. Khoảng cách về thương mại có thể tiếp tục được nới rộng bất chấp các chính sách “Nước Mỹ Trước tiên” của chính quyền Donald Trump. Lập trường chính sách này đã khiến Mỹ bị vướng vào cuộc chiến thuế quan “ăn miếng trả miếng “ với Liên minh châu Âu (EU), Canada, Mexico cũng như Trung Quốc.

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng các hàng rào thuế quan lên thép, nhôm nhập khẩu và hàng loạt sản phẩm Trung Quốc là điều cần thiết để bảo vệ các ngành công nghiệp Mỹ trước các cuộc cạnh tranh không công bằng từ nước ngoài.

Chính quyền Mỹ cho rằng, loại bỏ thâm hụt thương mại sẽ giúp nền kinh tế Mỹ tăng trưởng nhanh hơn và bền vững, nhưng lập luận này đã bị nhiều chuyên gia kinh tế bác bỏ.

Cho tới nay, Mỹ và Trung Quốc đã áp thuế quan lên tổng cộng 100 tỷ USD hàng hóa kể từ đầu tháng 7/2018, và có khả năng còn áp thêm nhiều hàng rào thuế quan khác, qua đó gây ra rủi ro đối với tăng trưởng kinh tế nội địa và cả trên toàn cầu.

Thâm hụt thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc có lúc thu hẹp trong tháng 4 và tháng 5/2018 khi người nông dân đổ xô xuất khẩu đậu nành sang Trung Quốc trước khi hàng rào thuế quan đáp trả của Bắc Kinh có hiệu lực vào đầu tháng 7/2018.

Khi đã điều chỉnh lạm phát, khoản thâm hụt thương mại tăng lên mức đỉnh 5 tháng ở mức 82.5 tỷ USD trong tháng 7/2018, cao hơn mức 79.3 tỷ USD hồi tháng 6/2018. Thâm hụt thương mại thực trong tháng 7/2018 còn cao hơn mức trung bình quý 2 là 77.5 tỷ USD. Nếu xu hướng này tiếp tục trong tháng 8 và tháng 9 năm nay thì thương mại có thể làm giảm tăng trưởng GDP quý 3/2018 của Mỹ.

Trong quý 2/2018, thương mại đóng góp 1.17% trong mức tăng trưởng 4.2% của nền kinh tế Mỹ.

Hồi tháng 7/2018, thâm hụt thương mại với Mexico giảm 25.3% xuống còn 5.5 tỷ USD, còn thâm hụt thương mại với Canada lại tăng vọt 57.6% lên 3.1 tỷ USD. Bên cạnh đó, thâm hụt thương mại với Liên minh châu Âu (EU) vọt 50% lên mức kỷ lục mới là 17.6 tỷ USD.

Trong tháng 7/2018, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm 1% xuống 211.1 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu đậu nành giảm 0.7 tỷ USD và xuất khẩu máy bay dân sự giảm 1.6 tỷ USD. Tuy nhiên, mức xuất khẩu dầu khí lại tăng lên mức kỷ lục.

Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 0.9% lên kỷ lục mới là 261.2 tỷ USD trong tháng 7/2018, vì sự gia tăng nhập khẩu máy tính và linh kiện máy tính, và còn là do kim ngạch nhập khẩu dầu khí ở mức cao nhất kể từ tháng 12/2014 (do giá dầu tăng cao hơn).

Giá dầu thô nhập khẩu trung bình ở mức 64.63 USD/thùng trong tháng 7/2018, cao hơn mức 62.42 USD/thùng của tháng trước đó. Ngoài ra, còn có sự gia tăng trong kim ngạch nhập khẩu xe hơi và các linh kiện, cũng như các hàng hóa khác.

Vũ Hạo - vietstock.vn


Đại sứ quán Việt nam tại Ucraina
Hàng Khô Việt Nam
Khai trương quán ăn Việt - Old Street
 

UnTeks Group

Dệt Kim Unteksgroup

PHÒNG CHẨN TRỊ Y HỌC CỔ TRUYỀN