Người Việt Odessa
Kinh doanh

Năm 2017: Một năm đáng thất vọng của đồng USD

Chủ nhật, 31/12/2017 | 12:57
Đồng USD giảm giá trong phiên giao dịch cuối cùng của năm, suy yếu so với tất cả đồng tiền chủ chốt khác, đồng thời ghi nhận năm tồi tệ nhất kể từ năm 2003.

Khối lượng giao dịch khá thấp trong ngày thứ Sáu khi nhiều nhà đầu tư được cho là sẽ bắt đầu giao dịch trở lại sau ngày Lễ Năm mới.

Năm 2017: Một năm đáng thất vọng của đồng USD

Chỉ số đồng USD – thước đo diễn biến của đồng bạc xanh so với các đồng tiền chủ chốt khác – lùi 0.5% xuống 92.181, gần mức thấp nhất kể từ tháng 9/2017.

Trong cả năm 2017, chỉ số này đã giảm 9.8%, mức lao dốc mạnh nhất kể từ năm 2003. Ngoài ra, đây cũng là năm sụt giảm đầu tiên của đồng bạc xanh kể từ năm 2012.

Chỉ số WSJ Dollar Index hạ hơn 0.3% xuống 85.89 trong ngày thứ Sáu.

Trong khi đó, đồng Euro dao động tại mức 1.2023 USD, cao hơn mức 1.1943 USD hồi cuối ngày 28/12. Đồng tiền chung châu Âu đã nhảy vọt 14% so với đồng bạc xanh trong năm nay.

Ngoài ra, đồng Bảng Anh tăng từ 1.3442 USD lên 1.3521 USD trong phiên giao dịch cuối năm, qua đó nâng tổng mức leo dốc so với đồng USD trong cả năm lên 9.4%.

Đồng JPY cũng tăng giá trong ngày thứ Sáu, trong đó tỷ giá USD/JPY từ 112.87 xuống còn 112.6.

Điều gì chi phối thị trường?

Các kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất trong năm nay cũng không thể thúc đẩy đồng USD tăng giá. Điều này một phần là do các chuyên viên giao dịch tiền tệ chuyển sự chú ý sang các đồng tiền chủ chốt khác – vốn đã trải qua nhiều năm suy yếu so với đồng bạc xanh. Trong năm vừa qua, nhà đầu tư đổ xô vào đồng Euro và JPY với hy vọng Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ thay đổi quan điểm về chính sách tiền tệ trong năm 2018.

Đà sụt giảm của đồng USD trong năm nay đã gây bất ngờ đối với những người cho rằng đề xuất thuế của Đảng Cộng hòa sẽ giúp đồng bạc xanh hồi phục. Cụ thể hơn, đề xuất thuế sẽ thúc đẩy các công ty đa quốc gia chuyển tiền mặt và lợi nhuận về lại Mỹ, qua đó góp phần nhấc bổng đồng USD. Tuy nhiên, ước tính về số tiền mà các công ty có thể đem trở về Mỹ biến động trong phạm vi rất rộng từ 50 - 3,000 tỷ USD.

Ngoài ra, đà suy yếu của lợi suất trái phiếu Mỹ cũng được xem là một lý do khiến đồng USD lao dốc trong tuần này. Lợi suất ngày càng giảm thường là yếu tố tác động tiêu cực đến đồng USD. Trong ngày thứ Tư, lợi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm giảm mạnh nhất trong hơn 3 tháng.

Kathy Lien, Giám đốc Bộ phận Chiến lược ngoại hối tại BK Asset Management, nhận định: “2017 là năm chứng kiến đà suy giảm liên tục của đồng USD”.

Vũ Hạo - vietstock.vn


Đại sứ quán Việt nam tại Ucraina
Hàng Khô Việt Nam
Khai trương quán ăn Việt - Old Street
 

UnTeks Group

Dệt Kim Unteksgroup

PHÒNG CHẨN TRỊ Y HỌC CỔ TRUYỀN