Người Việt Odessa
Kinh doanh

Làm theo chuẩn Mỹ, bán chợ quốc tế... thế giới hiểu Việt Nam hơn

Thứ năm, 23/07/2020 | 03:16
Sự thành công của một số thương hiệu cho thấy các kênh thương mại điện tử quốc tế là cơ hội cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ làm theo chuẩn quốc tế để bước ra thế giới nhanh nhất.

Tận dụng cơ hội có sẵn

Cùng với xuất khẩu hàng hóa truyền thống, thương mại điện tử xuyên biên giới đã trở thành kênh quan trọng cho các nhà xuất khẩu quốc tế với mức tăng trưởng từ 20-30%/năm và doanh số hàng ngàn tỷ USD.

Đại dịch đã chứng minh thương mại điện tử không chỉ là một công cụ hay giải pháp hữu ích đối với người tiêu dùng trong thời kỳ khủng hoảng mà còn là động lực kinh tế đối với sự tăng trưởng của thương mại nội địa và quốc tế, từ đó góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Việc tận dụng nền tảng thương mại và số lượng khách hàng sẵn có của Amazon sẽ giúp các doanh nghiệp đưa sản phẩm của mình đến với các nhà phân phối và người tiêu dùng một cách nhanh chóng, tiết kiệm cả thời gian lẫn chi phí. Qua đó, từng bước giúp doanh nghiệp xây dựng và phát triển thương hiệu ra phạm vi toàn cầu.

Làm theo chuẩn Mỹ, bán chợ quốc tế... thế giới hiểu Việt Nam hơn
Cơ hội thúc đẩy doanh số 

Theo đó, doanh nghiệp có thể ngồi nhà, nhưng vẫn tiếp cận được 300 triệu khách hàng của Amazon trên toàn thế giới. Chỉ cần chuyển hàng vào kho của Amazon, việc còn lại của doanh nghiệp đơn giản là đăng sản phẩm, quản lý đơn hàng, không cần lo vận chuyển, chăm sóc khách hàng.

Ông Trần Xuân Thủy - đại diện Amazon Việt Nam - cho biết: Amazon là giải pháp tốt cho doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu bằng chính thương hiệu của mình. Bên cạnh đó, việc làm thương hiệu theo cách truyền thống quá khó khăn do đòi hỏi nguồn đầu tư lớn cho marketing, chuỗi phân phối nên cách đơn giản nhất là dùng TMĐT.

Theo ông Trần Xuân Thuỷ, khi bán hàng qua Amazon, các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ tiếp cận được tập khách hàng khổng lồ và là cơ hội giúp cho doanh nghiệp Việt đem sản phẩm ra toàn cầu.

Hơn nữa, doanh nghiệp Việt Nam nổi tiếng với năng lực sản xuất hàng đầu, khi kết hợp với nguồn lực từ khắp thế giới của Amazon sẽ tạo điều kiện để các doanh nghiệp Việt Nam phát triển và xây dựng được thương hiệu trên thị trường quốc tế.

Theo ông Phạm Thiết Hòa, Giám đốc ITPC, có tới 98% doanh nghiệp Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ, thậm chí siêu nhỏ. Các doanh nghiệp này có nguồn vốn và công nghệ còn hạn chế do đó việc khai thác các kênh bán hàng, xuất khẩu tiết kiệm chi phí là rất quan trọng.

Thương mại điện tử giúp doanh nghiệp tăng khả năng tiếp cận thị trường, cải thiện hệ thống phân phối, giảm chi phí tiếp thị, bán hàng, mặt bằng, đồng thời tăng sự tương tác giữa người bán và người mua từ đó đáp ứng tốt hơn nhu của khách hàng.

Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam tham gia thương mại điện tử đang phát triển rất nhanh với hàng trăm ngàn doanh nghiệp, song mới chỉ có vài trăm doanh nghiệp bán hàng trên Amazon. Dư địa để Amazon thu hút doanh nghiệp Việt bán hàng trên nền tảng của mình còn rất lớn.

Ra biển lớn

Đánh giá về hiệu quả của hình thức kinh doanh này, đại diện Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) nhận định, xu hướng bùng nổ của Internet và các thiết bị điện tử đang tạo ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc tiếp cận khách hàng trên toàn thế giới.

 

Thương mại điện tử không chỉ hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua các rào cản địa lý để tìm kiếm khách hàng mà còn giúp giảm bớt chi phí. Với lượng khách hàng khổng lồ, những kênh thương mại điện tử như Amazon không chỉ là mảnh đất màu mỡ mà còn là cánh cửa cho các DN Việt vươn ra thị trường thế giới.

Theo số liệu từ Bộ Công Thương, hiện có khoảng 200 doanh nghiệp trong nước có bán hàng trên Amazon. Con số này chưa lớn so với tiềm năng sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam.

Làm theo chuẩn Mỹ, bán chợ quốc tế... thế giới hiểu Việt Nam hơn
Lên kệ Amazon, mang hàng Việt ra thế giới

Ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch T&T Group, chia sẻ với báo chí rằng: “Thông qua Amazon, thế giới sẽ thực sự hiểu hơn về Việt Nam, về những sản phẩm thế mạnh, về trí tuệ cũng như bàn tay khéo léo của người Việt Nam”.

Theo ông Hiển, Amazon là gã khổng lồ dẫn đầu nền thương mại điện tử toàn cầu, một trong những hãng công nghệ lớn nhất thế giới với sứ mệnh là bệ đỡ cho tương lai phát triển của các doanh nghiệp toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng.

Trước những diễn trước những diễn biến khó lường về tình hình kinh tế, chính trị thế giới, hoạt động xuất khẩu ở Việt Nam dù đang đứng trước nhiều cơ hội, nhưng cũng cần sự chuyển mình với những hướng đi mới đột phá hơn.

“Việc xuất khẩu sản phẩm với nhãn hiệu Việt Nam cần những nỗ lực và hướng đi mới, mà tôi tin rằng sự đóng góp của Amazon có ý nghĩa quan trọng”, ông khẳng định.

Bà Nguyễn Thị Minh Khuê, đại diện Sapo, nhận định, việc tận dụng nền tảng thương mại điện tử để tiếp cận khách hàng trực tuyến và mở rộng thị trường ra quốc tế rất có ý nghĩa với SME (doanh nghiệp vừa và nhỏ) tại Việt Nam.

Theo bà Khuê, đặc trưng của SME là quy mô nhỏ, nguồn lực tối giản, một nhân sự có thể kiêm nhiệm nhiều công việc, vậy để tiến xa hơn, nhất định nên có sự hỗ trợ đắc lực của các nền tảng công nghệ đã được tối ưu và chứng tỏ hiệu quả thực tế.

Mặt khác, sàn thương mại điện tử là "chợ" nơi mọi người có thể kết nối, hợp tác, chia sẻ với nhau để đạt được các lợi ích chung; lại có đặc thù là minh bạch trong quản lý và dễ theo dõi. 

Mới đây, Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU (EVFTA), được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn và dự kiến có hiệu lực từ tháng 8/2020, được kỳ vọng sẽ thúc đẩy sự phục hồi của nền kinh tế nội địa, với 99% các dòng thuế và rào cản thương mại giữa Việt Nam và EU được xóa bỏ. Những biện pháp này sẽ củng cố niềm tin của doanh nghiệp vào sự phát triển vượt bậc trong tương lai của ngành thương mại điện tử xuyên biên giới.

vietnamnet.vn


Đại sứ quán Việt nam tại Ucraina
Hàng Khô Việt Nam
Khai trương quán ăn Việt - Old Street
 

UnTeks Group

Dệt Kim Unteksgroup

PHÒNG CHẨN TRỊ Y HỌC CỔ TRUYỀN