Người Việt Odessa
Kinh doanh

Huawei "Tan mộng đế vương".

Thứ sáu, 17/07/2020 | 02:31
Quyết định của Anh cấm Huawei tham gia phát triển mạng 5G được xem là một đòn giáng mạnh vào tham vọng toàn cầu cũng như mục tiêu dẫn đầu mạng không dây thế hệ thứ 5 của tập đoàn này.

Bất chấp lệnh cấm và nhiều biện pháp trừng phạt của Mỹ trong suốt 2 năm qua, Huawei vẫn đang tìm cách phát triển kinh doanh mạng 5G với nhiều đối tác châu Âu. Tuy nhiên, trong một động thái mới nhất, chính phủ Anh đã chính thức cấm các nhà mạng tại nước này mua mới thiết bị công nghệ 5G của tập đoàn Huawei Trung Quốc kể từ ngày 31/12 tới, đồng thời dần loại bỏ các thiết bị mạng 5G có liên quan tới Huawei trong giai đoạn từ nay tới năm 2027.

Huawei "Tan mộng đế vương".

Anh cấm Huawei tham gia phát triển mạng 5G (Ảnh: Reuters)

Quyết định này của Chính phủ Anh trong bối cảnh các biện pháp trừng phạt ngày một gia tăng từ Mỹ khiến tập đoàn công nghệ có trụ sở tại Thâm Quyến gặp tổn thất lớn. Sự kiện này cũng có thể sẽ mở đầu cho những rắc rối lớn hơn mà Huawei phải đối mặt ở phía trước. Chuỗi cung ứng của Huawei đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì lệnh cấm của Mỹ và giờ đây, mối lo ngại về bảo mật khi sử dụng các sản phẩm và dịch của tập đoàn này lại lớn hơn bao giờ hết.

"Quyết định của Anh đã nhắc nhở và có thể các nước châu Âu đánh giá lại về những rủi ro khi sửa dụng các thiết bị công nghệ 5G của Huawei", Carisa Nietsche, nhà nghiên cứu tại Center for a New American Security, một cơ quan cố vấn của Washington, cho hay.

Đức có thể là cái tên tiếp theo

Tại Đức, nơi Deutsche Telekom (DTEGF) có tỷ lệ phụ thuộc vào thiết bị của Huawei lên tới 90%, cuộc tranh cãi liên quan tới vai trò của công ty công nghệ Trung Quốc, ngày một nóng trong những ngày gần đây. Đây là nhận định của ông Paul Triolo, người đứng đầu mảng địa lý – công nghệ của Eurasia Group.

Washington có thể cố gắng tận dụng những động lực nhằm ngăn chặn sự mở rộng của Huawei. Cố vấn an ninh Mỹ Robert O'Brien đã tới Paris vào thứ 2 tuần này và sẽ có 3 ngày hội đàm với các đối tác đến từ Pháp, Đức, Vương Quốc Anh và Italy. An ninh cho mạng 5G là một trong những chủ đề của chương trình nghị sự.

Phản hồi lại, Huawei cho rằng lệnh cấm của Chính phủ Anh là "đáng thất vọng", đồng thời nhấn mạnh, London đưa ra quyết định này do sức ép từ Washington chứ không phải xuất phát từ những quan ngại về an ninh.

"Chúng tôi tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình với các khách hàng và các nhà cung cấp", Evita Cao, phát ngôn viên của Huawei nói với CNN Business. Evita Cao cũng cho hay, Huawei sẽ tồn tại "bất kể thử thách trong tương lai của công ty là gì".

Trước khi vấp lại lệnh cấm của Mỹ, Huawei đặt ra mục tiêu đầy tham vọng: vượt qua Samsung để trở thành nhà sản xuất điện thoại thông minh số 1 thế giới vào năm 2020, và trở thành nhà cung cấp thiết bị viễn thông 5G tiên phong.

Tâp đoàn này cho hay, đầu năm nay, công ty đã đạt được 91 hợp đồng 5G trong đó hơn một nửa (47 hợp đồng) ở châu Âu, 27 hợp đồng ở châu Á và 17 hợp đồng ở những khu vực khác. Huawei từ chối cập nhật số liệu mới nhất vào tuần qua.

Huawei sẽ tồn tại bất kể thử thách trong tương lai của công ty là gì

Tuy nhiên, các biện pháp trừng phạt của Mỹ có thể sẽ dập tắt hy vọng về sự thống trị toàn cầu của tập đoàn công nghệ hàng đầu Trung Quốc.

Năm ngoái, Washington đã đưa Huawei vào "danh sách đen", cấm giao dịch với các hãng công nghệ tại Mỹ, bao gồm cả việc không được phép sử dụng các ứng dụng và dịch vụ của Google trên các mẫu smartphone chạy Android của hãng. Điều này khiến Huawei gặp nhiều khó khăn và hạn chế trong việc phát triển sản phẩm lẫn công nghệ của mình.

Tiếp đó, Mỹ cấm các công ty toàn cầu sử dụng công nghệ Mỹ bán các chất bán dẫn cho Huawei. Theo quy định mới, Huawei phải nhận giấy phép từ Bộ Thương mại Mỹ nếu muốn tiếp tục mua được chip nhớ hoặc sử dụng một số thiết kế bán dẫn có liên quan tới phần mềm và công nghệ nhất định của Mỹ.

Quy định này đánh mạnh vào nhà sản xuất chất bán dẫn Đài Loan (Trung Quốc) TSMC, vốn là bên sản xuất chip chủ yếu cho Huawei. Không có những con chip còn, Huawei không thể xây dựng các trạm gốc 5G.

Trong những tháng gần đây, Mỹ cũng thúc đẩy cái gọi là sáng kiến "Con đường sạch (Clean Path Initiative) trong đó yêu cầu các quốc gia và các nhà vận chuyển phải đảm bảo liên lạc giữa Mỹ và các căn cứ ngoại giao, quân sự của Mỹ ở nước ngoài không có các thiết bị của Trung Quốc.

"Cánh cửa" tiếp cận với các thị trường Mỹ và châu Âu của Huawei đang ngày càng khép lại theo thời gian

Tại Anh, các quan chức cấp cao của Mỹ "liên tục cảnh báo rằng mối quan hệ tình báo Mỹ - Anh có thể bị nguy hiểm nếu Vương quốc Anh không có hành động nghiêm khắc hơn với các nhà cung cấp 5G của Trung Quốc", ông Paul Triolo nói.

"Lệnh cấm của Anh sẽ thu hẹp mạng lưới 5G và giảm hẳn lợi nhuận đối với Huawei", nhà phân tích Jefferies - Edison Lee cho biết. "Tuy nhiên không phải mọi quốc gia châu Âu đều nhất thiết phải đi theo quyết định của Vương quốc Anh", ông Edison Lee nói thêm.

Cái giá phải trả

Một người lo lắng về sự trả đũa khi mà Trung Quốc đã phát đi những tín hiệu cho thấy sẽ có hành động để bảo vệ lợi ích của mình.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hoa Xuân Oánh, hôm thứ 4 đã nói rằng: "Anh đã có một quyết định sai lầm, làm suy yếu nghiêm trọng lợi ích của những công ty Trung Quốc".

"Trung Quốc sẽ xem xét vấn đề này một cách nghiêm túc và toàn diện", bà Hoa Xuân Oánh nói thêm rằng nước này sẽ "thực hiện mọi biện pháp cần thiết" để bảo vệ lợi ích của mình.

Theo ông Paul Triolo, một số các quan chức Đức lo lắng việc cấm Huawei có thể khiến những hành động trả đũa từ phía Bắc Kinh với các nhà xuất khẩu lớn của nước này. Theo thống kê, Đức xuất khẩu gần 100 tỷ Euro (114 tỷ USD) hàng hóa sang Trung Quốc vào năm 2019. Đất nước tỷ dân cũng trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của nước này sau Mỹ.

Có một cái giá rất đắt khác phải trả. Mặc dù quyết định cấm Huawei của Chính phủ Anh là một thắng lợi ngoại giao của ông Trump nhưng lại giáng một đòn nặng vào việc triển khai mạng 5G của chính xứ sở sương mù. Các quan chức cảnh báo, quá trình này ở Anh có thể bị trì hoãn khoảng 3 năm và tốn hàng tỷ USD khi các tập đoàn nước này thay các thiết bị của Huawei.

Theo nhận định của ông Edison Lee từ công ty tài chính Jefferies, điều tương tự cũng sẽ xảy ra với các quốc gia khác nếu đi theo quyết định của Anh. Bên cạnh đó, lệnh cấm cũng khiến các nhà mạng chưa muốn nâng cấp ngay bây giờ.

"Quyết định cấm Huawei của Chính phủ Anh khiến các công ty viễn thông ít có động lực để nhanh chóng chuyển sang 5G", ông Lee nói.

"Chọn thiết bị từ các nhà cung cấp như Huawei, Nokia (NOK), Ericsson (ERIC) hay các hãng khác là một trong những quyết định kinh doanh lớn. Khi buộc phải thay đổi nhà cung cấp đã chọn, cũng như loại bỏ các thiết bị vốn đang sử dụng mà không gặp vấn đề gì trong 5 năm qua là một sự gián đoạn lớn đối với kế hoạch kinh doanh của bất cứ nhà mạng nào", ông Lee nói thêm.

 vtv.vn


Đại sứ quán Việt nam tại Ucraina
Hàng Khô Việt Nam
Khai trương quán ăn Việt - Old Street
 

UnTeks Group

Dệt Kim Unteksgroup

PHÒNG CHẨN TRỊ Y HỌC CỔ TRUYỀN