Người Việt Odessa
Kinh doanh

Đối đầu Trung Quốc-Ấn Độ: Thương mại 5G và ô tô là đối tượng 'dính đòn' tiếp theo

Thứ năm, 02/07/2020 | 00:30
Huawei và các thỏa thuận đầu tư vào nhà máy oto đang bị cuốn vào cuộc đối đầu Trung Quốc-Ấn Độ khi các biện pháp cứng rắn hơn đang được Bắc Kinh và New Delhi kêu gọi thực hiện.

Cuộc khủng hoảng biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ đã bắt đầu tràn sang lĩnh vực thương mại song phương trong bối cảnh Chính phủ Ấn Độ xem xét áp đặt các hạn chế và thuế quan cao hơn đối với các công ty và hàng hóa Trung Quốc.

Các biện pháp trả đũa bao gồm chỉ thị cấm sử dụng các thiết bị viễn thông từ Huawei Technologies và một số nhà cung cấp khác của Trung Quốc. Ngoài ra, lĩnh vực sản xuất ô tô của Bắc Kinh cũng đang được cho là mục tiêu New Delhi nhắm đến.

Sau cuộc đụng độ gây thương vong đầu tiên giữa hai gã khổng lồ châu Á trong vòng 45 năm, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi khẳng định, quốc gia Nam Á này "không thể yếu đuối trước Trung Quốc". Tuy nhiên, việc khép lại cánh cửa đầu tư đối với các công ty Trung Quốc nhiều khả năng sẽ làm tổn thương nền kinh tế vốn đang gặp khó khăn của Ấn Độ.

Ông Harsh Pant, chuyên gia tại Quỹ Nghiên cứu các nhà quan sát (ORF) cho biết, Ấn Độ "không thể" loại trừ các doanh nghiệp Trung Quốc khỏi tất cả các ngành công nghiệp của nước này. Giá trị hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu sang Ấn Độ đứng đầu trong năm 2018, chiếm 14%.

Báo chí Ấn Độ cũng cho biết, giới chức nước này đang xem xét các biện pháp trừng phạt khác nhau đối với các công ty Trung Quốc. Theo đó, các công ty viễn thông thuộc sở hữu nhà nước  của đất nước sông Hằng đã được thông báo không sử dụng thiết bị của Huawei và ZTE để nâng cấp cơ sở hạ tầng 4G hoặc trong các mạng 5G thí điểm.

Bang Maharashtra - bang lớn thứ ba của Ấn Độ, được cho là đã ký kết một thỏa thuận với Tập đoàn Great Wall Motor của Trung Quốc, vận hành thay thế cho nhà sản xuất ô tô tự động của Tập đoàn đa quốc gia General Motors của Mỹ. Theo đó, Great Wall Motor đã chi 37,7 tỷ Rupee (tương đương 498 triệu USD) cho nhà máy vào tháng 1 và dự định bắt đầu bán xe được sản xuất tại đây vào năm tới. Bang Maharashtra cũng dự định đóng băng các hoạt động của Trung Quốc liên quan đến lĩnh vực xe buýt điện và máy móc.

Trong khi đó, Chính phủ Ấn Độ đã bắt đầu thảo luận về mức thuế cao hơn đối với máy điều hòa không khí, phụ tùng ô tô, đồ nội thất và một số mặt hàng nhập khẩu khác của Trung Quốc, Bloomberg News đưa tin. Các quy tắc chất lượng chặt chẽ hơn cũng đã được đề xuất cho ít nhất 370 loại hàng hóa, bao gồm cả hóa chất và thép.

Bước lùi trong thương mại và đầu tư song phương này diễn ra sau một cuộc đụng độ tại biên giới vùng Himalaya giữa quân đội Ấn Độ và Trung Quốc bắt đầu vào đầu tháng 5, dẫn đến một cuộc giao tranh vào ngày 15/6 vừa qua khiến 20 quân nhân Ấn Độ thiệt mạng.

Mặc dù truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin rất ít về vụ việc, thậm chí không đưa ra con số thương vong cho phía Bắc Kinh, song mạng xã hội Ấn Độ đang bùng lên phong trào chống Trung Quốc, bao gồm cả những lời kêu gọi tẩy chay sản phẩm.

Tuy nhiên, giới doanh nhân Ấn Độ cho rằng, nhiều lĩnh vực sản xuất của quốc gia hơn 1,3 tỷ dân này không thể hoạt động mà không có sản phẩm xuất xứ Trung Quốc, chẳng hạn như lĩnh vực thiết thiết bị viễn thông và chất bán dẫn. Một số doanh nghiệp Ấn Độ bày tỏ thái độ thận trọng khi Chính phủ đang có những động thái trả thù quá mức đối với các công ty Trung Quốc.

Hơn nữa, nền kinh tế Ấn Độ đang đứng trước bờ vực khủng hoảng xuất phát từ đại dịch Covid-19. Quỹ Tiền tiền tệ Quốc quốc tế (IMF) gần đây đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Ấn Độ trong năm nay xuống mức -4,5%. Điều đó sẽ đánh dấu sự sụt giảm tồi tệ nhất của xứ sở sắc màu kể từ cuộc khủng hoảng dầu mỏ vào cuối những năm 1970.

Srikanth Kondapalli, Giáo sư nghiên cứu Đông Á tại Đại học Jawaharlal Nehru ở New Delhi cho biết, sự bất mãn đang hình thành trong công chúng Ấn Độ, điều này có thể "dẫn đến một cuộc đụng độ quân sự lớn hơn" với Trung Quốc.

baoquocte.vn


Đại sứ quán Việt nam tại Ucraina
Hàng Khô Việt Nam
Khai trương quán ăn Việt - Old Street
 

UnTeks Group

Dệt Kim Unteksgroup

PHÒNG CHẨN TRỊ Y HỌC CỔ TRUYỀN