Người Việt Odessa
Kinh doanh

Cơ hội 60 tỷ USD từ kết nối hệ sinh thái thanh toán ở Đông Nam Á

Thứ sáu, 15/11/2019 | 04:26
Sau “trăm hoa đua nở”, ngành dịch vụ tài chính kỹ thuật số Đông Nam Á cần thêm hợp tác để “hái” được 60 tỷ USD vào năm 2025.

Tappy Technologies, nhà cung cấp dịch vụ token cho thiết bị đeo thông minh, vừa công bố đưa tính năng thanh toán không tiếp xúc vào các mẫu đồng hồ analogue của Timex Group, bán từ năm sau. Tương lai, Tappy còn muốn các phụ kiện khác như mắt kính, vòng đeo hay bất cứ thứ gì con người thường mang bên mình đều có thể là một thiết bị thanh toán được, không cần thẻ vật lý hay điện thoại.

"Người tiêu dùng quan tâm đến thời trang đang mong đợi các nhãn hàng yêu thích bổ sung tính năng thanh toán cho các mẫu đồng hồ, trang sức cũng như những món phụ kiện khác" ông Wayne Leung, CEO Tappy Technologies, cho biết hôm 11/11.

Cơ hội 60 tỷ USD từ kết nối hệ sinh thái thanh toán ở Đông Nam Á

Các mẫu đồng hồ, vòng tay, phụ kiện có tính năng chạm để thanh toán từ hợp tác  của Tappy với Mastercarsd gây chú ý tại SFF 2019. Ảnh: Abraham Christopher

Hợp tác, liên thông, kết nối với nhau hay gắn kết với các nền tảng lớn toàn cầu là một trong những câu chuyện được nhắc đến nhiều tại sự kiện lớn nhất thế giới của ngành công nghệ tài chính năm nay – Singapore FinTech Festival 2019 (SFF 2019). Các chuyên gia cho rằng, ngành dịch vụ tài chính lỹ thuật số tại Đông Nam Á đang bắt đầu bước từ giai đoạn "trăm hoa đua nở" nhưng rất phân mảng, sang giai đoạn cùng hợp tác để tối đa hóa khả năng tăng trưởng.

Một ví dụ khác là Rapyd. Đây là một nhà cung cấp dịch vụ Fintech B2B. Nền tảng AI của công ty mang lại các giải pháp thanh toán được thiết kế tùy biến, đa dạng cho các đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ sử dụng thương mại điện tử, các nền tảng kinh tế GIG và các nhà cung cấp công nghệ.

Cũng tại SFF 2019, Rapyd tỏ ý định tiến mạnh vào châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á. Công ty này quyết định khai thác cơ hội tại đây bằng cách "đứng trên vai người khổng lồ", trở thành đối tác đầu tiên của chương trình hỗ trợ tăng tốc tiếp cận thị trường Fintech Express của Mastercard tại châu Á.

"Tốc độ là yếu tố đặc biệt quan trọng tại khu vực châu Á Thái Bình Dương, một trung tâm năng động của những doanh nghiệp startup nhiều hoài bão đang thay đổi ngoạn mục cảnh quan thị trường thanh toán," bà Rama Sridhar, Phó Chủ tịch điều hành, Đối tác kỹ thuật số và mới nổi, Châu Á Thái Bình Dương Mastercard nói.

Theo báo cáo "Tương lai các dịch vụ tài chính kỹ thuật số Đông Nam Á" do Temasek, Google và Bain&Compant vừa công bố, với dân số 570 triệu người và GDP dự kiến sẽ đạt 4.700 tỷ USD vào năm 2025, ngành dịch vụ tài chính Đông Nam Á có tiềm năng to lớn.

Cụ thể, vào thời điểm đó, các dịch vụ tài chính kỹ thuật số dự kiến sẽ tạo ra doanh thu khoảng 38 tỷ USD và chiếm 11% tổng ngành dịch vụ tài chính. Đặc biệt, ngành này có thể đạt được doanh thu tiềm năng đến 60 tỷ USD, nếu hội tụ đủ yếu tố, bao gồm đầu tư, liên tục khuyến khích, kích thích sự đổi mới cũng như sự chấp nhận của người dùng.

Bởi thực tế, tiền mặt vẫn là phương tiện giao dịch chính tại Đông Nam Á. Hơn 70% dân số trưởng chưa có tài khoản ngân hàng, khả năng tiếp cận hạn chế vào các dịch vụ tài chính truyền thống. Hàng triệu doanh nghiệp vừa và nhỏ còn khó tiếp cận vốn, theo bản báo cáo.

Xuất phát điểm này, cộng với sự bùng nổ của Internet và smartphone đã kích thích hàng loạt dịch vụ tài chính kỹ thuật số ra đời. Tuy nhiên, thị trường lại khá đa dạng và phân mảng. Các dịch vụ đang được hình thành bởi 4 nhóm: các ngân hàng, tổ chức tài chính; các tập đoàn tiêu dùng truyền thống, các fintech và các nền tảng công nghệ tiêu dùng.

Cơ hội 60 tỷ USD từ kết nối hệ sinh thái thanh toán ở Đông Nam Á

Sơ đồ phân mảng chủ sở hữu của các dịch vụ tài chính tại Đông Nam Á với 4 thành phần các ngân hàng, tổ chức tài chính (góc dưới bên trái); các tập đoàn tiêu dùng truyền thống (góc dưới bên phải), các fintech thuần túy (góc trên bên trái) và các nền tảng công nghệ tiêu dùng (góc trên bên phải).

Cùng với đó, mỗi thị trường tại Đông Nam Á đang có hệ thống quản lý riêng, với mức độ trưởng thành, sự sẵn sàng và quy định khác nhau. Nói cách khác, thị trường còn đang bị phân mảng về địa lý. Tuy nhiên ,"Đừng lo, khó khăn này không chỉ có ở Đông Nam Á", bà Rama Sridhar gợi ý việc các quốc gia cộng tác với các nền tảng kỹ thuật lớn cũng là cách giải quyết vấn đề.

Giá trị thanh toán qua kỹ thuật số tại Đông Nam Á dự đoán sẽ đạt 1.000 tỷ USD vào năm 2025. Để tối đa hóa khả năng hưởng lợi từ dòng tiền này, các chuyên gia cho rằng đã có tín hiệu cho thấy các doanh nghiệp trong ngành cộng tác cùng nhau và thậm chí là liên ngành. Tappy hay Rapyd là hai ví dụ nhỏ.

Mô hình hợp tác cũng dần phong phú hơn, từ những cách truyền thống như đầu tư mạo điểm, startup với tư cách nhà cung ứng...đến các xu hướng mới như cùng tham gia vào nền tảng, phát triển ngân hàng mở hay thành lập liên minh.

Nhưng yếu tố tác động lớn nhất sẽ là các quy định hỗ trợ và chính sách của các chính phủ. Sự phân mảng cần được khắc phục ở khía cạnh cục bộ thị trường.

"Nếu thực sự muốn tăng trưởng sức mạnh, lời khuyên của tôi cho tất cả các quốc gia và nhà quản lý ở Đông Nam Á là thực sự thúc đẩy chuẩn hóa, khả năng tương tác, để hướng đến đạt được sự an toàn và bảo mật cao nhất", ông Ari Sarker, Đồng chủ tịch Mastercard Châu Á - Thái Bình Dương nói.

Theo ông Ari Sarker, các cơ quan quản lý lĩnh vực tài chính ở Đông Nam Á hiện khá trẻ, năng động và chủ động kết nối với nhau. "Lợi ích thực sự chỉ có thể phát huy nếu tất cả các cơ quan và đối tác khác tiến tới cho phép kết nối giao dịch, cùng thiết lập bộ giá trị, tiêu chuẩn và công nghệ chung", ông nói.

Cùng với việc tăng hợp tác và kết nối, Temasek, Google và Bain&Company cho rằng, cần có sự thúc đẩy quy định trong số hoá ngành dịch vụ tài chính, như việc xác thực khách hàng (KYC) bằng điện tử, cấp phép các ngân hàng ảo, thiết lập cơ sở hạ tầng quan trọng bao gồm hệ thống ID số quốc gia, hệ thống thanh toán thời gian thực, chuẩn hóa mã QR.

"Với những thành phần này, ngành công nghiệp dịch vụ tài chính kỹ thuật số Đông Nam Á sẽ đạt được tiềm năng đầy đủ", báo cáo viết.

Dịch vụ tài chính kỹ thuật số vốn là một phần định hình nên nền kinh tế số. Hầu hết các quốc gia trong khu vực đều mong muốn phát triển lĩnh vực này. Tuy nhiên, thách thức là không nhỏ. Ở góc nhìn cá nhân, bà Rama Sridhar không gọi những vướn mắc là thách thức mà chỉ là cần thêm nỗ lực. Theo đó, quá trinh phát triển nền kinh tế số nói chung cần chú ý 3 vấn đề. 

Thứ nhất, có khung chính sách chung để có thể hướng dẫn và đảm bảo an ninh, an toàn cách giao dịch kỹ thuật số. Thứ hai, xây dựng cơ sở hạ tầng thanh toán đủ tốt. Thứ ba, khuyến khích người dân lẫn doanh nghiệp thanh toán không tiền mặt.

Riêng đánh giá về các Fintech, một trong những thành phần năng động nhất của thị trường dịch vụ tài chính kỹ thuật số Đông Nam Á, vị chuyên gia nói rằng số lượng thì rất nhiều và đang phát triển về chất lượng. 

"Họ thử nghiệm các ý tưởng của mình, một số chiến thắng và một số thì không. Tôi nghĩ rằng thị trường này đã bước vào giai đoạn trưởng thành.Và cuối cùng sẽ còn lại chất lượng", vị chuyên gia nhận định.

vnexpress.net


Đại sứ quán Việt nam tại Ucraina
Hàng Khô Việt Nam
Khai trương quán ăn Việt - Old Street
 

UnTeks Group

Dệt Kim Unteksgroup

PHÒNG CHẨN TRỊ Y HỌC CỔ TRUYỀN