Người Việt Odessa
Kinh doanh

Chàng trai Thái Nguyên và hành trình tìm lại 'Phong vị trà Việt'

Chủ nhật, 13/10/2019 | 05:04
Trần Xuân Khánh - người sáng lập ra thương hiệu Trà Phong, mang trong mình niềm đam mê mãnh liệt với loại trà truyền thống đậm đà bản sắc Việt. Anh và các cộng sự từ lâu luôn kiên trì với niềm mong ước tìm lại vị trí của "phong vị trà Việt" trong xã hội hiện đại ngày càng bận rộn

- Đâu là lý do khiến anh chọn khởi nghiệp với những cây trà?

Tôi sinh ra tại nơi mà trước mặt, sau lưng đều là những đồi chè bát ngát tại Thái Nguyên. Tôi nhớ những ngày lầm lũi đi theo cha đến từng gốc trà - niềm tự hào về một sản vật mà chỉ có quê hương mình là độc tôn. Trà đối với tôi là tuổi thơ, là màu xanh ngút ngàn mang niềm tự hào của người Việt.

Khi lớn lên, được đi xa hơn, hiểu biết rộng hơn, tôi nhận ra sản phẩm trà từ quê hương mới chỉ được khai thác ở thể nguyên thủy nhất. Xu hướng uống trà, cụ thể là trà xanh ngày càng ít đi trong các thế hệ trẻ. 

Tôi thấy rằng tính Việt trong văn hóa trà và các sản phẩm trà của Việt Nam rõ ràng bị trùng lấp, hoặc có xu hướng vay mượn, hấp thụ và đồng nhất khá nhiều với văn hóa trà của Trung Hoa. Đây là kết quả của lịch sử. Tuy nhiên, trà Việt hoàn toàn có sự thể nghiệm đa dạng hơn, hay hơn, đẹp và khoa học hơn. Tôi luôn nghĩ như vậy và luôn muốn làm một cái gì đó cho Trà Thái Nguyên nói riêng và Trà Việt nói chung. Những công việc khác với tấm bằng cử nhân Đại học Quốc gia cứ thế lui dần phía sau và trà dần dần trở thành sự ưu tiên trong lòng tôi.

- Theo anh, đâu là vấn đề lớn nhất trong quá trình làm trà của người dân?

Quay về với vườn trà, làm việc trực tiếp với người nông dân trồng và làm trà, tôi nhận ra một vấn đề nổi cộm là trước giờ, để ra được một sản phẩm trà cuối cùng đến với người tiêu dùng, người ta thường chỉ dựa vào kinh nghiệm hoặc cảm giác của những người làm trà đi trước. Do vậy, sản phẩm không được ổn định, cũng như không có tính đại chúng. Chính vì thế, tôi đã lựa chọn làm bạn lại với cây trà như khi còn nhỏ, nhưng với một tư duy và mong đợi khác hơn rất nhiều với thương hiệu Trà Phong mà tôi vô cùng tâm huyết.

Chàng trai Thái Nguyên và hành trình tìm lại 'Phong vị trà Việt'

Xưởng trà của Khánh tại Thái Nguyên.

- Khánh có thể nói thêm về thương hiệu Trà Phong của mình không?

Thương hiệu Trà Phong của tôi được ra đời vào một ngày năm 2011, với tên gọi đại diện  cho văn hóa trà Việt trong sự tương quan với các nền văn hóa trà khác ở phương Đông như Nhật Bản, Triều Tiên, Trung Hoa. Việt Nam là một trong những cái nôi của cây trà nguyên thủy, có nghĩa là vùng đất có cây trà nguyên thủy và vùng di thực tự nhiên của cây trà. Vì vậy, Trà Phong luôn tập trung và đặc tả các tính cách trà mang tính bản địa, hoặc yếu tố bản địa được hình thành từ điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu và giống cây. 

Đối với phương thức trồng trà, phần lớn nguồn trà mà Trà Phong sử dụng đều do tôi và các bà con trong xưởng trực tiếp canh tác. Đối với những vườn trà khác, không phải do tôi trồng, tôi tự mình kiểm tra rồi mới quyết định cho thu hái và chỉ thu hoạch trà khi cây đã đủ tuổi. Các quy trình từ trồng, chăm sóc và thu hoạch đều tuân thủ đúng theo tiêu chuẩn VietGAP nhằm đảm bảo các yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng sản phẩm và an toàn vệ sinh thực phẩm. Sau đó, các giai đoạn xao, chế, ướp hương,... tôi cũng đều tự tay làm thủ công một cách tỉ mỉ, đảm bảo quy trình sản xuất khép kín, sạch sẽ, mang lại hương vị đúng điệu cho các sản phẩm của Trà Phong.

- Theo anh, đâu là điểm khác biệt lớn nhất của Trà Phong với các loại trà khác trên thị trường?

Hiện tại, những sản phẩm của Trà Phong đưa tới một ‘phong vị trà Việt’ - hương vị mà khi các vị khách thưởng thức sẽ thấy một ‘chất xưa’ nhưng ‘vị’ thì không hề cũ. 

Đó là Lục Trà Vũ Định, cái tên gắn với Trà Phong từ những ngày đầu khởi động, lấy cảm hứng từ trà Bạch Hạc, giống trà đã bị phá đi rất nhiều, bởi năng suất không cao như những giống trà lai mới. Tôi đã ngày đêm tìm tòi và phát triển để hoàn thiện một vị trà chát nhẹ nơi đầu lưỡi và thơm ngọt nơi hậu vị như Bạch Hạc ngày nào quay lại với thời hiện đại. Đó còn là dòng trà ướp hương mùa nào thức nấy, với nền là loại  trà Tân Cương Thái Nguyên loại 1 tôm 1 lá với kĩ thuật ướp hương thủ công của xứ Hà Thành,... và rất nhiều vị trà truyền thống khác được nghiên cứu, tìm hiểu kĩ lưỡng.

Chàng trai Thái Nguyên và hành trình tìm lại 'Phong vị trà Việt'

Không gian trà Việt tại quán Trà Phong (Hà Nội).

Bên cạnh đó, Trà Phong cũng mang đến cho trà Việt Việt mang một hình ảnh đương đại bằng việc chuyển hóa tốt hơn các sản phẩm trà mới (trà được oxy hóa, trà lên men...). Trong đó, tôi đã dành nhiều công sức để nghiên cứu dòng trà lạnh với đặc điểm làm mạnh vị trà và gia giảm thêm các vị trái cây tự nhiên - được chế biến bằng hoa quả tự nhiên ngâm với đường phèn, hoàn toàn sạch và tốt cho sức khỏe. Trà lạnh dường như là sản phẩm gần gũi với các bạn trẻ hơn, phù hợp hơn hơn với xu hướng "thưởng thức nhanh" mà vẫn không làm mất đi hương vị truyền thống của trà Việt. Đây cũng là bước đi hiện thực hóa mong ước mang vị trà Việt tới gần với thế hệ trẻ.

- Qua Trà Phong, anh muốn truyền tải thông điệp, cảm nhận gì tới người dùng?

Tôi mong người dùng sẽ hiểu rằng cũng giống bao thứ thân thuộc khác, trà mang trong mình cả hai yếu tố không thể thiếu đối với con người. Về mặt vật chất, trà mang lại lợi ích dinh dưỡng hay dược lý mà chúng ta dễ dàng tìm thấy trên bất cứ một tờ tạp chí khoa học hay dinh dưỡng nào. Về mặt tinh thần, hoạt động uống trà cũng đồng thời tác động đến cảm xúc cá nhân, văn hóa của cộng đồng và cả tâm linh nữa. 

Trong mỗi hơi thở của trà tôi luôn nhìn thấy hình hài một Việt Nam tĩnh lặng và ban sơ, thuận tự nhiên, mộc mạc và tinh tế. Với tôi đó là khởi nguồn cũng là tận cùng của mọi chân giá trị. Tôi mong các sản phẩm về trà của Trà Phong – những sản phẩm mang đậm giá trị truyền thống của Việt Nam sẽ được mọi người đón nhận.

Về công việc, tôi mong có thể tìm được những người bạn đồng hành có cùng một nỗi trăn trở có thể ngồi với nhau, cùng nhau phát triển và bảo tồn phong vị trà Việt, và đưa Trà Việt đến giới trẻ.

Chàng trai Thái Nguyên và hành trình tìm lại 'Phong vị trà Việt'

LG gram phù hợp cho Khánh tiện di chuyển và làm việc.

Bản thân vốn yêu thích sự tối giản, công việc lại không cố định một chỗ,  Khánh ưu tiên lựa chọn sản phẩm công nghệ có độ bền cao để tiện di chuyển. LG gram là chiếc máy tính hướng tới sự bền bỉ, có tính đàn hồi cao, rất phù hợp mỗi khi Khánh cần ghi chép lại mỗi bước trong việc hoàn thiện một sản phẩm trà. Hơn nữa, với LG gram, thời lượng pin máy lên tới 21 giờ khiến Khánh rất ưng ý khi sử dụng, điều này giúp anh có thể làm việc mọi lúc mọi nơi nơi, suốt một ngày dài mà không phải lo lắng tìm ổ điện, hay mang sạc để tiếp năng lượng.

"Tôi sống - Tôi đam mê" là chuyên mục do Công ty điện tử LG Electronics Việt Nam tài trợ thực hiện trên báo điện tử Vnexpress với sự đồng hành cùng dòng sản phẩm Laptop LG gram. Sản phẩm được nhiều doanh nhân, bạn trẻ lựa chọn làm hành trang trong công việc. LG mong muốn tạo ra sân chơi thú vị để các bạn trẻ Việt Nam, chia sẻ về những niềm đam mê, những dự án tâm huyết mà mình đang theo đuổi và nỗ lực thực hiện.

Nếu bạn đang phát triển một dự án riêng ở các lĩnh vực công nghệ cao, sản phẩm của truyền thống quê hương, cửa hàng thương hiệu, trang trại sạch, tổ chức chương trình thiện nguyện lên vùng núi cao... hãy gửi bài viết về địa chỉ startup@vnexpress.net. Dự án của bạn sẽ được chia sẻ với cộng đồng để thương hiệu, sản phẩm lan tỏa tới nhiều người.

vnexpress.net


Đại sứ quán Việt nam tại Ucraina
Hàng Khô Việt Nam
Khai trương quán ăn Việt - Old Street
 

UnTeks Group

Dệt Kim Unteksgroup

PHÒNG CHẨN TRỊ Y HỌC CỔ TRUYỀN