Người Việt Odessa
Kinh doanh

Cắt giảm chi tiêu quá sớm sẽ ảnh hưởng bất lợi tới sự hồi phục kinh tế

Thứ hai, 13/07/2020 | 01:53
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) mới đây cảnh báo rằng việc cắt giảm chi tiêu quá sớm có thể tác động tiêu cực tới sự hồi phục kinh tế.

Theo quan chức phụ trách chính sách tài khóa Vitor Gaspar và nhà kinh tế trưởng Gita Gopinath của IMF, chi tiêu chính phủ sẽ cần có sự hỗ trợ và linh hoạt cho đến khi thoát khỏi cuộc khủng hoảng hiện nay một cách an toàn và bền vững.

Thậm chí, lãi suất ở mức thấp kỷ lục trên toàn cầu, số liệu về nợ gây ra nhiều ngạc nhiên khi vượt quy mô của nền kinh tế thế giới và thâm hụt ngân sách ở các nền kinh tế phát triển, cao hơn 5 lần so với mức ước tính đưa ra đối với năm 2020 trước khi dịch COVID-19 bùng phát.

Cuộc khủng hoảng y tế do dịch COVID-19 và tình trạng hoạt động sản xuất-kinh doanh tạm ngừng để ngăn dịch bệnh lây lan yêu cầu "một sự phản ứng tài khóa to lớn" lên tới 11.000 tỷ USD để hỗ trợ các hộ gia đình và ngăn chặn tình trạng phá sản.

Cắt giảm chi tiêu quá sớm sẽ ảnh hưởng bất lợi tới sự hồi phục kinh tế

Chi tiêu tiêu dùng cá nhân tại Mỹ giảm mạnh nhất trong hơn 60 năm.

Tuy vậy, sự phản ứng chính sách này cũng khiến nợ công toàn cầu đạt mức cao kỷ lục trong lịch sử khi tương đương hơn 100% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của thế giới, cao hơn các mức kỷ lục ghi nhận sau năm 1945.

Mới đây, trang tài chính của Yahoo cho rằng dịch bệnh cũng là cơ hội để người tiêu dùng tiết kiệm nhiều hơn. Thay vì thói quen mua sắm những đồ thời trang không thực sự cần, người Mỹ tăng tiết kiệm. Tỷ lệ tiết kiệm từ 8,2% trong tháng 2 lên 33% trong tháng 4. Đến tháng 5, họ chi tiêu nhiều hơn do một số bang đã mở cửa, nhưng tỷ lệ tiết kiệm vẫn giữ ở mức hơn 23%. Đây là các mức mức tiết kiệm cao chưa từng có với người Mỹ.

Cắt giảm chi tiêu quá sớm sẽ ảnh hưởng bất lợi tới sự hồi phục kinh tế

Khu Times Square, trung tâm New York City, hoang vắng vì COVID-19. Ảnh chụp ngày 20/03/2020. (Ảnh: Reuters)

Lần đầu tiên kể từ giai đoạn đại suy thoái, IMF dự báo cả nền kinh tế phát triển và mới nổi đều sẽ rơi vào tình trạng suy thoái trong năm 2020 này. Trong bản cập nhật triển vọng kinh tế thế giới tháng 6, các chuyên gia IMF nhận thấy tốc độ tăng trưởng toàn cầu thậm chí còn tồi tệ hơn so với ước tính trước đó là suy giảm 3% đưa ra vào tháng 4.

Trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, chính phủ các nước đã ngừng những chương trình kích thích tăng trưởng kinh tế sau khi dấu hiệu ổn định đầu tiên của nền kinh tế trong nước xuất hiện và điều này đã dẫn tới một sự hồi phục "ì ạch".