Người Việt Odessa
Kinh doanh

Đâu là bài học rút ra từ thương vụ Amazon và Whole Foods?

Thứ tư, 21/06/2017 | 13:02
Google và Microsoft có bao giờ lo lắng về viễn cảnh bị một nhà bán lẻ sách trực tuyến như Amazon “qua mặt” ở một trong những thị trường tăng trưởng cao nhất của họ: dịch vụ đám mây? Có bao giờ Apple sợ rằng trợ lý ảo Alexa của Amazon sẽ “nuốt gọn” trợ lý ảo Siri của họ?

Vì vấn đề đó, ngành taxi truyền thống đã không thể tưởng tượng được rằng một startup đến từ thung lũng Silicon sẽ là mối đe dọa lớn nhất của họ, cũng như AT&T và Verizon chắc chắn đã không tưởng tượng nổi rằng một công ty truyền thông xã hội như Facebook lại có thể trở thành kẻ thống trị trong ngành viễn thông di động.

Thế nhưng đây là bản chất mới của sự phá bĩnh: cạnh tranh mang tính phá bĩnh xuất hiện một cách đột ngột và đầy ngạc nhiên. “Những người đương nhiệm” không sẵn sàng cho điều này và kết quả là, phần lớn các công ty hàng đầu ngày nay sẽ có thể trở thành “mồi ngon” trong một thập kỷ, hoặc thậm chí là chưa tới.

Đâu là bài học rút ra từ thương vụ Amazon và Whole Foods?

Hãy nhớ lại hành trình của Amazon. Đầu tiên, họ chỉ là những hiệu sách, làm những công việc xuất bản và phân phối, sau đó là cung cấp những sản phẩm làm vệ sinh, đồ điện tử và hàng gia dụng. Giờ đây Amazon có thể sẽ thống trị tất cả các hình thức bán lẻ cũng như dịch vụ đám mây, thiết bị điện tử và cho vay ở quy mô nhỏ. Và vụ thôn tính Whole Foods của họ cho thấy rằng Amazon đang phá vỡ những rào cản giữa thế giới kỹ thuật số và thế giới thực.

Đây là loại phá bĩnh mà chúng ta sẽ thấy hầu như ở mọi ngành nghề trong thập kỷ tới, khi các công nghệ tiến bộ, hội tụ, và biến những công ty đang giữ vị trí hàng đầu thành “mồi ngon”. Chúng ta đã chứng kiến những tiến bộ trong các thiết bị tính toán, với những chiếc điện thoại thông minh có khả năng tính toán còn tuyệt vời hơn cả các siêu máy tính của ngày xưa. Giờ đây, mọi công nghệ với một nền tảng tính toán đều đang tiến bộ vượt bậc - trong đó gồm các lĩnh vực như cảm biến, trí thông minh nhân tạo, ngành thiết kế và chế tạo robot, sinh học tổng hợp và in 3-D. Và khi những công nghệ hội tụ, chúng cho phép các ngành “xâm phạm lãnh thổ” lẫn nhau.

Uber đã trở thành một mối đe dọa cho ngành vận tải bằng cách tận dụng những tiến bộ trên điện thoại thông minh, cảm biến GPS, và mạng internet. Airbnb cũng làm tương tự trong lĩnh vực khách sạn bằng cách dùng những công nghệ tiến bộ này để kết nối mọi người qua việc cung cấp chỗ ở. Khả năng sử dụng kết nối internet của Netflix đã khiến cho Blockbuster phá sản. WhatsApp của Facebook và Skype của Microsoft đã giúp giảm mạnh chi phí nhắn tin và gọi điện thoại, khiến cho các công ty viễn thông mất khoảng 386 tỷ USD trong giai đoạn 2012 – 2018.

Tương tự, sau khi đã chứng tỏ rằng những chiếc xe điện có thể tồn tại được, Tesla đang xây dựng các công nghệ bằng pin và năng lượng mặt trời, điều mà có thể gây “sốc” cho ngành năng lượng toàn cầu. Giờ đây các công ty công nghệ đang xây dựng những thiết bị cảm biến giám sát sức khỏe. Với trí thông minh nhân tạo, những công ty này sẽ có thể cung cấp sự phân tích dữ liệu y khoa tốt hơn cả bác sĩ. ResearchKit của Apple đang thu thập nhiều dữ liệu đến nỗi nó có thể sẽ đánh bại được ngành dược phẩm bằng cách thiết lập nên mối tương quan giữa sự hiệu quả và tác dụng phụ của những loại thuốc mà chúng ta uống.

Google, Facebook, SpaceX, và Oneweb cũng đang chạy đua nhau để cung cấp wifi miễn phí khắp nơi thông qua những máy bay không người lái, những vệ tinh siêu nhỏ và các khinh khí cầu. Đầu tiên, họ sẽ sử dụng các công ty viễn thông để cung cấp dịch vụ, sau đó họ sẽ biến các công ty đó thành “mồi ngon”. Đừng quên rằng động lực của ngành công nghệ là giúp mọi người lên mạng mọi lúc. Các mô hình kinh doanh của họ sẽ biến dữ liệu thành tiền thay vì là tính phí truy cập hay phí dữ liệu. Rồi cuối cùng họ cũng sẽ “nuốt” luôn ngành giải trí điện tử – cũng như mọi ngành nghề có liên quan đến việc xử lý thông tin.

Những vụ phá bĩnh này không xảy ra trong một ngành, vì các quản lý doanh nghiệp ấy đã được dạy dỗ bởi các nhà thông thái như Clayton Christensen, tác giả của quyển kinh thánh về quản lý “The Innovator’s Dilemma”.Thay vào đó, chúng đến từ nơi mà bạn sẽ ít mong đợi nhất. Christensen cho rằng các công ty có khuynh hướng “ngó lơ” những thị trường mà dễ bị tổn thương nhất với những sáng tạo mang tính phá bĩnh vì các thị trường này thường khó kiếm lợi nhuận hoặc có lợi nhuận quá thấp, khiến cho các đối thủ cạnh tranh khởi đầu bằng cách cung cấp những sản phẩm có giá thấp hơn và sau đó phát triển dần lên, hoặc tìm “ngỏ ngách” trong một thị trường mà các công ty đang giữ vị trí dẫn đầu đang không chú ý đến. Tuy nhiên, sự cạnh tranh đó không còn đến từ những công ty nhỏ hơn của một thị trường, mà là đến từ những ngành hoàn toàn khác.

Vấn đề cho các công ty dẫn đầu thị trường là họ hiện không sẵn sàng cho sự phá bĩnh này và thường không thừa nhận thực tế.

Vì đã thành công trong quá khứ, nên các công ty đó tin rằng họ có thể thành công trong tương lai, và rằng các mô hình kinh doanh cũ có thể hỗ trợ cho những sản phẩm mới. Những công ty lớn thường được tổ chức thành những bộ phận và các rào cản chức năng khác nhau, trong đó mỗi bộ phận có sự phát triển sản phẩm, bán hàng, marketing, hỗ trợ khách hàng và chức năng tài chính riêng. Mỗi bộ phận hoạt động riêng và tập trung vào thành công riêng. Bên trong pháo đài bảo vệ cho ý tưởng của mình, họ có lãnh đạo và văn hóa riêng. Và các nhân viên tập trung vào những vấn đề của riêng bộ phận mình – chứ không phải những vấn đề của công ty. Điều rất thường xảy ra là các bộ phận này xem đối thủ của họ là những bộ phận khác trong công ty, họ không thể hình dung ra được những ngành mới hay thấy được mối đe dọa ấy từ những ngành nghề khác.

Đây là lý do vì sao phần lớn những công ty hàng đầu hiện nay có thể đi theo “vết xe đổ” của Blockbuster, Motorola, Sears và Kodak, vốn từng là người dẫn đầu trong cuộc chơi cho tới khi các thị trường của họ bị phá bĩnh, khiến cho họ bị quên lãng.

Các công ty giờ đây phải sẵn sàng “chiến đấu”. Họ cần học hỏi về tiến bộ công nghệ và xem mình giống như cách của một startup công nghệ ở thung lũng Silicon: là mục tiêu béo bở cho sự phá bĩnh. Họ phải nhận thấy rằng mối đe dọa đó có thể xuất hiện từ bất kỳ một ngành nào, với bất kỳ công nghệ mới nào. Các công ty cần một sự chung tay – với tất cả các bộ phận cùng làm việc với nhau, dùng lối suy nghĩ mới, táo bạo để tìm ra cách thay đổi mình hoàn toàn và tự bảo vệ mình khỏi cuộc tấn công của sự cạnh tranh mới.

Tóm lại, chọn lựa mà cách nhà lãnh đạo đang đối mặt là phá bĩnh chính mình hay là sẽ bị phá bĩnh./.

vietstock.vn


Đại sứ quán Việt nam tại Ucraina
Hàng Khô Việt Nam
Khai trương quán ăn Việt - Old Street
 

UnTeks Group

Dệt Kim Unteksgroup

PHÒNG CHẨN TRỊ Y HỌC CỔ TRUYỀN