Người Việt Odessa
Kinh doanh

Chuyện gì đang xảy ra với các “ông lớn” Nhật Bản?

Thứ hai, 08/05/2017 | 08:14
Các công ty Nhật Bản từng một thời thống trị ngành đồ điện tử. Ngày nay, họ xuất hiện trên các mặt báo vì các vấn đề của họ hơn là vì những sản phẩm nổi bật của mình.

 

Chuyện gì đang xảy ra với các “ông lớn” Nhật Bản? 

Ở quốc gia phát minh ra chương trình nghe nhạc Walkman này, những thương hiệu nổi tiếng đã bỏ lỡ các xu hướng lớn – như sự trỗi dậy của điện thoại thông minh – và bị “níu chân” bởi các thủ tục hành chính doanh nghiệp phức tạp.

Những quyết định sai lầm dẫn đến hàng đống tiền phải “đội nón ra đi” và các vụ bê bối liên quan đến kế toán cũng đã tăng lên nhiều lần.

Và đây là một vài trường hợp sai lầm dẫn đến “thảm họa” nổi bật nhất:

Toshiba đang trên bờ vực

Từng là nhà tiên phong trong lĩnh vực máy tính xách tay, tivi và những sản phẩm điện tử gia dụng khác, nhưng giờ đây Toshiba đã gia nhập vào nhóm các công ty Nhật Bản đang phải vật lộn trong khó khăn và hiện đang sống nhờ vào sự hỗ trợ của các ngân hàng.

“Toshiba là công ty ‘zomebie’ cuối cùng”, Jesper Koll, CEO của WisdomTree Investments Japan, cho biết.

Tập đoàn này đã bị các công ty Trung Quốc và Hàn Quốc vượt mặt trong các ngành chủ chốt. Toshiba đã đột ngột chuyển hướng sang những ngành kinh doanh khác, đổ tiền vào ngành điện hạt nhân bằng cách mua công ty Westinghouse Electric của Mỹ.

Sau đó công ty này gặp rắc rối với vụ bê bối kế toán rất lớn trong năm 2015. Khi đang phải vật lộn để “thu xếp” mọi chuyện thì thương vụ đầu tư của họ vào lĩnh vực điện hạt nhân thất bại.

Chuyện gì đang xảy ra với các “ông lớn” Nhật Bản?

Hồi tháng 2, Toshiba cho biết những đợt trì hoãn kéo dài và chi phí vượt mức tại công ty hạt nhân ở Mỹ sẽ khiến cho họ bị “bay” mất 6.3 tỷ USD. Westinghouse đã đệ đơn xin phá sản, và Toshiba cảnh báo rằng sự tồn tại của chính họ vẫn còn là một dấu hỏi.

Giá cổ phiếu của công ty này đã mất hơn phân nửa chỉ trong vài tháng, và họ đang “bán đổ bán tháo” doanh nghiệp sản xuất chip bộ nhớ rất có giá cùng những tài sản khác của mình để tồn tại.

Sharp bị bán cho Foxconn

Trong thập niên 1980, Sharp nổi tiếng với những chiếc máy tính, đầu máy video (VCR) và máy cát-xét chất lượng cao. Công ty này đã đặt cược vào dòng tivi LCD và các bảng hiển thị, và có thời gian bước đi đó đã mang lại cho họ lợi nhuận. Tuy nhiên, sau đó đồng yên Nhật Bản mạnh lên và khủng hoảng tài chính toàn cầu đã khiến cho nhu cầu đối với các mặt hàng này giảm mạnh.

Chuyện gì đang xảy ra với các “ông lớn” Nhật Bản?

Sharp đã “ngấp nghé” bên bờ vực phá sản nhiều năm qua, và các ngân hàng đã giải cứu họ đến 2 lần. Năm 2015, công ty này công bố những khoản lỗ khổng lồ và phải cắt giảm khoảng 5,000 việc làm tại các chi nhánh trên toàn cầu của mình.

Điều đó có vẻ không có gì là nhiều. Tuy nhiên, đó là một con số lớn ở một nơi như Nhật Bản, quốc gia mà một công ty thường phải kinh doanh để cho mọi người có việc làm, Keith Henry, sáng lập viên của Asia Strategy ở Tokyo, nói.

Rốt cuộc, Sharp đã bị nhà sản xuất hàng điện tử của Đài Loan là Foxconn mua lại vào năm ngoái.

Olympus được các thiết bị y tế cứu?

Olympus bắt đầu sự nghiệp là một nhà sản xuất kính hiển vi nội địa và tiếp tục trở thành nhà sản xuất máy ảnh và nhà cung cấp thiết bị y khoa hàng đầu. Tuy nhiên, những hành động mờ ám trong vấn đề kế toán của công ty này đã khiến họ phải rơi vào một vụ bê bối đáng xấu hổ.

Vào năm 2011, Michael Woodford, một quản lý người Anh, đã trở thành vị CEO đầu tiên không phải là người Nhật của Olympus. Ông nhanh chóng phát hiện ra rằng công ty này đã làm sai lệch các báo cáo tài chính, giấu những khoản lỗ suốt từ những năm 1990 đến khi ông nhậm chức.

Khi ông bắt đầu đặt câu hỏi về vấn đề này, ban giám đốc đã đột ngột sa thải ông. Tuy nhiên, thiệt hại là chuyện đã rồi. Woodford trở thành “người tuýt còi”, phơi bày vụ gian dối kế toán suốt 13 năm, trị giá đến 1.7 tỷ USD.

Woodford sau đó nói rằng văn hóa cực kỳ lễ phép của Nhật Bản đã góp phần vào những vấn đề của Olympus. Sự kính trọng dành cho người lớn tuổi đã tạo ra một môi trường mà những quyết định tồi tệ về mặt quản lý đã gặp thử thách suốt nhiều năm.

Chuyện gì đang xảy ra với các “ông lớn” Nhật Bản?

Với một đội ngũ điều hành mới mẻ, công ty này đã có sự trở lại ấn tượng. Giá cổ phiếu của họ đã tăng gấp gần 10 lần so với mức thấp nhất hồi năm 2011, nhờ doanh số của các thiết bị y tế tăng mạnh.

Sanyo bị Panasonic mua lại

Sanyo từng là nhà sản xuất hàng điện tử tiêu dùng lớn thứ 3 của Nhật Bản, đồng thời cũng bán pin điện thoại di động và những thiết bị gia dụng khác. Công ty này là một tên tuổi hàng gia dụng trên toàn cầu, chiếm vị trí đắc địa nhất tại một trong những địa điểm thu hút du khách nhất của Luân Đôn, đó là Piccadilly Circus, nơi mà họ bắt đầu quảng cáo trên một bảng hiệu đèn neon khổng lồ vào năm 1978.

Chuyện gì đang xảy ra với các “ông lớn” Nhật Bản?

Vào những năm 2000, công ty này phải đối mặt với một đợt thay đổi lớn kéo dài và phải vất vả tìm cách giải quyết sự cạnh tranh đến từ Trung Quốc và Hàn Quốc.

Đồng yên mạnh cũng khiến cho hàng xuất khẩu Nhật Bản đắt hơn, khiến các nhà sản xuất chịu áp lực phải sáp nhập. Và việc gì đến đã phải đến, Panasonic mua lại Sanyo vào năm 2009.

Bảng quảng cáo rộng 340 feet vuông ở Piccadilly Circus, giống như “chủ nhân” của mình, cuối cùng cũng trở thành nạn nhân của sự thay đổi công nghệ. Sanyo bị yêu cầu phải thay nó bằng một tấm bảng quảng cáo bằng đèn LED hiện đại, với các hình ảnh di động. Công ty này nói rằng họ “không cảm thấy cần thiết phải thay nó vì những lý do kinh tế”.

Tấm bảng quảng cáo này chính thức ngưng hoạt động vào năm 2011./.

vietstock.vn


Đại sứ quán Việt nam tại Ucraina
Hàng Khô Việt Nam
Khai trương quán ăn Việt - Old Street
 

UnTeks Group

Dệt Kim Unteksgroup

PHÒNG CHẨN TRỊ Y HỌC CỔ TRUYỀN