Người Việt Odessa
Kinh doanh

6 năm lập hơn 19.000 quy hoạch

Thứ năm, 10/11/2016 | 01:30
Thảo luận về dự án Luật quy hoạch được Chính phủ trình Quốc hội ngày 9/11, nhiều ý kiến đại biểu lo lắng trước tình trạng quy hoạch đang được lập tràn lan, kém chất lượng.

Đại biểu Nguyễn Phi Thường (Hà Nội) lo lắng trước tình trạng quy hoạch "hỗn loạn" hiện nay. Dẫn lại báo cáo của Chính phủ, đại biểu Phi Thường cho hay, số lượng quy hoạch phải lập đã tăng 6 lần - hơn 19.280 bản quy hoạch so với cách đây 6 năm. Số lượng quy hoạch nhiều nhưng chất lượng lại kém, quy hoạch sau "phủ" quy hoạch trước. Vị đại biểu này cho rằng, cấp thiết phải lập lại trật tự quy hoạch, song ông băn khoăn khi dự luật đưa ra phương án xây dượng quy hoạch tổng thể quốc gia để "lập lại trật tự hiện nay".

"Chúng tôi băn khoăn trình độ của chúng ta trong thời gian rất ngắn 2-3 năm để lập lại trật tự quy hoạch. Khi xây dựng quy hoạch tổng thể quy hoạch quốc gia thì sẽ nhặt những nội dung gì? Trong thời gian rất ngắn, trình độ của chúng ta liệu có đủ đưa đất nước vào bước vào giai đoạn mới hay không?", ông Thường đặt câu hỏi. Đại biểu Trần Hoàng Ngân (TP HCM) góp ý, không nên quy định tổ chức, cá nhân được phép tài trợ lập quy hoạch do lo ngại "có nhà tài trợ các bản quy hoạch sẽ không đảm bảo tính công bằng, có thể bị tác động bởi lợi ích riêng".

6 năm lập hơn 19.000 quy hoạch

Đại biểu Nguyễn Phi Thường (Hà Nội) lo lắng trước tình trạng quá nhiều quy hoạch kém chất lượng, chồng chéo hiện nay. Ảnh: Giang Huy

"Hôm nay giá cao su lên thì người dân thi nhau trồng cao su, hôm nay giá sắn xuống thì phá bỏ không trồng sẵn nữa... Quy hoạch phải đảm bảo chất lượng và tính ổn định, lâu dài", đại biểu Trạc nói. Đại biểu Phan Đình Trạc (Nghệ An) chia sẻ, ông lo ngại nhất là chất lượng và tính ổn định của quy hoạch.

Trưởng ban Ban Nội chính Trung ương nói, để quy hoạch có chất lượng thì bản thân người lập quy hoạch phải có trách nhiệm và có tầm tư duy, bên thẩm định phải chặt chẽ, chứ không phải "trình ra một tập hồ sơ dày không ai "soi" hết được, trình lên cấp trên ký rồi đến khi đi vào thực tế mới vỡ lẽ ra quy hoạch bất hợp lý, vướng ngược vướng xuôi".

Ông Phan Đình Trạc cũng cho rằng, nếu quy hoạch phải điều chỉnh để bám sát nhu cầu bức thiết của cuộc sống, thị trường thì cũng phải được lập chặt chẽ, chứ không phải làm tuỷ tiên, rất nguy hiểm.

Còn đại biểu Hồ Đức Phớc (Nghệ An) nhận xét, dự luật cần có quy định cụ thể việc điều chỉnh quy hoạch, phải yêu cầu chấp hành các thủ tục, trình tự thẩm định một cách chặt chẽ, tránh chuyện tùy tiện điều chỉnh và làm trái.

Ngoài ra, vị đại biểu cũng đề xuất phải đưa nội dung "điều chỉnh trái quy hoạch" vào nội dung cấm. Ông lấy ví dụ trong quy hoạch đô thị, nếu không có quy định chặt chẽ trong luật thì sau khi quy hoạch được phê duyệt, người có thẩm quyền lại phê duyệt điều chỉnh khác đi. Ngoài ra, trong quá trình xét duyệt quy hoạch cũng cần lấy ý kiến rộng rãi của người dân, tránh tình trạng có sự tác động từ bên ngoài làm thay đổi quy hoạch.

Ở điểm này đại biểu Văn Thị Bạch Tuyết (TP HCM) và Nguyễn Việt Dũng (TP HCM) đều bày tỏ vai trò, tiếng nói của người dân trong dự luật hiện quá mờ nhạt. Các đại biểu đề nghị dự luật cần đề cập cụ thể quyền hạn, quyền lợi của người dân trong lập quy hoạch.

Thẩm tra dự án luật trước đó, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng cần phải có quy hoạch tổng thể quốc gia để đảm bảo tính thống nhất và đồng bộ của hệ thống quy hoạch cả nước, khắc phục được tình trạng quản lý chia cắt, cục bộ, thiếu liên kết. Với sự quan trọng như vậy, đa số ý kiến cơ quan thẩm tra cho rằng dự thảo luật cần quy định Chính phủ trình Quốc hội quyết định quy hoạch tổng thể quốc gia.

Theo vnexpress.net


Đại sứ quán Việt nam tại Ucraina
Hàng Khô Việt Nam
Khai trương quán ăn Việt - Old Street
 

UnTeks Group

Dệt Kim Unteksgroup

PHÒNG CHẨN TRỊ Y HỌC CỔ TRUYỀN