Người Việt Odessa
Kinh doanh

Các nhà bán lẻ săn cơ hội từ nền kinh tế mới nổi châu Á

Chủ nhật, 16/10/2016 | 02:07
Trong top 20 thành phố có ngành bán lẻ tăng trưởng nhất toàn cầu có 12 thành phố thuộc khu vực châu Á và tám trong số đó đến từ Trung Quốc, đang được giới đầu tư săn lùng để tìm kiếm cơ hội, theo Jones Lang LaSalle (JLL) Việt Nam.

Đơn vị này vừa công bố báo cáo xếp hạng các thị trường thu hút bán lẻ trên thế giới với tâm điểm là các nền kinh tế mới nổi thuộc khu vực châu Á, đặc biệt là Trung Quốc. Báo cáo này khảo sát 240 thương hiệu quốc tế trên 140 thành phố bán lẻ toàn cầu, đưa ra một cái nhìn sâu sắc về việc tìm kiếm tăng trưởng của các thương hiệu này. Tổng số 140 thành phố bán lẻ chiếm 36% GDP, 13% dân số và 33% tổng chi tiêu của người tiêu dùng trên toàn thế giới.

Khảo sát cho thấy Thượng Hải là thành phố tăng trưởng nhanh trong top đầu, chỉ sau Dubai. Các siêu đô thị của Trung Quốc là những điểm đến yêu thích của các thương hiệu quốc tế nhằm tiếp cận khách mua tại quốc gia này. Bên cạnh những khu trọng điểm phát triển mạnh như đường Tây Nanjing và đường Huaihai, các khu vực xung quanh có hướng đối tượng khách nội địa đang mọc lên rất nhiều theo khắp các tuyến tàu điện ra ngoài thành phố, và mạng lưới bán lẻ của thành phố ngày càng phát triển và mở rộng.

Bắc Kinh xếp hạng ba nhờ tầng lớp trung lưu bùng nổ và mức sống tăng lên. Những dự án nổi bật như China World Mall và Taikoo Li tiếp tục thu hút tầng lớp thượng lưu đến mua sắm. Các trung tâm như Beijing APM và Oriental Plaza đã rất quen thuộc với khách du lịch trên phố mua sắm Wangfujing. Vùng ngoại ô cũng tăng trưởng một cách nhanh chóng vì có nhiều người chọn cách mua sắm ở cửa hàng địa phương hơn là việc phải đương đầu với tình trạng giao thông trong trung tâm thành phố.

Các nhà bán lẻ săn cơ hội từ nền kinh tế mới nổi châu Á

Thượng Hải là thành phố châu Á dẫn đầu trong nhóm thị trường bán lẻ tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Ảnh: Luxurydesign

JLL đánh giá, các thị trường mới nổi có thể đem đến nhiều rủi ro về mặt kinh tế địa chính trị hơn cho các nhà bán lẻ quốc tế. Một ví dụ điển hình là chiến dịch chống tham nhũng tại Trung Quốc và những hậu quả dây chuyền mà nó gây ra đối với thị trường bán lẻ cao cấp. Tuy nhiên, các nhà bán lẻ quốc tế đang ngày càng thích nghi với việc giải quyết những rủi ro này, và họ thích nghi với việc này ngay từ khi bắt đầu để có được vị trí vững chắc trên đấu trường quốc tế.

Giá thuê tại các thị trường mới nổi cũng phản ánh được tính minh bạch thị trường, rủi ro danh tiếng, sự trưởng thành, cũng như tiềm năng phát triển. Điều này có nghĩa là mức giá tương đối thấp so với các thị trường trưởng thành hơn. Những thành phố như TP HCM, Jakarta và Bangalore đem đến cho nhà bán lẻ cơ hội mở rộng mạng lưới cửa hàng với mức giá thuê thấp hơn 2.000 USD một m2 mỗi năm với mức tăng doanh thu bán hàng 8-10% cho đến năm 2019, theo dự báo của Oxford Economics. Tuy nhiên, để bắt kịp các thành phố trưởng thành và tốc độ xây các trung tâm bán lẻ mới chậm lại, giá thuê sẽ tăng dần.

Giám đốc Khối bán lẻ của JLL, David Zoba nhận định, toàn cảnh thị trường bán lẻ toàn cầu sẽ có nhiều thay đổi đáng kể trong vòng 10 năm tới. Các thay đổi này nhờ vào sự gia tăng mạnh mẽ số lượng tầng lớp trung lưu tại các thị trường mới nổi đã thu hút các nhà bán lẻ đến tìm kiếm sự tăng trưởng.

Theo ông David Zoba, cuộc đua tìm kiếm sự tăng trưởng đang đẩy mạnh quá trình thâm nhập ồ ạt của các thương hiệu quốc tế vào những thành phố hấp dẫn bán lẻ nhất trên thế giới, đặc biệt là các thành phố tại châu Á. Các nhà bán lẻ tìm được mặt bằng tốt tại những vị trí thu hút vào đúng thời điểm sẽ có được thành công lớn và gia tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, họ cũng cẩn thận vì những tiềm năng thường đi đôi với rủi ro.

Vũ Lê - vnexpress.net


Đại sứ quán Việt nam tại Ucraina
Hàng Khô Việt Nam
Khai trương quán ăn Việt - Old Street
 

UnTeks Group

Dệt Kim Unteksgroup

PHÒNG CHẨN TRỊ Y HỌC CỔ TRUYỀN