Người Việt Odessa
Kinh doanh

Nông nghiệp VN: “Đã đến lúc không thể làm theo cách cũ được nữa”

Thứ tư, 28/09/2016 | 02:11
“Ngành nông nghiệp tạo ra sản phẩm nhưng cũng kèm theo cái giá phải trả về môi trường. Đã đến lúc không thể làm theo cách cũ được nữa.”

Đó là nhận định của ông Ousamne Dione, tân Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, tại Lễ Công bố Báo cáo Phát triển Việt Nam 2016 với chủ đề chuyển đổi nông nghiệp Việt Nam, tăng giá trị, giảm đầu vào diễn ra sáng nay 27/09 tại Hà Nội.

Nông nghiệp VN: “Đã đến lúc không thể làm theo cách cũ được nữa”
WB công bố  Báo cáo Phát triển Việt Nam 2016.

Ông Ousamne Dione cho rằng tốc độ tăng trưởng trong nông nghiệp Việt Nam đã giảm sút, nông nghiệp cũng dễ bị tổn thương trước các hiểm họa thời tiết, và nông nghiệp cũng tạo dấu chân môi trường nghiêm trọng.

 

Lý giải việc tại sao WB lựa chọn nông nghiệp làm chủ đề của Báo cáo năm nay, ông Ousamne Dion cho biết nông nghiệp có tầm quan trọng đặc biệt trong thời gian tới nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng kép của WB trên toàn cầu, đó là mục tiêu giảm nghèo và chia sẻ thịnh vượng. Nông nghiệp còn gắn với việc làm và thích ứng với biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, Việt Nam đang trong giai đoạn “bước ngoặt” trong nông nghiệp khi ngành này đang chịu những tác động tiêu cực về biến đổi khí hậu, cộng với những kỳ vọng của người tiêu dùng đối với những vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm.

Theo ông Steven Jaffee, Chuyên gia Kinh tế trưởng WB tại Việt Nam, Việt Nam đã không tính đến chi phí môi trường khi sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu và tài nguyên nước trong nông nghiệp. “Với việc số lượng người thuộc tầng lớp trung lưu ngày một gia tăng, nhu cầu về thực phẩm sẽ đa dạng hơn, chất lượng thực phẩm cũng phải cao hơn, sạch hơn. Đây là cơ hội cho nông dân và nhà cung cấp dịch vụ, khi có những sản phẩm thân thiện với môi trường hơn, giá bán sản phẩm sẽ còn tăng. Cải thiện được tình trạng hiện nay, đóng góp cho nông nghiệp vào GDP của Việt Nam sẽ được cải thiện,” ông Steven Jaffee nói.

Cũng theo ông Steven Jaffee, nông nghiệp Việt Nam cần tránh trở thành nguyên nhân gây ra các bệnh liên quan đến ăn uống, tránh lạm dụng thuốc trừ sâu, tránh gây ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe con người và động vật hoang dã. Đặc biệt, người Việt Nam cần tránh lãng phí thực phẩm trong ăn uống hàng ngày.

Nông nghiệp VN: “Đã đến lúc không thể làm theo cách cũ được nữa”
Nông nghiệp Việt Nam đang chịu sự cạnh tranh bởi chính các yếu tố trong nước.

Theo ông Steven Jaffee, nông nghiệp Việt Nam đang chị sự cạnh tranh bởi chính các yếu tố trong nước, bởi quá trình phát triển đô thị, công nghiệp và dịch vụ, về lao động, đất đai và nguồn nước. Chi phí lao động tăng đã bắt đầu hạn chế khả năng cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường quốc tế, đó là dựa trên ưu thế sản xuất nguyên liệu giá rẻ và không tạo sự khác biệt.

“Đã đến lúc ngành nông nghiệp Việt Nam phải thực hiện “tăng giá trị, giảm đầu vào”, tức là phải tạo thêm giá trị kinh tế cho nông dân và người tiêu dùng, đồng thời giảm sử dụng tài nguyên thiên nhiên, lao động và các nguồn lực khác. Ngoài ra, ngành nông nghiệp còn phải chuyển hướng cạnh tranh bằng cách trở thành nguồn cung đáng tin cậy, chất lượng ổn định, đảm bảo an toàn thực phẩm và tạo thêm nhiều giá trị,” ông Steven Jaffee khuyến nghị.

Theo infonet.vn


Đại sứ quán Việt nam tại Ucraina
Hàng Khô Việt Nam
Khai trương quán ăn Việt - Old Street
 

UnTeks Group

Dệt Kim Unteksgroup

PHÒNG CHẨN TRỊ Y HỌC CỔ TRUYỀN