Người Việt Odessa
Kinh doanh

Tỷ giá không chịu nhiều áp lực những tháng cuối năm

Chủ nhật, 25/09/2016 | 01:59
Tỷ giá mấy tuần qua có tăng lên nhưng các chuyên gia cho rằng mức điều chỉnh không đáng kể và dự báo sẽ ổn định vào những tháng cuối năm.

Hai tuần đầu tháng 9, tỷ giá trung tâm USD/VND do Ngân hàng Nhà nước công bố liên tục có biến động. Nhất là tuần vừa qua, từ ngày 9/9 đến ngày 14/9, tỷ giá trung tâm tăng 4 phiên liên tiếp, tổng cộng tới 69 đồng, đạt mức 21.965 đồng một đôla Mỹ - mức cao nhất kể từ khi Ngân hàng Nhà nước bắt đầu thực hiện chính sách tỷ giá mới ngày 4/1 (tỷ giá lúc đó là 21.896 đồng).

Tuy nhiên, mấy ngày gần đây, tỷ giá trung tâm hạ nhiệt mỗi USD hiện được bán ra ở mức 21.492 đồng.

Tỷ giá không chịu nhiều áp lực những tháng cuối năm

Sự biến động tỷ giá USD/VND mấy tuần qua chỉ là sự điều chỉnh bình thường theo cung cầu. Ảnh: PV.

Song song đó, tỷ giá tại các ngân hàng thương mại cũng có tăng nhưng mức độ nhẹ hơn. So với đầu tháng 9, mỗi USD hiện được các nhà băng bán ra quanh 22.340 đồng, còn mua vào là 22.270 đồng, tăng 10 đồng. Lý giải động thái này, lãnh đạo một ngân hàng cổ phần cho rằng, mức độ tăng không đáng kể và đây chỉ là sự điều chỉnh linh hoạt theo cung cầu thị trường. 

Ngoài ra, những tháng cuối năm, thông thường nhu cầu vay ngoại tệ để nhập khẩu hàng hóa thường tăng cao. Bên cạnh đó, các nguồn vốn vay ngoại tệ đến hạn thanh toán nên phần nào ảnh hưởng lên tỷ giá.

Tuy nhiên, nhìn nhận về vấn đề này, Tổng giám đốc Ngân hàng HSBC, ông Phạm Hồng Hải phân tích, tỷ giá thời gian qua nếu không có sự can thiệp của Ngân hàng Nhà nước thì tiền đồng đã tăng giá vài phần trăm. Nhưng đến thời điểm này, tỷ giá vẫn rất ổn định và Ngân hàng Nhà nước đã mua vào khoảng 10 tỷ USD để tăng dự trữ ngoại hối.

Trong bối cảnh năm nay, theo ông Hải, nếu Cục dự trữ liên bang Mỹ không tăng lãi suất quá đột ngột mà chỉ điều chỉnh tầm 0,25% vào tháng 12 tới thì tỷ giá tại Việt Nam sẽ không có nhiều biến động (trong cuộc họp tuần rồi, Fed đã không tăng lãi suất).

Về việc Fed tăng lãi suất USD vào dịp cuối năm, nhiều chuyên gia cũng không đánh giá cao khả năng này bởi tình hình hiện nay, lạm phát của Mỹ vẫn dưới 2%, kinh tế phát triển không như mong đợi nên mọi khả năng đều không chắc chắn. Do vậy, yếu tố bên ngoài tác động lên tỷ giá USD/VND là rất thấp.

Ngoài ra, theo một chuyên gia kinh tế tại TP HCM, nhu cầu nội địa đã hồi phục, cán cân thanh toán cân bằng hơn, cộng với mức độ lạm phát thấp... sẽ cho phép các chính sách tỷ giá trở nên linh động hơn trong khả năng kiểm soát nhu cầu USD. Do đó, ông dự báo từ nay đến cuối năm xác suất tiền đồng bị phá giá tiếp là rất nhỏ.

Trên thực tế, nguồn cung ngoại tệ (nhất là kiều hối) dự báo tiếp tục tích cực trong quý 3 và những tháng cuối năm. Thông tin từ Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM - Nguyễn Hoàng Minh cho biết, sau 8 tháng, lượng kiều hối chuyển về địa bàn Thành phố qua các kênh chính thức đạt gần 2,9 tỷ USD, tăng gần 6% so với cùng kỳ năm trước.

Theo ông Minh, lượng kiều hối này đã được bán lại cho ngân hàng khá nhiều nên phần nào giúp nguồn cung ngoại tệ của các tổ chức tín dụng dồi dào hơn và giảm áp lực lên tỷ giá.

Theo vnexpress.net


Đại sứ quán Việt nam tại Ucraina
Hàng Khô Việt Nam
Khai trương quán ăn Việt - Old Street
 

UnTeks Group

Dệt Kim Unteksgroup

PHÒNG CHẨN TRỊ Y HỌC CỔ TRUYỀN