Người Việt Odessa
Kinh doanh

Ông lớn mang về nhiều tiền nhất cho Nhà nước khi IPO đang làm gì?

Thứ bảy, 17/09/2016 | 04:52
VEAM không hoạt động trực tiếp trong ngành sản xuất và phân phối xe du lịch và xe máy, nhưng lại là đại diện phần vốn nhà nước tại các liên doanh lớn gồm: Toyota Việt Nam, Honda Việt Nam, và Ford Việt Nam.

Với 2.136 tỷ đồng giá trị cổ phần bán được từ đợt IPO, Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM) là doanh nghiệp đem về cho nhà nước khoản tiền lớn nhất trong 2 năm qua từ việc bán cổ phần nhà nước. Là một công ty 100% vốn nhà nước, VEAM đã tiến hành IPO vào ngày 29/08/2016 thông qua việc chào bán hơn 149 triệu cổ phần ra công chúng với giá đấu thành công 14.291 đồng/cổ phần.

Tỷ lệ nội địa hóa dưới 30%

VEAM hoạt động trong mảng sản xuất các loại động cơ, máy nông nghiệp, sản xuất các loại linh kiện, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, chế tạo và lắp ráp ô tô xe máy. Trong đó, máy nông nghiệp, ô tô tải trung và tải nhẹ và phụ tùng ô tô là những sản phẩm truyền thống.

Đối với mảng sản xuất, phân phối máy nông nghiệp, các sản phẩm máy nông nghiệp nổi bật của VEAM bao gồm: máy kéo 2 bánh gắn động cơ, máy xay xát, máy gặt, máy bơm nước, máy phát điện và động cơ xăng, động cơ diesel,… Với tỷ lệ nội địa hóa trên 60%. Sản phẩm máy nông nghiệp của VEAM chiếm 25% sản lượng tiêu thụ của các doanh nghiệp nội địa và tương đương khoảng 20% toàn thị trường.

Đối với mảng lắp ráp, phân phối xe tải thương mại, VEAM trực tiếp điều hành một nhà máy lắp ráp ôtô tải với tải trọng từ 1 đến 33 tấn có năng lực lắp ráp trên 30.000 xe mỗi năm. Tuy vẫn phụ thuộc vào một số linh kiện, phụ tùng nhập khẩu như hầu hết các nhà sản xuất ôtô trong nước khác, nhưng VEAM đã có thể tự sản xuất vỏ cabin của xe tải, bao gồm các công đoạn như dập, hàn, và sơn vỏ.

Do tính phức tạp kỹ thuật và đòi hỏi công nghiệp hỗ trợ, các doanh nghiệp ôtô Việt Nam, trong đó có VEAM, mới chỉ đạt tỷ lệ nội địa hóa rất thấp, dưới 30%. Trong vòng 5 năm tới, các dòng ôtô tải của VEAM vẫn sẽ phụ thuộc vào linh kiện nhập khẩu. Điều này không chỉ làm giảm khả năng cạnh tranh về giá so với xe nhập khẩu mà còn tiềm ẩn rủi ro tỷ giá cho doanh nghiệp. Đó là chưa kể, với tỷ lệ phụ tùng sản xuất trong khối ASEAN dưới 40%, xe lắp ráp tại Việt Nam sẽ rất khó xuất khẩu vào khối này do không đủ điều kiện để hưởng thuế suất ưu đãi.

Từ cuối năm 2015, thị trường xe tải thương mại đã cho thấy tín hiệu bão hòa, từ mức tăng 44% và 74% trong hai năm 2014 và 2015, tiêu thụ xe thương mại 7 tháng đầu năm 2016 chỉ tăng 36% so với cùng kỳ năm trước, đạt 57.181 chiếc. Việc chỉ tiêu thụ được hơn 3.400 xe so với công suất lắp ráp 33.000 xe trong năm 2015 cho thấy VEAM cần sự nâng cấp toàn diện trong cả hệ thống sản xuất và tiêu thụ.

Ông lớn mang về nhiều tiền nhất cho Nhà nước khi IPO đang làm gì?
Sơ đồ các công ty con, công ty liên doanh liên kết của VEAM.
Ông lớn mang về nhiều tiền nhất cho Nhà nước khi IPO đang làm gì?
Kết quả kinh doanh theo các năm của VEAM. Nguồn: VEAM.

Triển vọng tiêu thụ xe hơi chậm

VEAM không hoạt động trực tiếp trong ngành sản xuất và phân phối xe du lịch và xe máy, nhưng lại là đại diện phần vốn nhà nước tại các liên doanh lớn gồm: Honda Việt Nam (góp vốn 7.098 tỷ đồng), Toyota Việt Nam (góp vốn 1.160 tỷ đồng), và Ford Việt Nam. Trong đó, lợi nhuận được chia từ Toyota và Honda có đóng góp rất lớn vào lợi nhuận tài chính của VEAM, nên kết quả kinh doanh của VEAM chịu ảnh hưởng gián tiếp từ sự biến động của thị trường ôtô, xe máy.

Ông lớn mang về nhiều tiền nhất cho Nhà nước khi IPO đang làm gì?
Thị phần các thương hiệu xe du lịch tại Việt Nam năm 2015. Nguồn: BMI.

Với việc tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), thuế nhập khẩu xe du lịch sẽ giảm dần về mức 0% vào năm 2018, tạo điều kiện cho xe ngoại nhập thâm nhập vào thị trường Việt Nam dễ dàng hơn, trong khi giá bán xe tại Việt Nam cao hơn giá bán tại Thái Lan và Philipines từ 18% đến 36%.

Xe lắp ráp trong nước hiện chiếm khoảng 80% lượng xe du lịch tiêu thụ tại Việt Nam. Với chi phí sản xuất cao, và tỷ lệ nội địa hóa khiêm tốn, các nhà sản xuất xe du lịch đang được bảo hộ bởi chính sách thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt.

6 tháng đầu năm 2016, Toyota Việt Nam đưa ra mức tăng trưởng sản lượng tiêu thụ cho xe lắp ráp trong nước là 8%, trong khi xe nhập khẩu tăng 24% so với cùng kỳ, phần nào cho thấy tương lai kém khả quan của ngành sản xuất và lắp ráp ôtô nội địa.

Ông lớn mang về nhiều tiền nhất cho Nhà nước khi IPO đang làm gì?
Lợi nhuận trong các liên doanh, liên kết và giá trị các khoản đầu tư tài chính của VEAM. Nguồn: VDSC.

Đối với xe máy, triển vọng tiêu thụ cũng không khả quan hơn. Theo thống kê của VAMA, tiêu thụ xe máy toàn thị trường năm 2015 ước đạt 2,75 triệu xe, chỉ tăng 7% so với năm 2014. Nếu so sánh với giai đoạn 2011-2012, có thể thấy lượng tiêu thụ sụt giảm khá mạnh. Cụ thể, năm 2013, Việt Nam tiêu thụ 2,79 triệu xe máy, giảm 10% so với năm 2012; năm 2013 tiêu thụ 3,11 triệu xe, giảm 6,6% so với năm 2011. Sản lượng tiêu thụ năm 2015 của Honda Việt Nam giảm gần 15%, đạt gần 1,8 triệu chiếc, đà suy giảm kéo dài sang quý 1/2016 khi sản lượng chỉ đạt 402.000 xe, giảm 14% so với cùng kỳ. Hai năm trước đó, Honda Việt Nam cũng liên tục giảm sản lượng.

Ông lớn mang về nhiều tiền nhất cho Nhà nước khi IPO đang làm gì?
Nguồn: VDSC tổng hợp.
Ông lớn mang về nhiều tiền nhất cho Nhà nước khi IPO đang làm gì?
Thị phần tiêu thụ xe máy tại Việt Nam năm 2015. Nguồn: VDSC tổng hợp.

4 tháng đầu năm 2016, sản lượng tiêu thụ xe ôtô của Honda Việt Nam và Toyota Việt Nam tăng cùng kỳ lần lượt 14% và 12%, thấp hơn tăng trưởng trung bình 24% của năm 2015.

Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế của VEAM vẫn được bù đắp phần lớn từ các liên doanh liên kết, trong khi 4 năm gần đây, VEAM đều ghi nhận lỗ từ hoạt động kinh doanh. Theo kế hoạch, VEAM sẽ thoái vốn tại các công ty con gồm: Thoái vốn toàn bộ tại Mekong Auto (18%), và VEAM Korea (89%); giảm tỷ lệ sở hữu xuống còn 36% tại các công ty con như: Cơ khí An Giang (47,4%), Nakyco (49%), Vận tải thương mại VEAM (51%), Cơ khí chính xác số 1 (51%), Cơ khí Cổ Loa (53,6%). Dự kiến VEAM sẽ thu về khoảng 43,2 tỷ đồng khi hoàn thành thoái vốn tại 7 công ty kể trên. 

Theo infonet.vn


Đại sứ quán Việt nam tại Ucraina
Hàng Khô Việt Nam
Khai trương quán ăn Việt - Old Street
 

UnTeks Group

Dệt Kim Unteksgroup

PHÒNG CHẨN TRỊ Y HỌC CỔ TRUYỀN