Người Việt Odessa
Kinh doanh

70% nhân sự cấp cao người Việt ở Đông Nam Á muốn về nước

Thứ năm, 15/09/2016 | 03:10
Trong khi lao động trình độ cao muốn về nước do nhu cầu gia đình và mức đãi ngộ tốt, các doanh nghiệp cũng có nhu cầu tuyển dụng lớn với những nhân sự này.

Số liệu được đưa ra trong khảo sát "Return of the Asian Talent" (Sự trở về của nhân tài châu Á) vừa được hãng tư vấn và tuyển dụng nhân sự cấp cao Robert Walters công bố gần đây. Khảo sát được thực hiện tại 5 quốc gia Đông Nam Á, gồm Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Việt Nam với 650 nhân sự và nhà tuyển dụng cấp cao.

Dù chỉ là khảo sát quy mô nhỏ, Robert Walters nhận định xu hướng dịch chuyển về nước của nhân sự tại những nước trên cũng là một tín hiệu đáng mừng. Theo báo cáo, 3 lý do chính mà nhân sự đưa ra là mong muốn chăm sóc bố mẹ cao tuổi, mức đãi ngộ ở quê nhà cao hơn mặt bằng chung và sự thân thuộc với văn hoá bản địa.

70% nhân sự cấp cao người Việt ở Đông Nam Á muốn về nước

Nhân sự cấp cao nhiều nước châu Á đang có xu hướng quay về nước. Ảnh: Reuters

Báo cáo cũng cho thấy 86% nhà tuyển dụng trong khu vực khẳng định việc tìm kiếm nhân sự cấp cao người bản địa đã sinh sống và làm việc ở nước ngoài là một lựa chọn tối ưu. Nguồn nhân lực cấp cao trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu của họ.

Lương trung bình của nhân sự cấp cao ở Việt Nam

Theo ông Gerrit Bouckaert - Giám đốc của Robert Walters Thái Lan và Việt Nam, sự dịch chuyển của các nhân sự cấp cao Việt Nam ra nước ngoài trong những năm gần đây đã tăng lên rõ rệt. Các công ty tại Việt Nam cũng thấy rõ lợi ích của việc thu hút những người sinh ra trong nước, nhưng lại làm việc ở nước ngoài. Do họ có hiểu biết về văn hóa, am hiểu ngôn ngữ tốt hơn các quản lý cấp cao là người nước ngoài.

Ba ngành nghề đặc biệt thu hút nhân sự cấp cao Việt Nam ở nước ngoài về nước là kế toán - tài chính, ngân hàng - dịch vụ tài chính và công nghệ thông tin. Do kiến thức chuyên môn trong ba lĩnh vực này phải đạt chuẩn quốc tế, có thể áp dụng và truyền đạt xuyên quốc gia.

Theo báo cáo, ba yếu tố quan trọng để thu hút nhân lực cấp cao người Việt là chế độ đãi ngộ (so với mặt bằng chung), khả năng phát triển sự nghiệp và chế độ làm việc linh hoạt. Điều này có thể gây ra "xung đột lợi ích" với nhân sự cấp cao trong nước, ông Bouckaert cho biết.

Tuy nhiên, các công ty tại Việt Nam hiểu rõ tầm quan trọng của chi phí cơ hội trong việc giữ nhân tài, đặc biệt với các vị trí quan trọng. Do giá trị họ mang lại về mặt lâu dài thường cao hơn chế độ đãi ngộ trước mắt.

Đông Nam Á đang có sức hút rất lớn với các công ty đa quốc gia, đặc biệt là tại các thị trường như Việt Nam, Indonesia và Thái Lan. Tuy nhiên, các nước này luôn ở tình trạng thiếu hụt nhân sự cấp cao. Năm 2015, Robert Walters mở chiến dịch "Balik Kampung with Robert Walters" tại Singapore, nhằm kết nối nhân sự cấp cao Singapore với các công ty đa quốc gia có trụ sở trong nước.

Tại Việt Nam, năm ngoái Robert Walters cũng khởi động chiến dịch "Come Home Phở Good" (Come Home For Good – Về nhà hẳn), để kết nối nhân sự Việt Nam cấp cao ở nước ngoài với các công ty trong nước, đồng thời triển khai các khảo sát và báo cáo liên quan tới thị trường lao động Việt Nam.

Theo vnexpress.net


Đại sứ quán Việt nam tại Ucraina
Hàng Khô Việt Nam
Khai trương quán ăn Việt - Old Street
 

UnTeks Group

Dệt Kim Unteksgroup

PHÒNG CHẨN TRỊ Y HỌC CỔ TRUYỀN