Người Việt Odessa
Kinh doanh

Người Việt chi mạnh tay cho ngành hàng tiêu dùng nhanh

Thứ bảy, 20/08/2016 | 03:41
Theo báo cáo thị trường của Nielsen về ngành sản xuất hàng tiêu dùng nhanh (FMCG), doanh thu FMCG ở 6 thành phố lớn nhất cả nước trong quý 2/2016 tăng 6,3% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức 2,9% của quý trước và cũng là mức tăng trưởng cao nhất

 

Báo cáo cũng cho thấy khu vực nông thôn có nhiều tiềm năng cho ngành hàng tiêu dùng nhanh, với mức tăng trưởng của 12 tháng gần nhất đạt 7,6% trong khi khu vực thành thị chỉ đạt 6,3%.

Trong nhóm hàng FMCG, đồ uống (bao gồm bia, nước giải khát, nước uống tăng lực, nước uống thể thao, nước lọc đóng chai, nước uống dinh dưỡng, nước trái cây, trà túi lọc, trà chai, cà phê chai/lon, cà phê) đóng góp nhiều nhất cho doanh số của ngành, khoảng 41%, và mức tăng trưởng trung bình đạt 9,2%/năm. Với ngành hàng thực phẩm và ngành hàng sữa, mỗi ngành đóng góp 15% vào doanh thu chung với mức tăng trưởng trung bình lần lượt là 4,7% và 4,0%.

Người Việt chi mạnh tay cho ngành hàng tiêu dùng nhanh

Điều tra thị trường của Nielsen cũng tương tự với báo cáo gần đây về nông nghiệp Việt Nam của BMI Research. Theo BMI Research, ngành công nghiệp thực phẩm được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh. Cụ thể, doanh số bán hàng thực phẩm tăng 10,2% trong năm 2016 và tăng trưởng kép hàng năm cho giai đoạn 2015-2020 là 10,9%. Thu nhập của người dân Việt Nam vẫn thấp hơn các nước phát triển, vì vậy, nhu cầu tiêu dùng sẽ tập trung vào nhóm hàng thực phẩm và đồ dùng thiết yếu.

Với khoảng 6,1 triệu hộ sẽ ra khỏi diện nghèo trong giai đoạn 2015-2020 và nằm trong nhóm có thu nhập 5.000-10.000 USD/năm, nhu cầu tiêu dùng sẽ dịch chuyển lên nhóm hàng thực phẩm có giá trị cao, hứa hẹn cơ hội cho những công ty thực phẩm và thức uống có thương hiệu. Đặc biệt, báo cáo BMI cũng cho thấy sự lạc quan về ngành sữa của Việt Nam. Sản xuất sữa được dự báo tăng 10% trong giai đoạn 2015-2016 và 2016-2017. Nhu cầu cho những sản phẩm sữa có giá trị dinh dưỡng cao cũng sẽ tăng mạnh do sự gia tăng của lớp dân số trẻ của Việt Nam và tầng lớp trung lưu. Các công ty sữa cũng tăng cường đầu tư vào các trang trại bò sữa để tự chủ nguồn nguyên liệu hơn, giảm sự lệ thuộc vào nhập khẩu. Tuy nhiên, cạnh tranh trong thị trường sữa sẽ trở nên khắc nghiệt hơn do nhiều doanh nghiệp sẽ tham gia vào thị trường.

Triển vọng của ngành thức uống có cồn cũng khá nổi bật trong báo cáo BMI Research về thực phẩm và đồ uống quý 3/2016. Tăng trưởng trong chi tiêu cho các thức uống có cồn trong năm 2016 là 9%, và tăng trưởng kép hàng năm cho giai đoạn 2015-2020 là 11,1%. Bia vẫn sẽ chiếm ưu thế trong mảng thức uống có cồn về mức doanh thu cũng như đóng góp vào doanh thu chung cho toàn ngành.

Doanh thu từ bia đóng góp 22% vào doanh thu chung của toàn ngành FMCG với mức tăng trưởng trên 10% cho từng quý kể từ quý 2/2015. Tiêu thụ bia được kỳ vọng sẽ tăng mạnh, lượng bia tiêu thụ trên đầu người ước tính 60,1 lít/người cho năm 2015 và dự báo sẽ tăng lên 83,3 lít/người vào năm 2020, mức tăng trưởng kép 6,7%.

Người Việt chi mạnh tay cho ngành hàng tiêu dùng nhanh

Những con số trên phần nào thể hiện được sự hấp dẫn của thị trường bia tại Việt Nam, và cũng hứa hẹn nhiều sự quan tâm của giới đầu tư với việc thoái vốn và niêm yết của hai công ty đầu ngành Sabeco và Habeco, thuộc top 3 thị phần thị trường bia tại Việt Nam.

Theo báo cáo về niềm tin người tiêu dùng (CCI) của công ty thăm dò thị trường Nielsen, chỉ số niềm tin người tiêu dùng của Việt Nam trong quý 2/2016 tuy có giảm 2 điểm phần trăm so với quý trước xuống 107 điểm nhưng vẫn  đứng thứ 7 thế giới.

Kết quả khảo sát cũng cho thấy, 76% số người được khảo sát cho biết họ sẽ để tiền rỗi rãi vào tiết kiệm, một tỷ lệ cao nhất thế giới. Điều này ngầm ý một nguồn cung cấp vốn ổn định cho nền kinh tế, hơn nữa còn cho thấy niềm tin của người tiêu dùng vào giá trị của tiền đồng đang khá tốt. CCI cao còn thể hiện sự lạc quan về triển vọng kinh tế trong tương lai, đây là cơ sở cho sự ổn định và gia tăng trong tiêu dùng cá nhân và đầu tư của doanh nghiệp.

Theo infonet.vn

 


Đại sứ quán Việt nam tại Ucraina
Hàng Khô Việt Nam
Khai trương quán ăn Việt - Old Street
 

UnTeks Group

Dệt Kim Unteksgroup

PHÒNG CHẨN TRỊ Y HỌC CỔ TRUYỀN