Người Việt Odessa
Khoa học - Công nghệ

Từ nay nhạc do AI sáng tác ra cũng có thể có bản quyền

Thứ bảy, 14/12/2019 | 07:18
Trước bối cảnh trí tuệ nhân tạo đã có thể sáng tạo ra nội dung riêng cho mình, các nhà làm luật đang đặt ra các câu hỏi liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm sáng tạo của AI.

USPTO là một cơ quan chuyên trách về bằng sáng chế và thương hiệu ở Mỹ, đang tìm ra cách luật pháp hóa các sáng tác của AI tạo ra và đang lấy ý kiến công chúng ​​về việc này.

Theo đó, cơ quan này đang khảo sát về tác động của trí tuệ nhân tạo đối với bản quyền, thương hiệu và các quyền sở hữu trí tuệ khác. Họ đã thảo ra mười ba câu hỏi cụ thể, từ những gì sẽ xảy ra nếu AI tạo ra tác phẩm vi phạm bản quyền đến việc nếu nó là hợp pháp thì có thể cung cấp xác thực bản quyền cho AI hay không.

Từ nay nhạc do AI sáng tác ra cũng có thể có bản quyền
AI ngày càng thông minh hơn thì việc luật pháp hóa các quy trình sáng tạo và tạo ra tác phẩm là vấn đề cần thiết. (Đồ họa: The Verge).

Họ bắt đầu bằng việc tự hỏi liệu sản phẩm do AI sáng tạo ra trùng với một tác phẩm khác, nhưng không có sự can thiệp từ con người trong quá trình tạo ra, thì có nên coi là tác phẩm vi phạm bản quyền? Nếu không thì mức độ tham gia của con người sẽ là bao nhiêu để xác định được yếu tố vi phạm?

Các câu hỏi khác đặt ra cùng vấn đề này chẳng hạn như liệu công ty đào tạo AI có quyền sở hữu sáng tác thành phẩm hay không? Và liệu có ổn không khi sử dụng tài liệu có bản quyền để đào tạo AI ngay từ đầu? Liệu các tác giả có nên được công nhận cho kiểu sử dụng những tác phẩm của họ như vậy hay không? Nếu như thế, thì sẽ bằng cách nào?

Các nhà làm luật thường thường tìm kiếm quan điểm của dư luận để có được những ý kiến mới cũng như lắng nghe từ những người đang làm việc trực tiếp với lĩnh vực này. Không có câu hỏi nào trong số này có trả lời cụ thể trong luật pháp Mỹ hay bất kể quốc gia nào khác, nhưng người ta đã tranh luận về nó suốt nhiều năm qua. 

Từ nay nhạc do AI sáng tác ra cũng có thể có bản quyền
Các lập trình viên đã tuyên bố quyền tác giả đối với các tác phẩm mà phần mềm AI của họ tạo ra.

“Tôi nghĩ rằng những gì ta cần làm rõ trước pháp luật là những bước đi có ý thức được thực hiện bởi một con người. Quan điểm của tôi nếu tác phẩm được tạo ra hoàn toàn bằng máy tính thì không có chuyện bản quyền gì ở đó cả. Nhưng nếu một ai đó dùng AI để sáng tạo và cho ra tác phẩm chỉ với một nút bấm, thì đó lại là việc khác”, Zvi S. Rosen, giáo sư tại ĐH George Washington chuyên ngành luật cho biết.

Nhưng không phải lúc nào mọi thứ cũng dễ dàng như vậy. Các lập trình viên đã tuyên bố quyền tác giả đối với các tác phẩm mà phần mềm AI của họ tạo ra. Việc này đã diễn ra vào đầu năm nay trong thỏa thuận phân phối mà Warner Music làm trung gian với startup Endel. “Đây chính là chỗ mà nó trở nên phức tạp hơn. Tôi không có câu trả lời rõ ràng về điều đó”, Rosen nói.

Những câu hỏi tương tự như vậy là trọng tâm của các cuộc thảo luận đang diễn ra xung quanh AI và luật bản quyền. Nó là chủ đề hết sức lộn xộn và không có câu trả lời rõ ràng. Thông thường, USPTO chỉ nhận được một số phản hồi ít ỏi từ công chúng khi họ đưa ra các loại câu hỏi này. Trong khi đó, phần lớn câu trả lời tới từ các công ty luật hay các công ty truyền thông cần giành phần lợi về cho mình.

Khi AI ngày càng thông minh hơn thì việc luật pháp hóa các quy trình sáng tạo và tạo ra tác phẩm là vấn đề cần thiết. “Không có gì đáng ngạc nhiên khi USPTO làm điều này. Có lẽ ai trong chúng ta cũng thấy được tương lai đó đang đến gần. Dù sớm hay muộn những điều luật mới cũng phải được công bố để mọi chuyện được diễn ra đâu vào đấy”, Rosen chia sẻ.

khoahoc.tv


Đại sứ quán Việt nam tại Ucraina
Hàng Khô Việt Nam
Khai trương quán ăn Việt - Old Street
 

UnTeks Group

Dệt Kim Unteksgroup

PHÒNG CHẨN TRỊ Y HỌC CỔ TRUYỀN