Người Việt Odessa
Khoa học - Công nghệ

Băng tan ở Nam Cực đã tăng gấp 6 lần kể từ thập niên 70

Thứ sáu, 18/01/2019 | 02:10
Một nghiên cứu đáng báo động mới đây cho biết các sông băng lớn ở phía Đông châu Nam Cực góp phần đáng kể vào mực nước biển dâng. Các sông băng ở Châu Nam Cực đang tan chảy với tốc độ ngày càng nhanh trong bốn thập kỷ qua do dòng nước ấm từ đại dương chảy vào.

Theo các nhà nghiên cứu, kết quả mới phát hiện này đồng nghĩa với việc trong những thập kỷ tới đây, mực nước biển sẽ tăng nhanh hơn so với dự đoán. Dòng băng chảy ra bên ngoài là bình thường và tự nhiên và thường được bù đắp bởi khoảng 2.000 tỷ tấn tuyết rơi trên đỉnh Nam Cực mỗi năm, khiến mực nước biển Trái Đất không thay đổi. Tuy nhiên, nếu dòng băng chảy tăng tốc, lượng băng tan có thể vượt quá khối lượng tuyết rơi và khi điều này xảy ra, mực nước biển tăng.

Từ năm 1979 - 1989, mỗi năm ở Nam Cực có 40 tỷ tấn băng tan chảy vào đại dương. Theo nghiên cứu mà Viện Hàn lâm Khoa học mới công bố hôm thứ Hai, kể từ năm 2009, con số này đã tăng lên 252 tỷ mỗi năm, tăng gấp 6 lần so với bốn thập kỷ trước và đây là tốc độ chưa từng có (ước tính cứ 360 tỷ tấn băng tan thì mực nước biển trên toàn cầu sẽ tăng thêm một mm).

Kết quả này được đưa ra trên cơ sở tính toán tổng thể lượng băng thêm và mất tại 65 khu vực ở Nam Cực, nơi các sông băng lớn chảy vào biển. Nghiên cứu lần này cũng khẳng định tình trạng băng tan nghiêm trọng đang xảy ra ở phía Đông châu Nam Cực, nơi có nhiều băng nhất vượt xa các khu vực khác của châu lục; nếu lượng băng này tan hết, sẽ khiến mực nước biển tăng 170 feet, tương đương 52 m.

Băng tan ở Nam Cực đã tăng gấp 6 lần kể từ thập niên 70
Sông băng lớn ở phía Đông châu Nam Cực góp phần đáng kể vào mực nước biển dâng. (Nguồn: Reuters)

Eric Rignot, một chuyên gia về hệ thống Trái đất tại Đại học California ở Irvine và NASA, cho biết nhiều năm trước đây, các vùng ở phía Đông Châu Nam Cực không thu hút nhiều sự chú ý của các nhà nghiên cứu do quan điểm truyền thống cho rằng chẳng có gì xảy ra ở đó; tuy nhiên, tình trạng mà các nhà nghiên cứu mới phát hiện ở phía Đông châu Nam Cực, nơi có các sông băng lớn nhất trên hành tinh, thực sự gây lo ngại, đòi hỏi cần sớm nghiên cứu sâu hơn; bởi những thay đổi ở châu Nam Cực không phải chỉ giới hạn ở một vài vị trí mà có thể ở phạm vi rộng hơn chúng ta nghĩ.

Những phát hiện này là chỉ dấu mới nhất cho thấy thế giới có thể phải đối mặt với những hậu quả thảm khốc nếu tình trạng biến đổi khí hậu không được cải thiện. Thêm vào đó, cùng với việc xảy ra thường xuyên hơn các đợt nóng kéo dài, lũ lụt, bão và các hiện tượng thời tiết cực đoan khác do Trái Đất không ngừng ấm lên, các nhà khoa học đã dự đoán rằng nếu thế giới không giảm mạnh lượng khí thải carbon, thì đến năm 2100, mực nước biển trên toàn cầu có thể dâng thêm gần 3 feet (tương đương hơn 90cm). Ngày càng nhiều lo ngại rằng tình trạng băng tan ở Nam Cực thậm chí sẽ còn khiến mức tăng này lên cao hơn nữa.

khoahoc.tv


Đại sứ quán Việt nam tại Ucraina
Hàng Khô Việt Nam
Khai trương quán ăn Việt - Old Street
 

UnTeks Group

Dệt Kim Unteksgroup

PHÒNG CHẨN TRỊ Y HỌC CỔ TRUYỀN