Người Việt Odessa
Khoa học - Công nghệ

Miền Đông Nga sẽ bị nhấn chìm vào năm 2050

Thứ hai, 09/01/2017 | 04:42
Nhiều thành phố và thị trấn khắp phía Đông của Nga sẽ bị nuốt chửng bởi băng vĩnh cửu vào năm 2050.

Các nghiên cứu thế giới do các nhà khoa học địa chất Nga và Mỹ thuộc Đại học George Washington và Viện Khoa học Nga, chi nhánh Siberia cùng thực hiện được Daily Mail dẫn lại cho hay thông tin, các thành phố, thị trấn trên khắp vùng Siberia, vùng Viễn Đông Nga có thể sụp đổ trong vài thập kỷ tới do lớp băng vĩnh cửu trên thế giới bị tan chảy. Do tình trạng ấm nóng lên toàn cầu, khả năng chịu lực của nền đất đá trong vùng đóng băng vĩnh cửu sau 35 năm nữa có thể giảm đi 20 lần.

Miền Đông Nga sẽ bị nhấn chìm vào năm 2050
Băng vĩnh cửu sẽ tan dần ở các vùng Đông Bắc của Nga. Ảnh: TASS

Báo cáo của nghiên cứu cho hay,  biến đổi khí hậu trước tiên sẽ đe dọa các thành phố như Anadyr, Salekhard, nơi các tòa nhà có thể trở nên không ổn định trong vài năm tới. Sau một vài thập niên, cả thành phố khai thác kim cương Yakutsk lẫn thành phố khai thác mỏ Norilsk cũng bị đe dọa.

Miền Đông Nga sẽ bị nhấn chìm vào năm 2050
Thành phố Anadyr có thể bị đe dọa trong 15 năm tới khi vùng đất phía Bắc của Nga đang ấm lên với tốc độ khoảng 0.12 độ C/năm, nhanh hơn mức tăng trung bình toàn cầu.

Daiy Mail dẫn các báo cáo cho thấy có thể vào giữa năm 2020, vấn đề nghiêm trọng sẽ xảy ra ở Salekhard, một thị trấn nằm giữa vòng Bắc Cực, là cửa ngõ cung cấp khí đốt lớn của Nga trên bán đảo Yamal.

Các phân tích nêu khả năng xấu nhất là 75-95%  khắp vùng băng vĩnh cửu sẽ tan vào năm 2050. Điều này có thể có tác động tàn phá làm biến dạng và sụp đổ cấu trúc đối với các thành phố được xây dựng trên vùng băng vĩnh cửu.

Miền Đông Nga sẽ bị nhấn chìm vào năm 2050
Dấu hiệu của việc tan băng làm sụt lún một căn nhà ở Yakutia.

Siberia Times cũng dẫn thực trạng xảy ra ở khu vực phía Bắc Nga có những tòa nhà bị sụp đổ hay nứt gãy bởi các chấn động dưới nền đất, các tuyến đường sắt cũng quanh co, xô lệch, không sử dụng được.

Miền Đông Nga sẽ bị nhấn chìm vào năm 2050
Đường sắt không thể sử dụng vì nứt, tách và tan băng bên dưới. Ảnh: Đường sắt ở Novaya Chara, Zabaikalsky - Siberia Times

4 thành phố nằm trong khu vực khảo sát của các chuyên gia nghiên cứu, ở rất xa nhau - khoảng cách từ Salekhard đến Anadyr dài gấp 6 lần khoảng cách từ Moscow đến St.Petersburg. Tuy nhiên, tất cả các khu đông dân cư này có điểm chung là đều nằm trên lớp băng vĩnh cửu chiếm 63% lãnh thổ Nga. Các nhà khoa học cho rằng, tình trạng biến đổi khí hậu làm cho thuật ngữ "đóng băng vĩnh cửu" có thể một ngày nào đó là không hoàn toàn chính xác.

Miền Đông Nga sẽ bị nhấn chìm vào năm 2050
Các thành phố bị ảnh hưởng bởi băng vĩnh cửu tan dần.

Bởi rất khó dự đoán thật sự chính xác độ ấm lên toàn cầu, các nhà địa chất học đã đưa ra cảnh báo cho hay, những tòa nhà xây mới tại các khu dân cư phải tính đến thực tế là chúng phải có khả năng đứng vững trên nền đất đá bị giảm 75% hoặc thậm chí tới 95% khả năng chịu tải.

Miền Đông Nga sẽ bị nhấn chìm vào năm 2050
Các căn nhà ở Yakutsk mới xây phải lường trước lượng chịu tải của lớp băng bên dưới.

Theo ông Dmitry Drozdov, Quyền Giám đốc của Viện Trái đất quyển băng, chi nhánh Siberia của Viện Khoa học Nga cho biết: "Mỗi năm, Nga đang mất dần lãnh thổ do việc tan băng vĩnh cửu ở khu vực vùng biển phía Bắc trong khoảng 500 cây số vuông tương đương với kích thước của quốc gia Andorra ở châu Âu. Bờ biển phía Nam cũng đang bị nước biển xâm lấn, nhưng ở phía Bắc, tình trạng bị cuốn trôi nhanh hơn rất nhiều".

Miền Đông Nga sẽ bị nhấn chìm vào năm 2050
Thị trấn Salekhard nằm giữa vòng Bắc Cực, cửa ngõ vào nguồn cung cấp khí đốt lớn của Nga trên bán đảo Yamal.

Mới đây, nhà khoa học người Ý Luca Marchesini Belelli làm việc tại Trường Đại học liên bang Viễn Đông của Nga đã tuyên bố rằng tốc độ ấm lên toàn cầu biểu lộ rõ nhất ở vùng Bắc Cực, nơi khí hậu đang thay đổi nhanh gấp 3-4 lần so với mức trung bình toàn cầu.

Miền Đông Nga sẽ bị nhấn chìm vào năm 2050
Thành phố khai thác mỏ nickel của Nga ở Norilsk, cũng đã được dán cảnh báo nguy cơ sụt lún.
Miền Đông Nga sẽ bị nhấn chìm vào năm 2050
Một tuyến đường sắt bị hỏng ở Novaya Chara, Zabaikalsky vì sụt lún dưới nền băng.

Một hậu quả của sự tan chảy của lớp băng vĩnh cửu là sự ô nhiễm của nước ngầm, trong đó có sự xuất hiện của vi khuẩn có hại mà thực sự rất khó khăn để làm sạch chúng. Việc xói lở cũng sẽ ảnh hưởng tới nguồn nước và sự suy giảm tự nhiên của môi trường.

Quế Chi - datviet.vn


Đại sứ quán Việt nam tại Ucraina
Hàng Khô Việt Nam
Khai trương quán ăn Việt - Old Street
 

UnTeks Group

Dệt Kim Unteksgroup

PHÒNG CHẨN TRỊ Y HỌC CỔ TRUYỀN