Người Việt Odessa
Khoa học - Công nghệ

Quyết tâm mới của kỹ sư Việt thử thành công máy bay

Thứ tư, 14/09/2016 | 07:15
 Sau quá trình tập luyện bay thành công, ông Hiển sẽ đăng ký làm đề tài sáng chế khoa học, nhưng vấn đề hiện nay là vốn.

Đổi tên thành "Giấc mơ"

Ngày 13/9, chia sẻ với Đất Việt, kỹ sư Bùi Hiển (62 tuổi, ngụ thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương) cho biết: "Sau khi bay thành công các bài tập, tôi đã đưa máy bay về xưởng, để sửa lại phần càng vì qua mấy lần tập bộ phận trên đã bị lỏng.

Và chiếc máy bay tự chế này tôi đã đổi tên thành “Giấc mơ” với khả năng bay khá ổn định ở độ cao thử nghiệm khoảng 2m. Trên đuôi máy bay, tôi cũng đã viết dòng chữ “Bùi Hiển” để khẳng định thương hiệu của mình".

Bên cạnh đó, theo chia sẻ của ông Hiển, máy bay "Giấc mơ" có trọng lượng 390kg, chưa tính thùng nhiên liệu nặng 15kg và trọng lượng của phi công. Với động cơ hiện tại, thực tế máy bay có khả năng nâng tới 600kg, nhưng tổng trọng lượng nói trên hiện chỉ mới hơn 450kg.

Quyết tâm mới của kỹ sư Việt thử thành công máy bay

Kỹ sư Bùi Hiển bên chiếc máy bay mang tên "Giấc mơ" của mình

“Mặc dù máy bay có thể bay ở vận tốc 200km/h nhưng trong thời gian thử nghiệm, tôi chỉ bay thử ở độ cao 2m với vận tốc khoảng 40 - 50km/h. Điều tôi ấn tượng ở chiếc máy bay này là nó bay rất ổn định, như tôi đã từng nói rất lạ và thần kỳ so với hồi ban đầu mới tập bay”, ông Hiển chia sẻ.

Trong tương lai, nếu được cơ quan chức năng cho phép nhập động cơ và đĩa điều khiển từ các công ty chuyên sản xuất linh, phụ kiện cho ngành hàng không, ông Hiển hứa hẹn sẽ tạo nên một ản phẩm hoàn chỉnh hơn, thậm chí, hướng tới mở xưởng sản xuất riêng.

Bởi vì, các chi tiết của chiếc trực thăng này cũng được ông Hiển nghiên cứu kỹ lưỡng để thay đổi thiết kế cho phù hợp, độ an toàn cao hơn.

Quyết tâm mới của kỹ sư Việt thử thành công máy bay

Cận cảnh chiếc máy bay "made in Vietnam"

"Trước đây, tôi đã từng bỏ tiền thuê một công ty nước ngoài thiết kế cánh quạt trực thăng bằng nhôm cao cấp. Hệ thống chuyển động số bằng dây cua-roa được thay bằng hộp số của xe ô tô (loại 16 chỗ).

Cánh quạt được đúc thay vì hàn ghép có độ hoạt động ổn định hơn, đỡ ồn hơn. Còn trước đây sử dụng dây cua-roa chỉ trong khoảng 6h là dây bị đứt nên phải sử dụng hộp số mới ổn định được.

Hơn nữa, động cơ của máy bay cũng được ông sang tận Campuchia mua, tôi nghiên cứu lựa chọn các chi tiết, bộ phận làm sao để cho máy bay an toàn, bền nhất", ông Hiển nhấn mạnh.

Gia nhập Hội hàng không vũ trụ VN

Cùng với việc cho trực thăng cất cánh, chia sẻ thêm, ông Bùi Hiển cho biết: "Tôi đã làm việc với Hội Hàng không Vũ trụ Việt Nam và làm đề tài sáng chế khoa học để xin phép Bộ Quốc phòng để bay thử nghiệm chiếc trực thăng tự chế mang tên "Giấc mơ" của mình.

Theo tôi được biết chi phí để làm đề tài rất lớn, nên phải kiếm nhà tài trợ, nhiều người muốn đầu tư nhưng với điều kiện phải dán tên của họ lên trên đầu máy bay, nên tôi còn lưỡng lự.

Quyết tâm mới của kỹ sư Việt thử thành công máy bay

Hình ảnh ông Bùi Hiển ngoài bãi tập

Cụ thể là nhiều nhà sản xuất trong KCN đã đề xuất, tài trợ tất cả các khoản chi phí từ tước đến nay tôi làm, nhưng với điều kiện gắn logo lên, khoản tài trợ lên tới cả chục nghìn USD. Nhưng đây là niềm đam mê, gần 6 tháng ròng rã chế tạo, tập bay, nên tôi chỉ muốn nó là của riêng mình.

Chỉ trong trường hợp bí quá, cần thiết thì tôi mới đồng ý với hình thức hợp tác để lấy vốn đầu tư".

Nói về tên gọi “Giấc mơ” cho chiếc máy bay thứ hai, ông Hiển chia sẻ: “Giấc mơ của tôi bây giờ đã tạm trở thành hiện thực, nhưng tôi còn muốn làm được nhiều hơn như thế.

Những dự định sẽ lắp thêm hệ thống phun thuốc trừ sâu vào dưới bụng của máy bay để phục vụ nông nghiệp, nếu có tương lai tôi sẽ đầu tư. Tất nhiên là tôi muốn tiếp tục bay nhiều nữa, để chuẩn bị cho việc xin giấy phép để bay thử tại sân bay, tôi sẽ tập thêm nhiều giờ bay khác”.

datviet.vn


Đại sứ quán Việt nam tại Ucraina
Hàng Khô Việt Nam
Khai trương quán ăn Việt - Old Street
 

UnTeks Group

Dệt Kim Unteksgroup

PHÒNG CHẨN TRỊ Y HỌC CỔ TRUYỀN