Người Việt Odessa
Khoa học - Công nghệ

Kỹ sư Việt đóng toa đường sắt: Xuất khẩu sang Campuchia

Thứ ba, 06/09/2016 | 04:47
Ngoài việc đáp ứng nhu cầu của ngành đường sắt nội địa, Công ty xe lửa Dĩ An còn xuất khẩu sang 1 số thị trường nước ngoài khác

Không sản xuất kịp đơn hàng trong nước

Ngày 2/9, toa tàu giường nằm do các kỹ sư thuộc Công ty cổ phần Xe lửa Dĩ An chế tạo với nội thất sang trọng, nhẹ hơn toa cũ khoảng 6 tấn được kéo từ Bình Dương về Xí nghiệp Toa xe Sài Gòn (TP.HCM) để kiểm tra lần cuối trước khi kết nối vào đoàn tàu SE4 (Sài Gòn - Hà Nội) chạy lúc 22h cùng ngày.

Trước sự kiện trên, trao đổi với Đất Việt, ngày 5/9, ông Nguyễn Văn Nè - Chủ tịch Công đoàn, Công ty cổ phần Xe lửa Dĩ An cho biết: "Từ xưa đến nay chúng ta mới chỉ lắp ráp chưa tiến đến việc thiết kế, còn bây giờ đã đến giai đoạn chế tạo.

Công ty chúng tôi cũng đã mất rất nhiều thời gian cho việc mày mò, rút kinh nghiệm, tính toán về mặt kỹ thuật, để có được thành quả trong chế tạo như ngày hôm nay.

Vừa qua, Dĩ An đã thiết kế thi công chế tạo xe khách mẫu công nghệ mới, vật liệu nhẹ do Công ty cổ phần vận tải Đường sắt Sài Gòn làm chủ đầu tư.

Toa xe đóng mới được đầu tư về khoa học công nghệ đạt chất lượng và thay đổi hình thức trang trí nội thất bên trong sẽ khác đi so với các toa xe hiện tại, trọng lượng toa xe có thể giảm từ 5 đến 6 tấn/toa.

Kỹ sư Việt đóng toa đường sắt: Xuất khẩu sang Campuchia

Toa tàu do kỹ sư thuộc Công ty cổ phần Xe lửa Dĩ An chế tạo gồm 28 giường nằm. Ảnh TTO

Kế hoạch đóng mới toa xe khách vật liệu nhẹ, công nghệ mới là chủ trương của Đường sắt Việt Nam nhằm mục đích nâng cao chất lượng phục vụ hành khách đi tàu với các tiện nghi tốt nhất.

Trang trí nội thất trong toa xe từ sàn đến các buồng khách được đổi mới hoàn toàn đáp ứng nhu cầu phục vụ hành khách, thay đổi bộ mặt nhà ga và hình ảnh đoàn tàu đối với hành khách đi tàu tăng sức cạnh tranh với các phương tiện giao thông khác.

Thế nhưng, trong quá trình thực hiện, chúng tôi gặp khá nhiều khó khăn do thiếu vật liệu, thị trường VN không có nên phải đi nhập khẩu của nước ngoài, công nghệ cũng phải nhập khẩu.

Chỉ riêng về trình độ của kỹ sư, tay nghề của kỹ sư là hoàn toàn yên tâm, vì đã có kinh nghiệm nhiều năm đóng mới, về bản vẽ cũng đã có kinh nghiệm thiết kế, cắt sẵn, nên không gặp khó khăn khi bắt tay vào chế tạo".

Về việc phân phối sản phẩm, theo ông Nè, hiện nay, đơn hàng trước mắt của Công ty Cổ phần Vận tải Đường sắt Sài Gòn là 15 toa tàu mới, hoán cải 37 toa tàu cũ, hạn trả là đến Tết, còn Công ty Cổ phần Vận tải Đường sắt Hà Nội cũng đặt 15 toa tàu mới.

Với thời gian chỉ còn hơn 4 tháng, nên công ty đã không nhận hết đơn hàng, chỉ nhận của công ty đường sắt Sài Gòn. Trung bình 1 toa tàu nếu làm mới cũng mất 2 tháng, đó là toa đầu tiên, làm theo mẫu do nhà đặt hàng yêu cầu, sau sản xuất hàng loạt thì nhanh hơn.

Ví dụ chủ đầu tư yêu cầu một số tính năng thay đổi công nghệ, phòng vệ sinh, trang thiết bị trên xe, đáp ứng theo ý khách hàng, theo ý nhà đầu tư nên lâu hơn các toa xe bình thường.

Đặc biệt, do các nguyên vật liệu chủ yếu vẫn phải đi nhập ở nước ngoài từ thanh sắt, miếng sắt, thiết bị vật tư, nên thời gian làm không đáp ứng được yêu cầu của đơn đặt hàng.

Đợt vừa rồi theo yêu cầu của Xí nghiệp toa xe Sài Gòn, công ty Dĩ An mới phối hợp thực hiện hoán cải toa tàu cũ thành toa tàu mới hiện đại, giá thành dao động gần 10 tỷ đồng/toa.

"Nếu có điều kiện hãy làm mới, vì toa tàu cũng giống như một căn nhà, nhà cũ muốn làm lại thì cũng không thay đổi cơ bản được, còn xây mới làm nguyên liệu mới sẽ khác công nghệ cũ, cách đây 5 - 10 năm vật liệu khác, gạch lát nhà cũng khác, chất lượng tất yếu sẽ tốt hơn.

Giá thành hoán cải tàu cũ thành tàu mới thì chỉ mất tiền thay đổi trang trí nội thất, lợi thế là giá thành rẻ, còn đóng mới toàn bộ thì giá cao hơn, nhưng đổi lại là chất lượng tốt. Về mặt kỹ thuật.về mặt tính năng đảm bảo, trọng lượng nhẹ hơn, giảm bớt nhiên liệu, mỗi toa sẽ giảm 6-7 tấn.

Nói chung, năng lực của công ty chủ yếu là đóng mới nhiều, hầu như các toa xe chạy trên đường sắt VN cũng do Dĩ An đóng mới. Tàu Thống Nhất made in VN là chủ yếu, chỉ còn 1 số toa nhập khẩu từ những năm 1985.

Chúng ta hiện nay, chỉ chưa làm được trục bánh, một số van không chế tạo được, vì thế phải mua phụ tùng về lắp ráp, nhưng giá thành chắc chắn rẻ hơn nhập khẩu nguyên chiếc", ông Nè nói rõ.

baodatviet.vn


Đại sứ quán Việt nam tại Ucraina
Hàng Khô Việt Nam
Khai trương quán ăn Việt - Old Street
 

UnTeks Group

Dệt Kim Unteksgroup

PHÒNG CHẨN TRỊ Y HỌC CỔ TRUYỀN