Người Việt Odessa
Khoa học - Công nghệ

Malaysia đưa 70 nhà khoa học ra nghiên cứu biển Đông

Thứ hai, 08/08/2016 | 13:02
Sau khi đưa ra những tuyên bố cứng rắn với Trung Quốc, Malaysia tiếp tục đưa 70 nhà nghiên cứu ra biển Đông

Tờ Borneo Post ngày 3/8 dẫn lời ông Madius Tangau, Bộ trưởng Khoa học, công nghệ và đổi mới Malaysia, cho biết nước này đã đưa 70 nhà nghiên cứu ra Biển Đông để nghiên cứu và đánh giá sự ảnh hưởng của hiện tượng El Nino trên hệ sinh thái biển.

Trao đổi với các nhà báo địa phương tại Trung tâm thủy văn quốc gia, ông Tangau khẳng định, chuyến đi trên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì Biển Đông từ lâu đã là nơi cung cấp nguồn protein lớn nhất cho người dân Malaysia.

Malaysia đưa 70 nhà khoa học ra nghiên cứu biển Đông
Sau khi đưa ra những tuyên bố cứng rắn với Trung Quốc, Malaysia tiếp tục đưa 70 nhà nghiên cứu ra biển Đông.

“Họ khởi hành trên ba chiếc tàu và sẽ thu thập thông tin cần thiết cho chính phủ trước khi chính phủ đưa ra các chính sách liên quan đến biển cũng như quản lý thuỷ sản theo hướng bền vững, bảo vệ và bảo tồn rạn san hô”, ông Tangau nói.

Đây là chuyến đi nghiên cứu lần thứ hai của các nhà khoa học Malaysia đến biển Đông. Chuyến đi đầu tiên tiến hành hồi năm 2009.

Bên cạnh những tác động của biến đổi tự nhiên, môi trường sinh thái Biển Đông bị huỷ hoại nặng nề bởi những hoạt động cải tạo rạn san hô, bãi cạn và xây dựng đảo nhân tạo phi pháp của Trung Quốc ở các bãi đá tại quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Malaysia tăng cường đối đầu Trung Quốc trên biển Đông?

Tuyên bố trên của Malaysia được đưa ra ngay sau khi Trung Quốc tiến hành gia tăng các hoạt động gây hấn trên biển Đông sau khi bị tòa trọng tài PCA xử thua trong vụ khởi kiện của Philippines.

Điều này đã cho thấy thái độ cứng rắn hơn của Malaysia trước Bắc Kinh sau một thời gian dài im lặng và bỏ qua vì những phụ thuộc nặng nề về thương mại và đầu tư.

Trước đây, Trung Quốc từng thực hiện hai cuộc tập trận hải quân năm 2013, 2014 tại Bãi ngầm James, ngoài khơi bang Sarawak của Malaysia khoảng 50 hải lý. Nhiều lần, tàu Hải cảnh của Trung Quốc chở người có vũ trang đã tấn công ngư dân tại Miri, Malaysia khiến ngư dân khu vực này hoang mang. Nhưng tất cả những sự việc này đều được lờ đi.

Tuy nhiên thời gian gần đây, Malaysia đã bắt đầu có những tuyên bố cứng rắn với Bắc Kinh.

Reuters hôm 2/6 dẫn lời một viên tướng cấp cao của Malaysia cho rằng Kuala Lumpur giờ đây cần phải đứng lên chống lại những hành vi xâm nhập lãnh hải Malaysia do Trung Quốc tiến hành.

Để trấn an dân tình, chính quyền Kuala Lumpur còn loan báo cho triển khai tàu Hải quân đến khu vực, và trong một động thái hiếm hoi, đã triệu Đại sứ Trung Quốc để yêu cầu giải thích rõ vụ việc.

Tuy nhiên, Bắc Kinh vẫn phớt lờ phản đối của Kuala Lumpur. Bộ Ngoại giao Trung Quốc không hề nhận lỗi, với luận điệu cố hữu là tàu cá của họ chỉ đánh bắt bình thường ở “các vùng biển liên quan.”

Sau đó, trong một động thái được cho là nhằm đáp trả Trung Quốc, Malaysia đã công bố kế hoạch thiết lập một căn cứ hải quân tiền phương gần Bintulu, phía Nam Miri.

Kuala Lumpur đã giải thích đây là căn cứ để đối phó với nguy cơ tấn công của tổ chức IS, đang hoạt động tại miền Nam Philippines, tức là cách đó hàng trăm cây số về phía Đông Bắc.

Tuy nhiên, ông Ian Storey, chuyên gia về Biển Đông tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore, cho biết căn cứ này không phải nhằm vào IS, mà có thể hành vi của Trung Quốc trên Biển Đông mới là đích ngắm thực sự .

Hồng Sơn - khoahoc.tv


Đại sứ quán Việt nam tại Ucraina
Hàng Khô Việt Nam
Khai trương quán ăn Việt - Old Street
 

UnTeks Group

Dệt Kim Unteksgroup

PHÒNG CHẨN TRỊ Y HỌC CỔ TRUYỀN