Thật vậy, có ai không biết 12 tháng là một năm, có người nào chẳng hay giây phút cuối cùng trước thềm lục đục chuyển mình sang năm mới là “Đêm giao thừa”. Để rồi, vào thời điểm lắng đọng ấy, thức dậy trong ta ký ức những ngày qua với bảo suy tư thầm kín: Cuộc sống và tình yêu có từ nơi đâu!
Vâng. Thử hỏi, trên đời này hạnh phúc nào bỗng dưng mà có! Có bông hoa nào mà thắm sắc đậm hương lại thiếu bàn tay chăm sóc của người thợ vườn. Nhà cao cửa rộng cũng phải bắt đầu từ những viên gạch nhỏ. Có được nụ cười trẻ thơ cũng phải sau “chín tháng mười ngày mang nặng đẻ đau” của mẹ. Suy rộng ra, dân tộc ta độc lập tự do, giang sơn thống nhất một nhà sau những tháng ngày dài lâu, bền bỉ dẻo dai chống Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ xâm lược thắng lợi hoàn toàn. Và, giờ đây muôn triệu người dân sống hạnh phúc dưới bầu trời thanh bình, xã hội chủ nghĩa quên sao được hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” đêm ngày nơi chiến trường đầy đạn bom khói lửa; công lao trời biển “cả cuộc đời vì nước vì dân” của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, của Đảng Cộng Sản Việt Nam quang vinh. Cũng như với chúng ta, qua chặng đường dài sinh sống, làm việc và học tập trên quê hương thứ hai UCRAINA nà, những gì có trong tầm tay hôm nay, ngoài sức lực, trí tuệ tự gồng mình trên thương trường sôi động vào mùa đông giá lạnh miền hàn đới còn là sự quan tâm đúng mức, chỉ đạo sát sao của Đại sứ quán Việt Nam tại UCRAINA cùng chủ trương thực thi “Vì một cộng đồng trong sạch và vững mạnh” của Hội người Việt Nam tỉnh Kharkov- Một tổ chức xã hội có sức thu hút, kết nối các hội đoàn khác thành một khối thống nhất, đồng hành vững bước đi lên trên quan điểm mang tính thời đại “cùng nhau sẽ chiến thắng”.
Thêm nữa, ngẫm câu châm ngôn “Phi thương bất phú”, liện hệ thực tế mười mấy năm về trước, một vài doanh nhân “Trong tay sẵn có đồng tiền”, kịp thời về quê mạnh dạn đầu tư “Thông đồng bén giọt” trở thành đại gia tầm cỡ theo cung bậc khác nhau, ai cũng thấy và có lẽ học cũng tự hiểu “Bắt đầu và đi lên” từ Trung tâm thương mại Барабошова. Kể cả gần đây, khu chợ bán buôn, bán lẻ lớn nhất miền Đông UCRAINA này kém hẳn theo chiều hướng kinh tế chợ không “bao giờ” phát triển. Nhiều hôm chợt vắng tanh vắng ngắt như tự “cái then cửa”. Khi thiếu 3 nhân tố cơ bản “Thiên thời, địa lợi, nhân hòa”. Nhưng dân chợ búa cả Ta lẫn Tây vẫn gắn bó với chợ Барабошова, như cặp tình nhân thủy chung, đến với nhau từ thuở ban đầu(1996) bền lâu cho đến tận bây giờ(2020)
Nhớ mãi đầu tháng 12 cuối năm Kỷ Hợi(2019) lượng người mình về quê đón Xuân Canh Tý(2020)-cả Tết dương lịch tới Tết âm, đông hơn hẳn mấy năm qua. Lắm chuyến bay, hành khách Việt chiếm già nửa. Ngoài số ít khăn gói lên đường về hẳn sau khi đã chuẩn bị chu đáo tinh thần lẫn vật chất làm lại cuộc đời tại miền quê còn hầu hết cầm trong tay vé hai chiều với ý nguyện vừa gặp lại người thân cho dịu nỗi buồn “Tha hương cầu thực”, vừa giảm nhẹ kinh phí nơi chợ búa “Mùa đông nhiều hôm về tay không” như anh bạn chủ áo Ky-rờ-tờ-ca đưa vợ con về Khúc ruột miền Trung tâm sự. Bịn rịn lúc chia tay hắn lúng túng thở dài “Hẹn gặp lại”. Tôi đoán, có lẽ chưa tự quyết ngày khứ hồi chăng!
Chờ mãi, gần 2 tháng trôi qua, chả thấy đâu. Nhớ bạn hiền , lòng buồn tênh.
Bỗng dưng, tuần vừa rồi, gặp lại hắn đứng lặng yên bên cửa hàng áo vụ đông, không người mua. Mừng rên, nắm chặt tay tôi hắn vui vẻ bộc lộ “nỗi niềm của hai ta”:
-Lần này về quê trọn vẹn “Một công đôi việc”. Thú vị quá. Chắc chắn sẽ làm tiền đề cho những năm sau.
Chờ hắn nói xong tôi liền hỏi đùa:
-Đợi lâu, ngỡ cậu ở lại.
Lắc đầu hắn thủ thỉ trải lòng:
-Quê hương là chùm khế ngọt cho mỗi đứa con người dân nước Việt_ sinh ra và lớn lên từ đấy. Còn Kharkov, gần 40 năm trời gắn bó với nó như quê hương hứ hai, qua bao bước thăng trầm được nhiều hơn mất, đậm đà tình yêu cho đến tận bây giờ, thì hỏi cậu “đi đâu về đâu” một khi ta bắt đầu từ đây.
-Có nghĩa là Việt Nam-UCRAINA là một miền quê trong con tim biết yêu thương của mỗi con người Việt Nam chúng ta. Tôi vững chắc đối đáp trong niềm tin và hy vọng.
Trước lúc chia tay, anh bạn hỏi:
-Còn cậu, “Đêm giao thừa” có gì mới không?
Được thế, tôi kể. Chiều tối 25 tháng 1 năm 2020, chờ chuông đồng hồ điểm-tức 12 giờ đêm 30 Tết ở Việt Nam, thắp 3 nén hương kính vái Tổ tiên, đền đáp công ơn nuôi dưỡng sinh thành của mẹ cha mới có ta ngày hôm nay, thưởng thức bánh chưng xanh cho tình đời rực cháy những hoài niệm xưa đang khắc khoải nơi trái tim... là những đêm ngồi canh nồi bánh chưng cho đến sớm mai này, là những lúc cùng mấy thằng bạn “nối khố” từ “ngõ nhỏ, phố nhỏ” dạo qua các phố cổ “Hàng Đường, Hàng Đào, Hàng Muối” trắng tinh của Hà Nội xưa 36 phố phường hoặc đến Quảng trường Ba Đình lịch sử vái vọng Lăng Bác Hồ với tấm lòng thành kính công ơn trời biển của Người đối với dân tộc... Nhất là, không thể quên khi sánh vai cô bạn gái “mái tóc đen óng trải ngang vai”, ngồi bên Hồ Gươm, mặt nước xanh vời vợi mà lòng rực cháy tình yêu có từ thuở ban đầu. Và rồi trước khi ra về cho kíp giờ đón Giao thừa, tôi thường ngắt một nhánh lá xanh tươi “Tặng em” xông đất theo tục lệ Cổ truyền dân tộc... Trước lúc dừng lời, tôi kết thúc như tự dặn mình nữa “Hãy yêu quý những gì đã có và gắng giữ gìn nó cho đời thăng hoa”/
Đã đi xa cửa hàng của nah bạn thân. Ngoái lại nhìn, thấy đoi mắt sáng ngời của hắn vẫn dõi theo tôi, như ý hẹn giây phút tái ngộ cho thấm đậm tình bạn đã có từ bao năm qua, như ý muốn góp thêm vào sức mạnh chung của cộng đồn nhằm vượt qua tất cả mọi khó khăn trở ngại đang chờ ta ở phía trước...
Nguyễn Trọng Cơ
“Bạn Đồng hành”_Kharkov tháng 2-2020