Người Việt Odessa
Chia sẻ cộng đồng

Tình sâu nghĩa nặng bây giờ là đây!

Thứ năm, 16/01/2020 | 16:55
Những tháng năm dài lâu chống đế quốc Mỹ xâm lược, có không ít những người lính và sĩ quan quân đội thời Xô Viết tình nguyện tham gia nơi chiến trường đầy khói lửa đạn bom, góp sức mạnh viết nên trang sử hào hùng của dân tộc ta, đánh cho Mỹ cút ngụy nhào, kết nối hai miền Nam-Bắc thành giang sơn thống nhất một nhà (30/4/1975).

Giờ đây đã đi qua bao nhiêu mùa xuân vĩnh cửu, tình sâu nghĩa nặng ấy còn thêm thấm đậm trong tâm hồn mỗi người dân nước Việt. Ở Kharkov, chúng tôi là chiều dài hơn 20 năm quan hệ khăng khít gắn bó yêu thương giữa Hội người Việt Nam tỉnh Kharkov và gần đây, Hội cựu chiến binh thành phố Kharkov với Hội cựu chiến bình Kharkov-Ucraina, mà thành viên là những chiến hữu lão thành từng công tác tại Việt Nam vào thời kỳ chống Mỹ cứu nước.

Thật tuyệt vời, ngay hôm đầu tiên tiếp xúc với hơn 50 cụ, hầu hết là sĩ quan, ngắm khuôn mặt hồng hào, dáng vóc chắc nịch của người lính năm xưa cùng nụ cười sảng khoái, lời nói sành sõi tiếng Việt “Chào đồng chí”, chúng tôi thật sự xúc động vào cởi mở hết mình trước thịnh tình chân thành của những “người cha, người anh” ấy. Để rồi, trong công tác đối ngoại của Hội “Đền ơn trả nghĩa” bằng lương tâm và trách nhiệm được đưa lên hàng đầu. Vì vậy, hằng năm nhân ngày lễ lớn của 2 dân tộc và ngày tiếp cận “năm hết Tết đến”. Ban lãnh đạo Hội, trong đó có tôi với trách nhiệm và tự nguyện là chiếc cầu nối giữa các hội đoàn, đến tận văn phòng Hội cựu chiến binh Kharkov, gặp gỡ, trao đổi, chúc mừng và trao vật lưu niệm đến tận tay các cụ “quà tuy nhỏ nhưng đấy là tấm lòng của những người con đất Việt sống xa nhà” như nhiều lần phát biểu của chủ tịch Hội - Trần Đức Tựa vào giây phút ấm tình người ấy. Và lần nào cũng vậy, đáp lại là giọng nói đầy cảm kích từ con tim của Đại tá Сердюк П.М. (sinh ngày 28/01/1931), chủ tịch Hội cựu binh Kharkov: “Cảm ơn các bạn Việt Nam còn nhớ đến chúng tôi. Để rồi vào những giây phút này, giúp chúng tôi nhớ lại những ngày qua, khi bầu trời Việt Nam còn đầy giông tố” và, kết thúc bao giờ cũng là câu tiếng Việt khá rõ nét “Việt Nam - Hồ Chí Minh”. Nghe xong, cả khán phòng rộn tiếng cười vui, rực rỡ sáng ngời từ ánh mắt đầy niềm tin của các cụ. Mấy chúng tôi thầm nhìn nhau, nhích thêm ngồi bên các vị cách mạng lão thành ấy, nhớ hơn trách nhiệm mai ngày “Mình là ai, sống ở nơi đâu”.

Từ lâu, chắc ai cũng biết, ngoài nghĩa vụ thường xuyên đến thăm hỏi những cụ già yếu lúc ốm đau, Hội còn rất chú trọng đến công việc hiếu hỷ “nghĩa tử là nghĩa tận”.

Hôm vừa rồi, ngày mồng 6 tháng 10 năm 2019, nhận được tin báo cụ Опалев Юрий Иванович(sinh ngày 26/08/1933), công tác tại Việt Nam 1969-1970(Trong số 18 cụ hiện đang sinh sống ở Kharkov) đã trút hơi thở cuối cùng sau cơn bệnh nặng nề, Ban lãnh đạo Hội đã cử tôi thực hiện trách nhiệm “nghĩa tử là nghĩa tận” này.

Có mặt đúng giờ, vào giây phút thiêng liêng “vĩnh biệt người ra đi”, tôi ngậm ngùi đứng bên thi hài người quá cố. Nén đau thương, đặt 6 bông hoa hồng đỏ thắm (theo tục lệ với người chết chỉ là con số chẵn) lên thi hài cụ với lời cầu nguyện thiết tha “mong cụ thanh thản sớm trở về cội nguồn trong nỗi buồn không của riêng ai”. Sau khi dừng lời, tôi trao chiếc phong bì “nghĩa tình” cho cô con gái cụ, đôi mắt “xanh” đang ngưng tròng lệ: xúc động, cô nghẹn ngào đáp lễ: “Cảm ơn các bạn Việt Nam vẫn nhớ đến bố tôi trong tình sâu nghĩa nặng. Ân tình này gia đình tôi chẳng thể quên.”

Lòng buồn tênh, tôi bước chân ra về trong tiếng chuông nhà thờ rung, vĩnh biệt người ra đi về cõi vĩnh hằng.

Nhớ gần đây nhất, ngày 22 tháng 12 năm 2019, Hội cựu chiến bính Việt Nam trân trọng mời Thiếu tướng Закоргокн В.М (83 tuổi), Đại tá Сердюк П.М (88 tuổi) và Trung tá Горовой Н.А (83 tuổi) tân chủ tịch Hội cựu chiến binh Kharkov đến Nhà hàng ẩm thực Cổ truyền dân tộc Thăng Long dự lễ Kỷ niệm 75 năm ngày thánh lập quân đội nhân dân Việt Nam (1944-2019) và 30 năm ngày hội Quốc phòng toàn dân, để lại ấn tượng mạnh mẽ trong lòng các cụ về hình ản anh bộ đội cụ Hồ năm xưa. Tiếp đến, chiều hôm 29/12/2019, Ban lãnh đạo Hội người Việt Nam tỉnh Kharkov trao tận tay quà “Tết dương lịch” cho 18 cụ tại Văn phòng Hội cựu chiến binh Kharkov tại số nhà 8 phố Новгородская đã giữ lại niềm tin “đền ơn trả nghĩa” trong con tim “chỉ có” ngần ấy cụ đang đồng hành cùng cộng đồng chúng ta trong nhịp sống thanh bình. Và, tôi vào giây phút giao thừa chuyển mình sang năm 2020, tôi nhấc máy gọi điện chúc mừng cụ Сердюк П.М – người mà tôi gần gũi, gắn bó hơn 20 năm trước, cho đến tận bây giờ với câu kết “... Mong cụ dồi dào sức khỏe, sống dài lâu bên chúng tôi”. Nghe xong, cụ Сердюк hồ hởi cảm ơn rồi thơ mộng tâm sự: “Кофе Việt Nam bấy lâu nay tôi vẫn uống, để nhớ ngày chúng tôi ở Việt Nam năm nào”.

Chao ôi! Chỉ ngần ấy câu, chỉ bấy nhiêu lời thấm vào lòng mình, tôi cảm thấy con tim rộn niềm vui xen lẫn tự hào. Để rồi, tự nhắc mình và mong mọi người cố gắng thực hiện trách nhiệm “Đền ơn trả nghĩa” khi bên ta vẫn còn ngần ấy các cụ cựu chiến binh Kharkov đã từng công tác tại Việt Nam vào thời kỳ chống Mỹ, cứu nước.

Nguyễn Trọng Cơ

“Bạn Đồng hành” - Kharkov. Tháng 1-2020

 

Tình sâu nghĩa nặng bây giờ là đây!

Những tháng năm dài lâu chống đế quốc Mỹ xâm lược, có không ít những người lính và sĩ quan quân đội thời Xô Viết tình nguyện tham gia nơi chiến trường đầy khói lửa đạn bom, góp sức mạnh viết nên trang sử hào hùng của dân tộc ta, đánh cho Mỹ cút ngụy nhào, kết nối hai miền Nam-Bắc thành giang sơn thống nhất một nhà (30/4/1975).

Giờ đây đã đi qua bao nhiêu mùa xuân vĩnh cửu, tình sâu nghĩa nặng ấy còn thêm thấm đậm trong tâm hồn mỗi người dân nước Việt. Ở Kharkov, chúng tôi là chiều dài hơn 20 năm quan hệ khăng khít gắn bó yêu thương giữa Hội người Việt Nam tỉnh Kharkov và gần đây, Hội cựu chiến binh thành phố Kharkov với Hội cựu chiến bình Kharkov-Ucraina, mà thành viên là những chiến hữu lão thành từng công tác tại Việt Nam vào thời kỳ chống Mỹ cứu nước.

Thật tuyệt vời, ngay hôm đầu tiên tiếp xúc với hơn 50 cụ, hầu hết là sĩ quan, ngắm khuôn mặt hồng hào, dáng vóc chắc nịch của người lính năm xưa cùng nụ cười sảng khoái, lời nói sành sõi tiếng Việt “Chào đồng chí”, chúng tôi thật sự xúc động vào cởi mở hết mình trước thịnh tình chân thành của những “người cha, người anh” ấy. Để rồi, trong công tác đối ngoại của Hội “Đền ơn trả nghĩa” bằng lương tâm và trách nhiệm được đưa lên hàng đầu. Vì vậy, hằng năm nhân ngày lễ lớn của 2 dân tộc và ngày tiếp cận “năm hết Tết đến”. Ban lãnh đạo Hội, trong đó có tôi với trách nhiệm và tự nguyện là chiếc cầu nối giữa các hội đoàn, đến tận văn phòng Hội cựu chiến binh Kharkov, gặp gỡ, trao đổi, chúc mừng và trao vật lưu niệm đến tận tay các cụ “quà tuy nhỏ nhưng đấy là tấm lòng của những người con đất Việt sống xa nhà” như nhiều lần phát biểu của chủ tịch Hội - Trần Đức Tựa vào giây phút ấm tình người ấy. Và lần nào cũng vậy, đáp lại là giọng nói đầy cảm kích từ con tim của Đại tá Сердюк П.М. (sinh ngày 28/01/1931), chủ tịch Hội cựu binh Kharkov: “Cảm ơn các bạn Việt Nam còn nhớ đến chúng tôi. Để rồi vào những giây phút này, giúp chúng tôi nhớ lại những ngày qua, khi bầu trời Việt Nam còn đầy giông tố” và, kết thúc bao giờ cũng là câu tiếng Việt khá rõ nét “Việt Nam - Hồ Chí Minh”. Nghe xong, cả khán phòng rộn tiếng cười vui, rực rỡ sáng ngời từ ánh mắt đầy niềm tin của các cụ. Mấy chúng tôi thầm nhìn nhau, nhích thêm ngồi bên các vị cách mạng lão thành ấy, nhớ hơn trách nhiệm mai ngày “Mình là ai, sống ở nơi đâu”.

Từ lâu, chắc ai cũng biết, ngoài nghĩa vụ thường xuyên đến thăm hỏi những cụ già yếu lúc ốm đau, Hội còn rất chú trọng đến công việc hiếu hỷ “nghĩa tử là nghĩa tận”.

Hôm vừa rồi, ngày mồng 6 tháng 10 năm 2019, nhận được tin báo cụ Опалев Юрий Иванович(sinh ngày 26/08/1933), công tác tại Việt Nam 1969-1970(Trong số 18 cụ hiện đang sinh sống ở Kharkov) đã trút hơi thở cuối cùng sau cơn bệnh nặng nề, Ban lãnh đạo Hội đã cử tôi thực hiện trách nhiệm “nghĩa tử là nghĩa tận” này.

Có mặt đúng giờ, vào giây phút thiêng liêng “vĩnh biệt người ra đi”, tôi ngậm ngùi đứng bên thi hài người quá cố. Nén đau thương, đặt 6 bông hoa hồng đỏ thắm (theo tục lệ với người chết chỉ là con số chẵn) lên thi hài cụ với lời cầu nguyện thiết tha “mong cụ thanh thản sớm trở về cội nguồn trong nỗi buồn không của riêng ai”. Sau khi dừng lời, tôi trao chiếc phong bì “nghĩa tình” cho cô con gái cụ, đôi mắt “xanh” đang ngưng tròng lệ: xúc động, cô nghẹn ngào đáp lễ: “Cảm ơn các bạn Việt Nam vẫn nhớ đến bố tôi trong tình sâu nghĩa nặng. Ân tình này gia đình tôi chẳng thể quên.”

Lòng buồn tênh, tôi bước chân ra về trong tiếng chuông nhà thờ rung, vĩnh biệt người ra đi về cõi vĩnh hằng.

Nhớ gần đây nhất, ngày 22 tháng 12 năm 2019, Hội cựu chiến bính Việt Nam trân trọng mời Thiếu tướng Закоргокн В.М (83 tuổi), Đại tá Сердюк П.М (88 tuổi) và Trung tá Горовой Н.А (83 tuổi) tân chủ tịch Hội cựu chiến binh Kharkov đến Nhà hàng ẩm thực Cổ truyền dân tộc Thăng Long dự lễ Kỷ niệm 75 năm ngày thánh lập quân đội nhân dân Việt Nam (1944-2019) và 30 năm ngày hội Quốc phòng toàn dân, để lại ấn tượng mạnh mẽ trong lòng các cụ về hình ản anh bộ đội cụ Hồ năm xưa. Tiếp đến, chiều hôm 29/12/2019, Ban lãnh đạo Hội người Việt Nam tỉnh Kharkov trao tận tay quà “Tết dương lịch” cho 18 cụ tại Văn phòng Hội cựu chiến binh Kharkov tại số nhà 8 phố Новгородская đã giữ lại niềm tin “đền ơn trả nghĩa” trong con tim “chỉ có” ngần ấy cụ đang đồng hành cùng cộng đồng chúng ta trong nhịp sống thanh bình. Và, tôi vào giây phút giao thừa chuyển mình sang năm 2020, tôi nhấc máy gọi điện chúc mừng cụ Сердюк П.М – người mà tôi gần gũi, gắn bó hơn 20 năm trước, cho đến tận bây giờ với câu kết “... Mong cụ dồi dào sức khỏe, sống dài lâu bên chúng tôi”. Nghe xong, cụ Сердюк hồ hởi cảm ơn rồi thơ mộng tâm sự: “Кофе Việt Nam bấy lâu nay tôi vẫn uống, để nhớ ngày chúng tôi ở Việt Nam năm nào”.

Chao ôi! Chỉ ngần ấy câu, chỉ bấy nhiêu lời thấm vào lòng mình, tôi cảm thấy con tim rộn niềm vui xen lẫn tự hào. Để rồi, tự nhắc mình và mong mọi người cố gắng thực hiện trách nhiệm “Đền ơn trả nghĩa” khi bên ta vẫn còn ngần ấy các cụ cựu chiến binh Kharkov đã từng công tác tại Việt Nam vào thời kỳ chống Mỹ, cứu nước.

Nguyễn Trọng Cơ

“Bạn Đồng hành” - Kharkov. Tháng 1-2020