Được biết, trước đây, khi còn là sinh viên, ông Đặng Văn Được sinh ngày 27/7/1930 – cựu Cục phó Cục Đường sông Việt Nam, từng tham gia kì thực tập tại cảng và làm quen với ông Dima – kĩ sư điện trên tàu. Sau đó, ông Dima có mời ông Được cùng nhóm sinh viên Việt Nam về nhà. Sau nhiều lần ghé qua nhà chơi, ông được gia đình yêu quý coi như con cái trong nhà. Đó là vào những năm 1960, khi bà Sveta - con gái ông Dima mới 14 tuổi còn là học sinh, ông Được coi bà Sveta như người em gái của mình. Sau khi tốt nghiệp, ông Được về nước làm việc tại Bộ Giao thông vận tải và vẫn thường xuyên giữ liên lạc với bà Sveta. Năm 2005, ông Được đã mời bà Sveta sang Việt Nam chơi. – Bà Sveta bồi hồi nhớ lại kí ức năm xưa khi giới thiệu những hình ảnh, đồ lưu niệm trong chuyến thăm Việt Nam cho đại diện Hội người Việt Nam.
Ông Dima và các cựu sinh viên Việt Nam
Nghĩa tình đối với nơi mình từng sinh sống đã trở thành một đặc trưng văn hóa rõ nét của người Việt Nam. Cũng giống bà con đang sống tại Odessa, những cựu sinh viên và doanh nhân từng học tập, làm việc và trải qua thời thanh niên sôi nổi đẹp nhất đời người tại đây có sự gắn bó với mảnh đất này. Vậy nên dù ở đâu, họ cũng đều hướng về đất và người nơi đây với tình cảm chân thành nhất. Minh chứng cho điều đó, ông Nguyễn Như Mạnh – Chủ tịch Hội Người Việt Nam tỉnh Odessa cho biết, thời gian qua, các cựu sinh viên trường Đại học Y Odessa cũng đã quyên góp gần 10000 đô la để hỗ trợ nhà trường mua trang thiết bị y tế. Khi chiến tranh xảy ra, các doanh nhân từ Odessa về nước cũng đã hỗ trợ xây 3 khu dự trữ lương thực cung cấp thức ăn và nước uống cho bà con phòng trường hợp xấu tại 3 điểm Lvov, Sorsa và Làng Sen. Ngoài ra, nhiều người trong số những bà con trước đây từng là sinh sống tại Odessa luôn tham gia đóng Hội phí để giúp Hội có thêm kinh phí duy trì các hoạt động cộng đồng.
Tặng trang thiết bị cho Trường ĐH Y Odessa