Với ánh nắng ban mai tinh khôi quyện mùi hương lúa trổ đòng. Và khi hoàng hôn ngả xuống hoà cùng làn khói lam chiều sao mà bình dị và yên ả vô cùng. Bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông như vòng đời của tạo hoá. Lại thêm một cái Tết xa quê lỡ hẹn không về.
Hà Nam Ninh là vùng chiêm trũng của đồng bằng bắc bộ nhưng tinh thần thượng võ oai hùng chống giặc ngoại xâm của bao đời được khắc vào lịch sử. Từ đời Đinh, Lê, Lý, Trần, thời nào cũng vang dội những chiến công đánh đuổi giặc ngoại xâm, giữ yên bời cõi, cải cách hành chính, chiêu mộ nhân tài mang lại thái bình, làm yên dân trăm họ. Là thời kỳ Đại Việt rất huy hoàng của các vua quan tướng sỹ nhà Trần đặc biệt đã ba lần đánh thắng giặc Nguyên Mông tàn bạo và hung ác. 14 đời vua Trần trị vì Đại Việt trong suốt 175 năm “1225-1400” đã làm lên thuyết học quân sự cho những cuộc chiến tranh vệ quốc sau này. Bằng cách lấy ít đánh nhiều lấy chí nhân để thay cường bạo. Thời đại nào cũng sản sinh ra những anh hùng kiệt xuất làm rạng danh non sông gấm vóc. Khi đất nước lâm nguy tiếng vọng quê hương thúc giục lớp lớp thanh niên nối nghiệp cha anh cầm súng ra chiến trường, sẵn sàng đóng góp trí lực để bảo vệ toàn vẹn non sông bờ cõi. Khi trải qua chiến tranh ta mới thấy giá trị của hoà bình, độc lập và tự do
Hà Nam Ninh Bây giờ chia làm ba tỉnh Nam Định, Hà Nam và Ninh Bình đều tăng trưởng mạnh mẽ. Kinh tế cơ sở hạ tầng cải thiện rõ rệt từ thành thị tới nông thôn mới. Cộng thêm áp dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất nên công, nông nghiệp tăng trưởng đều hằng năm. Đặc biệt đang chú trọng phát triển với du lịch tâm linh, văn hoá và lịch sử.
Nhất là tỉnh Ninh Bình có một quần thể Chùa Bái Đính sở hữu tới 9 kỷ lục quốc gia trong đó có kỷ lục Đông Nam Á và kỷ lục Châu Á, điểm nhấn của Chùa là Bảo Tháp Xá Lợi trên tầng cao nhất có thờ ngọc Xá Lợi của Đức phật Như Lai, tháp 13 tầng nối trời và đất uy nghi hiện hữu linh thiêng huyền bí. Chùa Bái Đính với tổng diện tích 539 ha là ngôi chùa lớn nhất Việt Nam.
Ngày 23/01/2015 được UNESCO “liên hợp quốc” vinh danh quần thể danh thắng Tràng An là di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới.
Cách đấy không xa khoảng 30 km có môt quần thể Chùa Tam Chúc thuộc tỉnh Hà Nam có tổng diện tích gần 5000 ha bao gồm hồ nước núi đá rừng tự nhiên và thung lũng. Dự kiến tháng 5 năm 2019 tới sẽ khánh thành một phần dự án để đón đại lễ VESAK của“liên hợp quốc” lần thứ XVI. Là một khu chùa linh thiêng huyền bí, mang lại cho con người sự thanh tịnh, hoà với thiên nhiên nuôi dưỡng những giá trị văn hoá tinh thần tốt đẹp và hướng con người đến với điều thiện, nhằm chia sẻ yêu thương .
Quá tình xây dựng xong hoàn chỉnh dự án khoảng 50 năm mới hoàn thành và sẽ là ngôi chùa có nhiều kỷ lục thế giới. Số vốn bỏ ra ban đầu tới 11.000 nghìn tỷ do chủ doanh nghiệp tư nhân tỷ phú Xuân Trường đầu tư. Tên tuổi của ông đã gắn với hàng loạt siêu dự án tâm linh nghìn tỷ khác ở khắp Miền Bắc cho phật tử khắp nơi thưởng ngoạn.
Thời gian gần đây vào ngày 25/01/2019 thành phố Nam Định, lãnh đạo các bộ ngành cùng uỷ ban tỉnh Nam Định đã khởi công dư án đầu tư xây dựng trung tâm lễ hội thuộc khu di tích lich sử văn hoá thời Trần. Với diện tích 92.5 ha tổng số tiền từ ngân sách trung ương là 734 tỷ đồng. Kế hoạch hoàn thành sau hai năm, nhằm mang lại sự phát triển du lịch văn hoá tâm linh cho phật tử bốn phương về dự lễ khai ấn hàng năm sẽ được chiêm bái cảnh quan tổng thể.
Ba ngôi chùa trên điều là nơi phát tích của Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Là minh chứng cho sự chấn hưng phật giáo Việt Nam ta ngày nay cùng với tôn giáo khác được tự do phát triển hơn trước. Để lại những di sản cho hậu thế muôn đời.
Đón Tết xa quê tuy không đủ đầy và sum họp, đoàn viên như ở quê nhà nhưng gia đình người Việt nào cũng hướng về quê cha đất mẹ cầu mong cho gia đình đất nước bình an hạnh phúc. Luôn duy trì bảo tồn được nét đẹp văn hoá, truyền thống cội nguồn dân tộc cho các thế hệ tiếp theo.
“Ảnh minh hoạ: Internet”
Đỗ VănTuấn—Odessa: 31/01/2019