Người Việt Odessa
Chia sẻ cộng đồng

Nhà kinh tế nổi tiếng nhất thế giới tiên đoán: "Đại suy thoái rất lớn kinh tế toàn cầu"

Chủ nhật, 03/05/2020 | 14:25
Giáo sư kinh tế trường Tổng hợp New-York Nuriel Rubini - Người được công nhận là một trong những chuyên gia kinh tế nổi tiếng nhất thế giới về lĩnh vực tài chính toàn cầu, tuyên bố loài người chờ "Đại suy thoái kinh tế rất lớn" do corona virus gây ra.

Rubini đã cảnh báo trước cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và bây giờ ông nói, sau cuộc khủng hoảng này, những sai lầm chính trị đã đào sâu thêm những mất cân đối và những nguy cơ của nền kinh tế thế giới.Toà soạn Korrecpondent công bố bài báo của ông trên Project Syndicate.
Các chính phủ không thực hiện những công việc loại bỏ các vấn đề cấu trúc phát hiện thấy trong thời gian sụp đổ tài chính và suy thoái tiếp theo. Họ trì hoãn những quyết định cần thiết, tạo ra những rủi do rất tiêu cực khiến không tránh khỏi khủng hoảng mới. Bây giờ khi khủng hoảng bắt đầu, các mối đe doạ vốn có, bùng phát.
Rất tiếc, thậm chí nếu như "Đại suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay" có thể được khôi phục lại yếu ớt nền kinh tế như biểu đồ hình chữ "U" trong năm nay, nhưng liền sau đó sẽ là sự đổ vỡ nhanh chóng hình chữ "L" của "Đại suy thoái rất lớn" trong 10 năm tới. Nguyên nhân của nó là do 10 xu hướng rủi do đáng lo ngại nhất.
Xu hướng thứ nhất liên quan đến ngân sách và các rủi do kèm theo - nợ và phá sản. Đáp lại khủng hoảng do Covid-19 gây ra, các chính phủ đã thông qua những quyết định đòi hỏi tăng hàng chục phần trăm thâm hụt ngân sách so với GDP, hơn nữa lại rơi vào thời điểm mức nợ công của nhiều nước đang đạt quá ngưỡng trần, thậm chí ở ngưỡng không chịu nổi.
Tệ hơn nữa là, các công ty và những người nội trợ bị mất thu nhập, tức là nợ trong lĩnh vực tư nhân cũng trở nên không thể chịu đựng và điều này dẫn đến phá sản hàng loạt.
Kết hợp giữa nợ công tăng nhanh, điều này thực tế bảo đảm rằng, việc khôi phục kinh tế lần này thậm chí " thiếu máu" hơn việc khôi phục kinh tế của cuộc " Đại suy thoái 10 năm trước".
Yếu tố thứ hai- Quả bom nổ chậm dân số tại các nước phát triển:Khủng hoảng gây nên bởi Covid -19 cho thấy, cần phải đổ nhiều tiền ngân sách vào hệ thống y tế, còn việc tiếp cận tới các dịch vụ y tế và các dịch vụ xã hội quan trọng khác, là sự cần thiết, chứ đó không phải là sự xa hoa.
Nhưng phần lớn các nước phát triển - đó là xã hội già cỗi, vì vậy việc cung cấp tài chính cho chi phí tương tự như trên trong tương lai chỉ làm tăng nhanh các khoản nợ kín của hệ thống y tế và bảo hiểm xã hội hiện nay.
Vấn đề thứ ba - tăng nguy cơ giảm phát. Cuộc khủng hoảng hiện nay không chỉ gây suy thoái sâu, mà còn dẫn đến xuất hiện một lượng rất lớn hàng hoá thừa trên thị trường (do các xe không được sử dụng và công suất ) và số lượng người thất nghiệp hàng loạt, cũng như đổ vỡ giá cả đối với các mặt hàng nhiên liệu, nguyên liệu như dầu mỏ, sắt thép...Điều này dẫn đến mất khả năng trả nợ.
Yếu tố thứ tư (liên quan với các yếu tố nêu trên) - giảm giá trị của ngoại tệ. Các ngân hàng trung ương sẽ cố đấu tranh với giảm phát và cố không để xảy ra tăng lãi % (vì tăng nợ rất lớn), vì thế chính sách tiền tệ sẽ trở nên không truyền thống và dẫn đến các hậu quả rất nặng nề.
Trong triển vọng trung hạn, để ngăn chặn suy thoái và giảm phát, các chính phủ đành cần chính sách thâm hụt ngân sách.
Tuy nhiên, theo thời gian, những cú sốc tiêu cực thường xuyên từ phía cung của thị trường, sẽ dẫn đến khôi phục lại chính sách bảo hộ, làm cho không tránh khỏi lạm phát.
Vấn đề thứ năm- những thay đổi triệt để trong kinh tế số. Trong điều kiện hàng triệu người bị mất việc làm, hoặc làm việc với mức lương thấp hơn, khoảng cách về mức thu nhập và giàu nghèo trong thế kỷ 21 chỉ có tăng.
Để bảo vệ các cú sốc tương lai trong các dây chuyền sản xuất, các công ty tại các nước phát triển sẽ đưa công việc sản xuất của mình từ những khu vực có chi phí thấp về nước mình, nơi có chi phí cao. Nhưng xu hướng này không mang lại lợi ích cho nhân công của các nước đó, mà làm tăng tốc độ tự động hoá, để giảm áp lực về tiền lương và như vậy càng thổi bùng hơn ngọn lửa chủ nghĩa dân tộc, dân tuý và bài ngoại.
Yếu tố lớn thứ sáu- chống toàn cầu hoá. Đại dịch làm tăng chiều hướng phân mảnh như chúng ta đã rõ.
Quá trình cắt đứt mối quan hệ giữa Trung quốc và Mỹ sẽ tăng, còn đa số các nước sẽ phản ứng với điều này bằng tăng cường các biện pháp bảo hộ với mục đích bảo vệ các công ty của mình bởi các cuộc chiến trong hệ thống toàn cầu.
Sau đại dịch, thế giới sẽ đặc trưng bởi các hạn chế cứng rắn đối với việc di chuyển hàng hoá, vốn, dịch vụ , lao động, công nghệ, các dữ liệu và thông tin. Điều này đã xảy ra trong các lĩnh vực như thuốc men, sản xuất công cụ vật liệu y tế, thực phẩm. Các nước đã hạn chế xuất khẩu các sản phẩm của những lĩnh vực nói trên và áp dụng các biện pháp bảo hộ.
Chiều hướng này sẽ dẫn đến tăng sự bất bình bởi nền dân chủ. Các thủ lĩnh các quốc gia dân tuý sẽ nhận được lợi do nền kinh tế yếu, nạn thất nghiệp hàng loạt, bất bình đẳng đem lại. Trong những điều kiện tăng bất ổn của nền kinh tế, xuất hiện xung động mạnh công bố, người nước ngoài là kẻ có lỗi gây khủng hoảng.
Yếu tố thứ chín: Đối đầu địa chính trị giữa Mỹ và Trung quốc. Bởi vì Phủ tổng thống Trum tăng cường mọi nỗ lực đổ lỗi cho Trung quốc là nguyên nhân đại dịch, chế độ của Tập Cận Bình cũng sẽ tích cực tuyên bố về Mỹ lập âm mưu với mục đích ngăn cản sự đi lên của Trung quốc.
Sự gián đoạn các mối quan hệ Mỹ - Trung trong lĩnh vực thương mại, công nghệ, đầu tư, số liệu cũng như mối quan hệ chính sách tiền tệ, chỉ có tăng lên.
Tồi tệ hơn cả là gián đoạn mối quan hệ ngoại giao tạo điều kiện để bắt đầu chiến tranh lạnh mới giữa Mỹ cùng các đồng minh của Mỹ và không chỉ với Trung quốc, với Nga và Iran, Triều tiên.
Bởi vì bầu cử tổng thống ở Mỹ đang đến gần, có tất cả những cơ sở để chờ đợi bùng nổ các chiến dịch tấn công mạng, thậm chí tiềm năng có thể dẫn tới đụng độ thực tiễn quân sự.
Bởi vì công nghệ - là vũ khí cơ bản trong đấu tranh để kiểm soát các lĩnh vực của tương lai (và trong đấu tranh chống đại dịch), lĩnh vực công nghệ tư nhân của Mỹ sẽ hội nhập mạnh mẽ hơn vào tổng hợp công nghiệp quốc phòng và an ninh quốc gia.
Nguy cơ cuối cùng không nên bỏ qua, những thay đổi môi trường, như Covid-19 chỉ ra rằng, có thể tạo ra sự hỗn loạn lớn kinh tế, hơn là tài chính.
Các đợt dịch bệnh lặp lại thường xuyên như SIDA từ những năm 1980, SARS từ năm 2003 và cúm H1N1 năm 2009, MERS 2011, Ebola 2014-2016, cũng như thay đổi khí hậu, về bản chất là các thảm hoạ. Chúng phát sinh ra do các chuẩn vệ sinh, dịch tễ thấp, lạm dụng môi trường, cũng như sự phụ thuộc toàn cầu lẫn nhau.
Trong những năm tới, các đại dịch và nhiều triệu chứng bệnh của thay đổi môi trường sẽ trở nên thường xuyên hơn, nặng nề hơn và đắt đỏ hơn.
10 nguy cơ rủi do nêu trên đã nhận thấy rõ ràng trước khi xuất hiện đại dịch Covid -19 và bây giờ chúng đe doạ bằng những trận cuồng phong thực thụ, đẩy nền kinh tế thế giới tới 10 năm tuyệt vọng.
Tới năm 2030, công nghệ và thủ lĩnh chính trị năng lực hơn, có khả năng làm giảm, loại trừ, hoặc làm giảm thiểu tối đa nhiều trong số các vấn đề nêu trên, mở ra con đường tới trật tự thế giới tổng hợp ổn định hơn, dựa trên cơ sở hợp tác. Nhưng để có kết cục hạnh phúc như vậy, trước tiên chúng ta cần hiểu , làm thế nào để chúng ta có thể sống sót trước Đại suy thoái rất lớn trước mặt.
Theo Korrespondent.net


Đại sứ quán Việt nam tại Ucraina
Hàng Khô Việt Nam
Khai trương quán ăn Việt - Old Street
 

UnTeks Group

Dệt Kim Unteksgroup

PHÒNG CHẨN TRỊ Y HỌC CỔ TRUYỀN