Những chu kỳ của cuộc sống đã bộc lộ tất cả. Và trong đó các nhà nước, các sinh vật sống cũng không ngoại lệ. Sự trì trệ và chủ nghĩa giáo điều - là những dấu hiệu quan trọng của mùa thu muộn và mùa đông, nhưng sẽ không tránh khỏi bị thay thế bởi mùa xuân. Mặc dù không phải tất cả sự khởi đầu của mùa xuân đều phấn khởi và triển vọng như nhiều người chờ đợi.
Mỗi thế hệ đều có nhiệm vụ của mình và khung thời gian của mình. Cuộc sống thay đổi không ngừng nghỉ các thế hệ. Nhưng chỉ trong những điều kiện đặc biệt thuận lợi đối với đất nước mới diễn ra sự thay đổi cán bộ có chất lượng, không đơn giản chỉ là sự xuất hiện những nhân vật mới trong chính quyền. Những thực nghiệm làm mới khâu cán bộ thường dẫn đến suy thoái nhà nước và cộng đồng xã hội. Có thể nhớ tới những kết quả của "Cách mạng văn hoá" tại Trung quốc, "cải cách" và "tăng tốc" của Gorbachev thời Liên xô, những phiêu lưu học thuyết, phiêu lưu cán bộ trong thời Ukraine hiện đại.
Tại Trung quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình có thể đưa luồng gió mới trong phát triển năng động đất nước mình, củng cố vị thế của Trung quốc trong thế giới hiện đại. Tại khu vực Bắc Á Âu, nhân dân chờ đợi sự thay đổi trong triển vọng trước mắt của "chính quyền chuyển giao", tại Nga và Belarusia. Những thay đổi nhân sự tại Mỹ là tiếng vang lớn phản ánh tới mọi ngõ ngách của thế giới.
Và dường như bất ngờ (đối với người quan sát bình thường bên ngoài), nhưng lịch sử diễn ra hoàn toàn theo quy luật hàng loạt các thay đổi nghiêm túc khâu cán bộ nhân sự cao cấp nhất của chính quyền nước CHXHCN Việt Nam - đất nước với 100 triệu dân và với kinh tế phát triển năng động, là một trong số không nhiều nước trên thế giới có những chỉ số tăng trưởng tích cực của năm ngoái (cùng với anh hùng ca chống corona virus).
Trong tháng 1 và tháng 2/2021 diễn ra đại hội đảng cầm quyền duy nhất lần thứ 13 - Đảng Cộng sản Việt Nam, Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Nguyễn Phú Trọng, 76 tuổi, tái đắc cử. Ông là người được đánh giá là sự bảo đảm cho sự ổn định, tính kế thừa chính sách thực hiện trong nước.
Cuối tháng 3, đầu tháng 4 tại phiên họp thứ 11 Quốc hội Việt Nam khoá 14, đã diễn ra những thay đổi đáng kể trong hàng ngũ cán bộ lãnh đạo cấp cao nhất của đất nước. Vương Đình Huệ (sinh năm 1957), Uỷ viên Bộ chính trị và Bí thư thành uỷ Hà nội, được bầu làm chủ tịch Quốc hội và Hội đồng bầu cử quốc gia. Quốc hội thông qua nghị định về giải phóng ông Nguyễn Phú Trọng chức chủ tịch nước (ông đồng thời kiêm nhiệm hai chức: Tổng Bí thư Ban chấp hành trung ương Đảng và Chủ tịch nước sau khi ông Trần Đại Quang, khi đó là chủ tịch nước, từ trần năm 2018). Cựu Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (1954), được bầu vào chức chủ tịch nước. Bà Đặng Thị Ngọc Thịnh (1959) thôi chức phó chủ tịch nước. Bà Võ Thị Anh Xuân (1970) được bầu vào chức phó chủ tịch nước.
Ngày 5/4 ông Phạm Minh Chính (1958) được bầu làm Thủ tướng Chính phủ - là cán bộ đảng nhiều kinh nghiệm, nhiều năm làm việc trong hệ thống an ninh chính quyền.
Trong hệ thống chính trị Việt Nam có 4 trụ cột chính: Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước và Thủ tướng . Về bản chất, thời gian hiện nay vai trò lãnh đạo chủ chốt đất nước và tiến hành các cải cách sẽ thuộc quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Đứng trước Việt Nam có một số nhiệm vụ chính trị bên trong rất quan trọng, trong đó có:
- Tiếp tục thực hiện thành công các biện pháp đấu tranh chống đại dịch covid. Về vấn đề này Việt Nam là một trong những chỉ số tốt nhất thế giới. Các công dân Việt Nam rất có kỷ luật, đoàn kết, Chính phủ tiến hành chính sách thông minh của các biện pháp phòng chống covid-19, trợ giúp y tế miễn phí trong đấu tranh với covid. Từ tháng 7 có kế hoạch "mở cửa" đất nước cho du lịch quốc tế.
- Ủng hộ các điều kiện tổ chức thuận lợi đối với phát triển kinh tế năng động.
- Bảo đảm chương trình tổng hợp đổi mới điều hành cán bộ và tối thiểu các biểu hiện tham nhũng. Tại Việt Nam trong những năm cuối đã bỏ tù kể cả các thành viên Bộ chính trị và các bí thư đảng thuộc các tổ chức lớn. Thời điểm hiện tại, đã bắt giam và bỏ tù nhiều Bộ trưởng.
Trong chính sách đối ngoại của Việt Nam, vẫn như trước đây, nhiệm vụ giữ cân bằng thành công trong các mối quan hệ tương tác với các trung tâm hàng đầu thế giới (Trung quốc, Mỹ, các nước ASEAN và các khu vực Đông Á, Ấn độ, Liên minh châu Âu, Nga), nhận sự hợp tác bình đẳng với họ và còn tốt hơn có thể và không hạn chế mình bởi các ảo tưởng, giáo điều nào đó. Đây là mối quan hệ đa phương hữu nghị thực sự, hơn là phương thức giống như chính sách quốc tế của Ukraine dưới thời Tổng thống Ukraine Leonhid Kuchma.
Trong đó Việt nam giữ nguyên tắc kiên định với những đòi hỏi của mình đối với vùng biển Nam Trung quốc và trong vùng lãnh thổ tranh cãi (thậm chí khủng hoảng với Trung quốc không vượt ra khỏi khuôn khổ dẫn đến bắt đầu các hành động đối đầu không kiểm soát và những thảm hoạ gắn với nó. Việt nam hướng các giải pháp hoà bình trong các tranh chấp trong khuôn khổ quyền quốc tế và có thể chờ đợi trong thời gian tới gần nhất sẽ thông qua các nỗ lực mới để tìm kiếm các quyết định nhượng bộ cùng có lợi đối với vùng lãnh thổ tranh chấp.
Việt Nam tính đến việc củng cố mối quan hệ truyền thống hợp tác kinh tế, văn hoá với Ukraine. Chuyến thăm Việt nam của Tổng thống Zelenski cần tác động củng cố và mở rộng mối quan hệ như vậy và hai nước trông chờ chuyến thăm này sẽ tiến hành trong năm nay.
Nói về sự tiếp nhận của quốc tế đối với lãnh đạo mới của Việt nam, cần nêu rõ, những thay đổi khâu cán bộ diễn ra trong yên bình và với sự hiểu biết của các cường quốc trên thế giới. Cụ thể, ví dụ ngày 5/4 trong lời chúc mừng tổng thống mới của Việt nam Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Trung quốc Tập Cận Bình nêu rõ, "trong thế giới hiện đại đang diễn ra những thay đổi sâu sắc, không nhìn thấy trong 100 năm" và "mối quan hệ Việt Nam - Trung quốc và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của họ bước vào giai đoạn quyết định, giữ gìn các thành tựu của quá khứ và mở ra tương lai". Còn Tổng thống Nga Putin ngày 5/4 trong cuộc điện đàm với Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt nam Nguyễn Phú Trọng, chúc mừng ông đã tái đắc cử chức Tổng Bí thư và chuyển lời chúc mừng tới Chủ tịch nước mới được bầu Nguyễn Xuân Phúc, cũng như "bàn về đấu tranh chống covid".
Về phía mình, các nhà phân tích phương Tây trong các công bố của mình, nêu rõ, Thủ tướng mới Việt Nam Phạm Minh Chính có kinh nghiệm rất lớn, xây dựng, phối hợp hành động với Mỹ.
Và tất nhiên là, Phạm Minh Chính - như nhà hoạt động nhà nước có kinh nghiệm, có thể tránh sự cám dỗ, trở thành "người tử tế" của một trong những phía trong buổi hoà nhạc toàn cầu. Ở ông không những có các kinh nghiệm nghề nghiệp nhiều mặt , có ý chí cao, uy tín cá nhân trong nước và trên thế giới mà còn có cả đội ngũ tin cậy, được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ủng hộ. Bây giờ đội ngũ lãnh đạo cao nhất đã được làm mới trong chính phủ Việt nam, trong các bộ, ngành cụ thể.
Trong chính sách đối nội, đứng trước thủ tướng và chính phủ của ông là những nhiệm vụ đầy tham vọng - bảo đảm trong năm 2021 tăng trưởng kinh tế quốc gia đạt 6,5% (IMF cũng chờ đợi như vậy) và trong những điều kiện khi kinh tế năm 2020 tăng trưởng 2,4%. Tại Việt nam đã thành công và đi vào hoạt động các sản xuất hiện đại, trong đó có ngành dầu khí và khai khoáng, điện năng, sản xuất đồ điện dân dụng, các sản phẩm công nghiệp nhẹ, chế biến sản phẩm nông nghiệp...Nước ngoài cũng tăng cường chuyển sản xuất mới vào Việt nam đặc biệt do các mâu thuẫn đối đầu giữa Mỹ và Trung quốc.
Nâng mức sống và chất lượng sống của người dân, củng cố nền tảng công bằng xã hội - cũng là nhiệm vụ rất quan trọng của chính phủ. Những thay đổi kịp thời khâu cán bộ trong những điều kiện ổn định chính trị và kinh tế, xã hội phát triển năng động sẽ tạo củng cố niềm tin của người dân đối với lãnh đạo Việt nam, hoàn thiện phương thức và các phương pháp phối hợp hành động của cộng đồng xã hội với các cơ quan chính quyền nhà nước, cũng như nâng cao chỉ số hạnh phúc xã hội.
Valentin Yakusik, Tiến sĩ, giáo sư khoa học chính trị.