Sự thật về thẻ visa lao động tại Thụy Điển của người Việt Nam đã được hé mở một phần. Nó không chỉ là cái giá bằng tiền, mồ hôi nước mắt được đưa lên phóng sự, mà nó thậm chí còn cả là tuổi thanh xuân, máu, đạo đức, nhân cách con người. Qua đó các bạn đã và đang có ý định đi lao động tại Thụy Điển nói riêng và các nước phát triển nói chung hiểu biết hơn để bảo vệ chính mình.
1. Khi có cầu ắt có cung: dịch vụ làm visa lao động Thụy Điển mọc lên như nấm sau mưa
Càng ngày càng có nhiều người Việt Nam khát khao làm các thủ tục xuất khẩu lao động ra nước ngoài hòng tìm kiếm cơ hội để đổi đời cũng như giúp đỡ gia đình, người thân. Ngoài những thị trường tiếp nhận lao động cũ như Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc... thì giờ đây thị trường này đã mở rộng sang cả Châu Âu trong đó có Thụy Điển. Có cầu khắc có cung là các trung tâm, công ty môi giới xuất khẩu lao động mọc lên như nấm để nhằm mục đích kinh doanh trục lợi.
2. Những kẽ hở trong pháp luật cấp visa lao động Thụy Điển giúp nhiều người Việt Nam có cơ hội định cư tại đây
Nhu cầu về nhập khẩu lao động ở các nước phát triển tăng cao do dân số ít, thiếu lao động. Pháp luật các nước này cũng thừa nhận và khá dễ dàng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp nhận lao động từ nước khác.
Riêng tại Thụy Điển những năm gần đây tiếp nhận khá nhiều lao động từ Việt Nam chủ yếu là trong ngành nhà hàng và ngành làm móng (nail). Luật pháp của Thụy Điển có quy định rất rõ ràng về các loại công việc, thời hạn visa lao động, yêu cầu được cấp... Theo đó: một người lao động có thể được cấp visa lao động chỉ trong vòng vài tuần kể từ ngày nộp đơn. Tùy thuộc vào thời gian được cấp visa lao động là bao nhiêu 6 tháng, 1 năm, 2 năm mà người lao động sẽ có cơ hội được gia hạn tiếp và có thể định cư ở lại Thụy Điển. Thậm chí nếu lương cao, người đó có thể kéo theo vợ/chồng, con.
3. Vấn đề nằm ở thỏa thuận giữa chủ lao động với người lao động để xin Sở di dân cấp visa lao động Thụy Điển
Tất nhiên việc được định cư ở lại là cả một quá trình gian nan cực khổ, mà người lao động hoàn toàn phải phụ thuộc vào chủ. Để được visa lao động bạn phải có được lời mời của chủ với khoản tiền lương ít nhất là 13.000 france Thụy Điển trước thuế. Chủ của bạn phải chi trả bảo hiểm ốm đau, bảo kiểm tính mạng, bảo hiểm lao động, bảo hiểm hưu trí...
Thông thường bạn sẽ được visa lao động từ 1-2 năm để đến Thụy Điển làm việc. Trong thời gian này chủ phải đóng đầy đủ các loại bảo hiểm và đóng thuế đầy đủ cho bạn theo quy định của luật. Nếu có bất kỳ sự sai sót nào của chủ, ví dụ như khai thiếu thuế, đóng sai bảo hiểm... dù chỉ 1 đồng thôi là người lao động hoàn toàn không có cơ hội gia hạn tiếp visa và buộc phải về nước. Trong 1-2 năm đầu người lao động phải phụ thuộc hoàn toàn vào chủ.
4. Khi quy tắt ngầm về visa lao động Thụy Điển được phóng sự điều tra phanh phui
‘Quy tắc ngầm’ trong hợp tác lao động giữa người lao động Việt Nam và chủ bên phía Thụy Điển đã được đề cập trên phóng sự vừa qua: Người lao động phải mất 1 khoản tiền lớn hơn cả 1 gia tài để nhận được hợp đồng làm việc, với những lời hứa hẹn sẽ được gia hạn visa, làm việc lương cao, có chỗ ăn ở, chế độ ưu đãi, tương lai định cư ở lại... Do ước mơ về một tương lai chói lòa mà người lao động Việt Nam đã bất chấp tất cả, sẵn sàng vay mượn, bán nhà... để hòng có được visa.
5. Sự thật khắc nghiệt và cái giá phải trả cho tấm visa lao động Thụy Điển
Trái ngược với giấc mơ thì sự thật lại mang tới ngỡ ngàng mà rất nhiều người trong số đó có thể phải trả giá:
– Tại Thụy Điển có khá nhiều công ty ‘ma’ hoạt động hợp tác với các trung tâm môi giới tại Việt Nam để lừa đảo. Rất nhiều người mất trắng tiền mà không được nhận visa.
– Những ai may mắn gặp được chủ lao động thật sự. Họ nhận được visa sang lao động, thì lại bị b óc lột sức lao động với đồng lương rẻ mạt, giờ làm việc nhiều, chỗ ở chật hẹp... Vì chủ lao động biết chắc chắn rằng họ có quyền hạn rất lớn trong việc gia hạn cho người lao động.
– Trong suốt quá trình lao động để đợi visa gia hạn, người lao động thậm chí còn phải trả thêm một khoản tiền, hoặc các điều kiện khác của chủ để được gia hạn visa. Nếu không, họ chắc chắn sẽ phải về nước.
– Cũng có rất nhiều người dù đã trả 1 một khoản tiền lớn rồi, đã chịu làm việc với đồng lương ít ỏi rồi, chấp nhận các điều kiện khác của chủ. Vậy mà chủ lao động vẫn xảo trá, gian lận giấy tờ, trốn thuế, không đóng bảo hiểm. Để người lao động không thể gia hạn được visa. Bao nhiêu công sức đổ xuống sông, xuống biển.
– Tại một số nước khác đã xuất hiện việc đ e d ọa, đánh đập, bạo hành, lạm dụng t ình dục, buôn bán phụ nữ, buôn bán nội tạng thông qua hợp đồng lao động đối với các lao động đến từ đất nước thứ 3.
– Lừa lọc, dối trá, bán đứng bạn bè người thân, thay đổi bản chất nhân văn để có được visa là chuyện thường gặp trên hành trình tìm kiếm cơ hội định cư ở lại của người lao động.
– Sự tham lam, dối trá, bóc lột, bất chấp pháp luật cũng là cách mà phổ biến nhiều chủ lao động đã đối xử với nhân viên.
6. Hệ lụy khi sự thật về tấm visa lao động Thụy Điển được đưa ra ánh sáng
Bỏ qua sự thật ai đúng ai sai trong phóng sự ngành nail vừa qua, scandal lần này đã tạo một hệ lụy ảnh hường không hề nhỏ:
– Cánh cửa visa lao động cho nhiều người sẽ gặp khó khăn hơn. Và đặc biệt có những người đang lao động miệt mài để mong có được visa gia hạn thì đứng ngồi không yên.
– Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nail, nhà hàng thường xuyên theo bảo lãnh người lao động sẽ thuộc tầm ngắm của chính quyền sở tại. Do đó các hoạt động kinh doanh thương mại của người Việt sẽ gặp rất nhiều hạn chế.
– Ánh mắt của người Thụy Điển, cũng như những nước khác đối với người Việt Nam cũng có nhiều thay đổi hơi tiêu cực.
7. Lời kết
Cũng như lời khuyên chân thành đến các bạn đọc thân mến, hãy tìm hiểu kiến thức xã hội, pháp luật và thực tiễn cuộc sống để bảo vệ chính mình, đặt lợi ích lâu dài lên trên. Đừng vì những lợi ích cá nhân trước mắt mà làm xấu đi cả một khuôn hình đẹp. Sống gắn bó và đoàn kết ắt hẳn sẽ có niềm vui. Các bạn nên nhớ Luật nhân quả bao giờ cũng tồn tại, chỉ có điều nó đến sớm hay muộn mà thôi. Nhiều khi quả đến muộn hơn nên nhiều người lầm tưởng rằng nó sẽ không xảy ra. Chúc các bạn thành công.