Người Việt Odessa
Chia sẻ cộng đồng

Uống nước như thế nào cho có lợi nhất?

Chủ nhật, 19/10/2014 | 08:57
Nước ấm được cơ thể hấp thụ nhanh nên việc giải khát cũng nhanh hơn.

Chắc chắn rằng ai cũng biết sự cần thiết của việc uống nước hàng ngày và uống bao nhiêu. Nhưng để cho nước mang lại cho cơ thể  lợi ích tối đa và sức khỏe nói chung, chúng ta cần biết một vài tình huống:
* Không phải ai cũng cần phải uống 2 lít nước mỗi ngày. Lượng nước cần thiết cho mỗi người có thể tính dễ dàng như sau: 30ml/kg. Ví dụ: Bạn nặng 60 kg, mỗi ngày bạn cần uống: 60*30=1800 ml ( 1,8 lít nước )
* Hầu hết lượng nước trong ngày cần thiết uống vào lúc nửa ngày đầu, sau đó là nửa ngày sau. Trước khi đi ngủ nên hạn chế uống nước, nhất là đối với những người có bệnh về tim và thận.
* Nên uống nước với các phần khác nhau và tăng dần trong ngày. Nếu trước đó bạn chưa bao giờ uống tới 2lit/ngày thì ngay từ ngày đầu tiên bạn đừng cố uống hết ngay lượng nước này. Hãy bắt đầu từ từ, hãy nghe cơ thể mình – bạn cần thiết phải có cảm giác dễ chịu.
 *Rất quan trọng sau mỗi lần ngủ dậy bạn nên uống 1- 2 cốc nước trắng. Sau mỗi đêm cơ thể ta mất đi lượng nước tương đối lớn.
* Mỗi khi uống 1 cốc chè hoặc café đặc nên uống bổ sung 1 cốc nước.
* Nước ấm được cơ thể hấp thụ nhanh, nước lạnh có tác dụng lợi tiểu.
Các nhà chuyên môn về ăn kiêng có ý kiến khác nhau về uống nước trong khi ăn. Một số người cho rằng đó là thói quen có hại vì làm loãng dịch vị dạ dày, nên không tốt cho tiêu hóa. Một số thì cho rằng việc uống nước trong khi ăn không nên đối với những người có nồng độ axit dạ dày thấp. Còn với các trường hợp khác thì không có ảnh hưởng gì.
* Liên qua đến việc uống nước trong tập luyện. Các nhà chuyên môn khuyên nên uống 150 ml sau mỗi lần 20 phút nếu như bạn tập luyện nặng ( ví dụ cử tạ ), để không ảnh hưởng đến tim, vì máu sẽ đặc hơn nếu không uống nước. Trong các trường hợp luyện tập khác có thể không cần uống trong khi tập. Nhưng nhất định phải uống sau khi tập.
Làm thế nào để không bị  bệnh trong mùa thu? 7 lời khuyên đơn giản.
Các bác sĩ khuyên nên ngủ nhiều hơn và không nên chỉ ngồi trong nhà.
* Hãy hút thuốc lá ít đi, không nhất thiết phải bỏ hẳn! Hãy hạn chế uống rượu và hãy vận động nhiều hơn, nhất là đối với trẻ em. Nên đi bộ từ 3- 5km.
* Hãy đi dạo, ánh sáng mặt trời như là vitamin đối với cơ thể, ngoài không khí thoáng có nhiều oxy.
* Hãy ngủ không ít hơn 7-8 giờ/ngày.
* Hãy ăn uống đúng cách: Ăn uống nóng và 3 lần/ ngày và ăn nhiều rau quả.
* Hạn chế làm việc quá sức và tránh tâm trạng Stress.
* Hãy rèn luyện cơ thể ở bất cứ lứa tuổi nào. Điều quan trọng – đừng cuồng tín. Không nên lập tức đổ xô nước đá lên người để rèn luyện, mà phải từ từ.
* Đừng có quấn nhiều thứ lên người: hãy chọn quần áo từ chất liệu tự nhiên. Đồ tổng hợp làm da khó thở. Chất liệu bông, lông sẽ giữ ấm tốt hơn.
Những đồ ăn gì không nên ăn vào lúc đói buổi sáng?
Để tránh các nguy cơ xuất hiện bệnh tật, chúng ta cần biết nên tránh ăn, uống những thứ vào lúc đói buổi sáng:
* Rau sống: Sau sống ,nếu ăn vào lúc đói buổi sáng sẽ kích ứng dạ dày – hậu quả sau này sẽ dẫn đến viêm loét dạ dày, tá tràng.
* Ăn đồ ngọt lúc đói buổi sáng: Lượng đường trong máu sẽ tăng mạnh- đó là điều không đùa.
* Uống Café lúc đói buổi sáng: Dễ làm cháy lớp màng nhày bao bọc bảo vệ thực quản và dạ dày , dễ sinh viêm loét.
* Ăn cam, chanh lúc đói buổi sáng: Cũng rất hại cho dạ dày, tốt nhất thay vào đó là cháo Ovsanka.
* Các loại  đồ uống lạnh buổi sáng: làm cản trở tiêu hóa.
* yogut: Nếu ăn vào lúc đói buổi sáng thì các vi khuẩn có ích cũng chẳng đem lại ích gì. Tốt nhất là dùng cho bữa trưa, hoặc tối.
Chuối: Nếu ăn vào lúc đói buổi sáng thì có hại vì làm phá sự cân bằng giữa canxi mà magie trong cơ thể.
Theo segodnya.ua