1. Vì sao những người có những bệnh không phải bệnh truyền nhiễm, cần tiêm vacxin ngừa covid?
2. Vacxin ngừa covid an toàn như thế nào?
3. Có hay không sự khác biệt, sử dụng loại vacxin nào cho những người có những bệnh không truyền nhiễm?
4. Vacxin ngừa covid ảnh hưởng như thế nào đối với những người với những bệnh không truyền nhiễm?
5. Hiệu quả của vacxin đối với những người có những bệnh không truyền nhiễm có sự khác nhau hay không?
6. Vacxin có làm cho tình trạng sức khoẻ của những người có các bệnh không truyền nhiễm tồi đi hay không?
7. Những phản ứng phụ có thể khi tiêm vacxin ngừa covid cho những người có bệnh không truyền nhiễm.
8. Trong những điều kiện như thế nào thì không nên tiêm vacxin ngừa covid cho những người với những bệnh không truyền nhiễm?
Những người có những bệnh không truyền nhiễm: bệnh về tim, mạch, bệnh tiểu đường, bệnh ung bướu, các bệnh mãn tính về phổi...Có các rủi ro cao nhận các biến chứng phức tạp khi bị nhiễm covid.
Tại sao cần tiêm vacxin ngừa covid cho những người có những bệnh không truyền nhiễm?
Việc tiêm vacxin ngừa covid có thể giúp cho những người có những bệnh không truyền nhiễm tránh phải điều trị trong bệnh viện, cấp cứu, thở ôxy, hô hấp bằng máy và tránh tử vong tử vong đối với covid.
Những người có các bệnh mãn tính - phần lớn là những người già. Họ thường dễ bị lây nhiễm covid, dễ tử vong.
Vacxin ngừa covid an toàn như thế nào đối với những người có những bệnh không truyền nhiễm?
Câu trả lời là - an toàn.
Có hay không sự khác nhau, sử dụng loại vacxin nào cho những người có các bệnh không truyền nhiễm?
Cho đến hiện nay chưa có chứng minh khoa học nào nói về ưu thế của loại vacxin nào đó ngừa covid đối với những người nói trên.
Vacxin ngừa covid ảnh hưởng đến những người có các bệnh không truyền nhiễm như thế nào?
Vacxin sẽ bảo vệ những người không có các bệnh không truyền nhiễm và những người có các bệnh không truyền nhiễm.
Vacxin ngừa covid vượt trội các rủi ro. Đối với những người được tiêm vacxin, khi covid xâm nhập vào cơ thể và bắt đầu sinh sản thì vacxin giúp cơ thể ngăn chặn quá trình này bằng kháng thể.
Đối với những người bị bệnh tiểu đường thì vacxin có thể làm tăng nồng độ đường trong máu. Nhưng không cần lo lắng nếu tiêm vacxin ngừa covid. Đơn giản là cơ thể phản ứng với vacxin. Cơ thể cần năng lượng để tạo kháng thể vì thế tạo ra lượng glucoza bổ sung.
Có sự khác nhau về hiệu quả của vacxin hay không đối với những người có những bệnh không truyền nhiễm?
Hiệu quả của các loại vacxin ngừa covid khác nhau phụ thuộc vào loại vacxin. Đối với những người trên 50 tuổi, hay những người có kèm các bệnh nền, thì liều vacxin thứ nhất làm giảm 80% khả năng bị tử vong, bị điều trị trong bệnh viện, hồi sức. Liều thứ hai làm giảm 95% khả năng tử vong.
Hiện nay chưa có các chứng minh về hiệu quả của vacxin khác nhau giữa những người có bệnh nền và không có bệnh nền kèm theo.
Hiệu quả của vacxin bị ảnh hưởng chỉ đối với những người sử dụng thuốc ức chế miễn dịch và những người bị thiểu năng hệ miễn dịch .
Vacxin có thể làm cho tình trạng sức khoẻ của người có những bệnh không truyền nhiễm tồi đi không?
Hiện nay chưa có các chứng minh khoa học nào nói về điều này.
Những phản ứng phụ có thể của vacxin đối với những người có các bệnh không truyền nhiễm?
Phản ứng khi tiêm chủng vacxin của những người không có các bệnh không truyền nhiễm và những người có các bệnh không truyền nhiễm là như nhau. Các phản ứng phụ sau khi tiêm vacxin đối với mọi người thường nhẹ như nhau và ngắn hạn, với các biểu hiện: sốt nhẹ,mệt mỏi, đau đầu, đau trong cơ, ớn lạnh, ỉa chảy, đau tại nơi tiêm. Đó là các phản ứng bình thường và không cần lo lắng.
Trong những điều kiện như thế nào thì những người có những bệnh không truyền nhiễm không cần tiêm chủng vacxin ngừa covid?
Những người có các phản ứng dị ứng nặng (sốc phản vệ), thì không nên tiêm chủng.
Trong trường hợp, nếu sau khi tiêm liều vacxin đầu tiên, xuất hiện phản ứng nặng, thì không được tiêm tiếp tục liều vacxin thứ hai.
Theo liga.net, đăng bài của tác giả: Doctor Dzuma Khudonazarov, lãnh đạo dự án Ukraine - Thuỵ điển "Chúng ta hành động vì sức khoẻ".