Người Việt Odessa
Chia sẻ cộng đồng

Khác biệt giữa văn hóa phương Tây và Việt Nam (hay phương Đông nói chung)

Thứ năm, 22/05/2014 | 14:00
Khi Việt Nam ngày càng hội nhập vào văn hóa thế giới thì việc tìm hiểu về sự khác biệt càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, để trước tiên chúng ta tránh những cú sốc về văn hóa, và tiếp đến là để nâng cao vị thế của Việt Nam trên thế giới. Bài viết liệt kê những sự khác biệt trong thói quen, tập quán, giao tiếp và ứng xử của người
1. Chào hỏi
Người Phương Tây thường bắt tay, ôm hoặc hôn má.
Người Việt Nam
khi gặp cô, dì, chú, bác, cụ già, hay những người lớn tuổi hơn thì chúng ta thường lên tiếng chào hỏi trước để thể hiện sự lễ phép, và theo truyền thống thì thường hơi cúi người khi chào. Ở những nước phương Đông khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, vv… họ cũng cúi người khi chào. Người phương Đông quan niệm rằng khi chào hỏi càng cúi người thấp có nghĩa là sự tôn trọng dành cho người đối diện càng nhiều.
2. Làm quen
Người phương Tây: Nam, nữ thường rất bạo dạn và tư duy thoáng.
Người Việt Nam:
Nữ - e thẹn và ngại ngùng, nam - bối rối và lúng túng.
3.Cách thể hiện ý kiến cá nhân  
Khác biệt giữa văn hóa phương Tây và Việt Nam (hay phương Đông nói chung)
Bên trái(màu xanh)-phương Tây; bên phải(màu đỏ)-phương Đông. 
Người Phương Tây quan trọng sự thẳng thắn. 
Người Việt Nam
đề cao sự khéo léo, mềm mỏng.
Cách đặt vấn đề và cách giải quyết vấn đề 
Khác biệt giữa văn hóa phương Tây và Việt Nam (hay phương Đông nói chung)
Người Phương Tây luôn đi thẳng vào vấn đề.
Người Phương Đông 
thường vòng vo, né tránh.
Người phương Tây
thường coi trọng kết quả sau cùng, vì vậy, họ sẵn sàng đương đầu với những vấn đề cản trở, cốt sao đạt được mục tiêu nhanh nhất. 
Người Phương Đông
 thì quan trọng quá trình thực hiện. Vốn không thích đối đầu, xung đột, nên người phương Đông có thể chấp nhận đi vòng một chút, tuy mất thời gian hơn nhưng đôi khi vẫn đạt được kết quả sau cùng và không tổn hao quá nhiều sức lực.
4. Phong cách sống  
Khác biệt giữa văn hóa phương Tây và Việt Nam (hay phương Đông nói chung)
Người phương Tây đề cao cái Tôi, năng lực cá nhân, cá tính riêng… vì vậy phong cách sống của họ thiên về lối sống tự lập, cá nhân.
Người Việt Nam
trân trọng cái Ta, con người phải luôn biết hòa nhập với môi trường xung quanh để tạo nên sự hài hòa. Người Việt mình luôn sống có cộng đồng, yêu thương và đùm bọc lẫn nhau vì thế phong cách sống của người Việt tình cảm hơn rất nhiều so với ở phương Tây.
Các mối quan hệ và sự kết nối trong xã hội  
Khác biệt giữa văn hóa phương Tây và Việt Nam (hay phương Đông nói chung)
Các mối quan hệ trong thế giới phương Tây thì rất là rõ ràng chứ không phức tạp và mang nặng tính “dắt dây” như trong xã hội phương Đông.
Nhìn nhận về bản thân 
Khác biệt giữa văn hóa phương Tây và Việt Nam (hay phương Đông nói chung)
Người phương Tây rất quan trọng cái Tôi, đề cao tính cá nhân trong một số khía cạnh của đời sống. Họ đòi hỏi những người xung quanh phải tôn trọng những gì thuộc về vấn đề cá nhân. 
Ở phương Đông
thì cái Tôi thường nhỏ bé, dễ bị khỏa lấp và việc quên đi cái Tôi được cho là một đức tính đáng khen ngợi của người Việt Nam hay người phương Đông nói chung.
Cách nói chuyện:
Phương Tây:  Người Mỹ khi nói chuyện thì thường không ngại ca ngợi bản thân và thường nâng mình lên và điều đó thể hiện sự tự tin của họ.
Việt Nam: khi nói chuyện thường khiêm tốn, hạ mình xuống một chút để thể hiện sự khiêm nhường.
 
Người Việt thường chú trọng sự nhường nhịn, kính trên nhường dưới. Trong khi người Mỹ thì chú trọng sự cạnh tranh. Vì vậy, trong một tập thể, người Việt thường hay bị người Mỹ lấn át.
Người Mỹ có tinh thần trọng luật rất cao, đôi khi trở nên máy móc. Cứ đúng luật là được, còn có tình nghĩa hay không thì không quan trọng. Người Việt thì thường chú tâm vào các khuôn mẫu đạo đức chung hơn là luật, để sao cho hợp tình hợp lý.
Người Mỹ thích đặt câu hỏi, vì họ quan niệm rằng trong cuộc đối thoại nếu như người đối diện không đặt ra những câu hỏi thì có nghĩa là họ không quan tâm đến vấn đề mà người kia đề cập hay không quan tâm đến họ. Còn người Việt thì lại rất ngại hỏi.
5. Cấp trên/Sếp 
Khác biệt giữa văn hóa phương Tây và Việt Nam (hay phương Đông nói chung)
Phương Tây: sếp cũng là người đi làm kiếm sống như nhân viên và bao người khác, chỉ có điều cấp bậc, tầm nhìn và lương bổng của sếp thì cao hơn một chút. 
Phương Đông: sếp được coi là “người khổng lồ”.
6.Vấn đề đúng giờ
Khác biệt giữa văn hóa phương Tây và Việt Nam (hay phương Đông nói chung)Phương Tây: Đúng giờ là yếu tố rất được tôn trọng trong các cuộc hẹn ở phương Tây. Tính chính xác và đúng giờ đối với người phương Tây là cực kỳ quan trọng. Người ta không cần thiết phải đến sớm để thể hiện sự tôn trọng nhưng họ sẽ không đến muộn, vì họ quan niệm đó là hành động bất lịch sự. 
Việt Nam:
Chúng ta có thể xê dịch giờ hẹn đôi chút và đôi khi điều đó không trở thành vấn đề lớn. Vì thế mà ở Việt Nam mới có danh từ “giờ cao su”.
Ví dụ ở Mỹ khi bạn mua vé xem phim, vé kịch hoặc các hoạt động giải trí có giờ giấc quy định cụ thể như các tour tham quan … bạn phải đến sớm 5 phút hoặc đến đúng giờ. Nếu bạn đến trễ thì sẽ gây khó chịu cho những người xung quanh. Và đặc biệt, nhân viên gác cửa hoặc nhân viên phục vụ có quyền từ chối phục vụ hoặc không cho bạn vào. 
7. Văn hóa xếp hàng 
Khác biệt giữa văn hóa phương Tây và Việt Nam (hay phương Đông nói chung)
Phương Tây: Chờ tính tiền ở siêu thị, vào rạp chiếu phim, cơ quan hành chính, các văn phòng của trường đại học, kể cả ra chợ trời... chỗ nào họ cũng xếp hàng, xếp hàng dài trên đường phố, xếp hàng khi lấy thức ăn ... Chỉ hai người cũng xếp hàng và không chen lấn, xô đẩy.
Phương Đông:
Thực tế văn hóa xếp hàng đã dần hình thành tại nhiều nước phương Đông, đặc biệt tại các thành phố lớn. Tuy vậy, nhìn chung, nó vẫn chưa ăn sâu vào nếp sống của người phương Đông ở mọi lúc mọi nơi. Chúng ta thấy là ở nhiều nơi mọi người vẫn thường xếp hàng ngang, rất ồn ào, và còn xô đẩy và chen lấn nữa.
Văn hóa xếp hàng ở Mỹ thể hiện rõ nhất trong mùa bán hàng đại hạ giá. Để mua được món hàng ưng ý với giá “trong mơ”, mọi người phải thức dậy từ 5 giờ sáng, xếp hàng rồng rắn lên mây trước cửa các shop, siêu thị chờ đến giờ mở cửa để mua được món hàng “độc” mà mình yêu thích, như trường hợp các bạn trẻ xếp hàng mua máy điện tử PlayStation 3, điện thoại I-Phone, Ipad …
8. Văn hóa xin lỗi
Phương Tây: Ở phương Tây thì việc nói “xin lỗi” là chuyện hết sức bình thường. Chẳng hạn khi họ vừa bước vào cửa một nhà hàng nào đó hay là trên xe buýt, vô tình chạm phải một người khác thì chưa cần biết lỗi thuộc về ai, có khi cả hai người đều cùng lên tiếng xin lỗi. Họ quan niệm xin lỗi là hành vi nhận lỗi về bản thân mình để tiến tới hòa giải, vui vẻ và không chạm tự ái người ta. Tại Mỹ, nhiều chính trị gia phạm lỗi gì đó, cứ biện minh mãi, cuối cùng phải xin lỗi, khi đó mới được dân chúng bỏ qua. Xin lỗi là hành vi can đảm.
Phương Đông: Đôi khi vẫn còn rất khó khăn trong việc nói từ “xin lỗi”.
9. Văn hóa cảm ơn
Phương Tây: “Cám ơn” là câu nói rất phổ thông của xã hội Phương Tây. Khi vợ tặng chồng một món quà, chồng nói cám ơn. Khi con cái biếu quà cha mẹ, cha mẹ nói cám ơn. Vào nhà hàng, bồi bàn đưa đồ ăn ra, khách nói cám ơn. Vào siêu thị mua hàng, khách trả tiền xong, người tính tiền nói cám ơn. Lên thang máy hay trên xe buýt, khi người này đứng nhích qua 1 bên cho người kia đứng, người kia nói cám ơn. Họ quan niệm rằng chỗ nào, lúc nào cũng cần lời nói “cám ơn” để thể hiện sự hài hòa và vui vẻ. 
Phương Đông: Vẫn còn tiết kiệm lời nói “cám ơn”. Vào các siêu thị của người Việt ở Mỹ (thực ra là của người Tàu) cũng ít nghe thấy tiếng “cám ơn”. Không phải người Việt hay người Phương Đông không biết ơn người khác, mà là văn hóa Phương Đông thường ít bộc lộ ra bên ngoài mà dấu kín ở bên trong. Những người ngoại quốc sang sinh sống và làm việc ở Việt Nam lâu năm thì cũng hiểu và thông cảm với người Việt mình vì họ hiểu rằng đó là tính cách của người Việt.
10. Văn hóa đổ lỗi
Phương Tây: Tinh thần trách nhiệm của họ rất cao. Khi họ lãnh đạo một đất nước, cộng đồng, cơ quan, đoàn thể…thành công thì họ hưởng, thất bại họ phải chịu trách nhiệm chứ không thể đổ lỗi cho ai hết. 
Việt Nam: Thường hay biện minh, đổ thừa tại Trời, tại số, tại người này, người kia và cả trăm thứ khác. Chúng ta gặp rất nhiều khó khăn trong việc tự nhận trách nhiệm về bản thân.
11. Cách thể hiện cảm xúc của người phương Tây và người Việt Nam cũng khác nhau.
 
Khác biệt giữa văn hóa phương Tây và Việt Nam (hay phương Đông nói chung)
Người phương Tây: vui buồn đều thể hiện khá rõ ràng.
Người phương Đông:
thường che giấu cảm xúc thật của mình, có thể “trong héo ngoài tươi”.
12. Cách ứng xử nơi công cộng 
Phương Tây: Người phương Tây rất ngại gây ồn ào, nói chuyện quá to ở những nơi công cộng như nhà hàng, khách sạn, tiệm cà phê, cửa hàng, siêu thị… nhất là ở những nơi tham quan mang tính trang nghiêm như bảo tàng, nhà lưu niệm, đài tưởng niệm…
Vì thế ở nhà hàng, quán ăn thì họ thường ăn nhẹ nói khẽ, nói sao chỉ đủ để những người đối diện nghe thấy mà thôi. Ngay cả trong việc gọi nhân viên phục vụ cũng được thể hiện bằng ánh mắt hay động tác tay một cách rất khéo léo và tinh tế.
Phương Đông: chúng ta thường rất là vô tư trong vấn đề này, có thể gọi nhau í ới nơi đông người hay nói chuyện ồn ào.
Khác biệt giữa văn hóa phương Tây và Việt Nam (hay phương Đông nói chung)
Tiệc tùng: Tại những bữa tiệc trang trọng, người phương Tây thích đứng thành nhóm nhỏ, rủ rỉ trò chuyện. Người Việt mình thì thích ngồi thành những nhóm lớn, trò chuyện ồn ào, và đó được coi là biểu hiện của sự hào hứng, vui vẻ. Vì thế mà ở Việt Nam tiệc nào càng ồn có nghĩa là tiệc đó tổ chức thành công.
13. Vai trò vợ chồng trong gia đình
Ở Phương Tây sự bình đẳng thể hiện khá rõ nét. Người chồng và người vợ đều có trách nhiệm đối với gia đình như nhau. Đàn ông thường san sẻ với phụ nữ công việc nhà và việc nuôi dạy con cái. Ở Mỹ thì dù có là tổng thống, quan chức cấp cao hay là ai đi chăng nữa, thì khi về nhà họ vẫn vào bếp và chia sẻ công việc nhà với vợ. 
Ở Việt Nam vai trò của người chồng quan trọng hơn, người chồng đi làm kiếm tiền là chủ yếu. Người vợ dù có đi làm hay không đi chăng nữa thì hầu như công việc gia đình thường được giao nghiễm nhiên cho phụ nữ.
14. Trẻ em trong gia đình
Khác biệt giữa văn hóa phương Tây và Việt Nam (hay phương Đông nói chung)
Phương Tây: Trẻ em không được cả gia đình chăm lo, ưu ái như trẻ em ở Việt Nam. Trẻ em phương Tây có vị trí ngang bằng như những thành viên khác trong gia đình, có quyền lợi và nghĩa vụ riêng. Trẻ em ở phương Tây thường được dạy cách tự lập từ khi còn rất nhỏ, được khuyến khích đi làm thêm ngay trong lúc còn đi học để có tiền tiêu xài riêng. Khi trẻ em tới tuổi trưởng thành, cha mẹ hết trách nhiệm. Ở Mỹ thì trẻ em đến 16 tuổi là gia đình cho ra ở riêng, cho một số tiền nhất định, rồi muốn làm gì thì làm, muốn sống sao thì sống, phải tự bươn trải chứ không được dựa dẫm vào gia đình.
Việt Nam: Trẻ em được bao bọc và che chở bởi rất nhiều người thân trong gia đình, được chiều chuộng và yêu thương hết mực. Ở Việt Nam, trẻ em thường được coi là trung tâm thú vị của cả nhà và các thành viên sẽ xoay quanh “tâm điểm” này.
15. Cuộc sống của người giàKhác biệt giữa văn hóa phương Tây và Việt Nam (hay phương Đông nói chung)
Phương Tây: Dạo chơi công viên ở phương Tây, bạn sẽ bắt gặp hình ảnh các cụ già dắt thú cưng đi dạo.
Việt Nam: Ông bà thì thường sống quây quần bên con cháu, rất tình cảm. Ở Việt Nam thì bạn sẽ thường bắt gặp hình ảnh những cụ già dắt cháu đi chơi.
Vì thế mà ở phương Tây không có chuyện cúng giỗ ông bà, cha mẹ. Vì họ quan niệm là người đã mất thì dù có làm gì đi chăng nữa cũng không còn ý nghĩa gì cả. 
Người Việt thường có truyền thống uống nước nhớ nguồn, nên thường cúng giỗ ông bà, cha mẹ để nhớ lại cội nguồn, và cũng là để anh chị em trong họ hàng có dịp quây quần, ôn lại những kỷ niệm xưa cũ rất thân thương đã qua. Đối với người Việt Nam, gia đình mà thiếu thốn, nghèo quá mà không làm giỗ cha mẹ mình, ngày 30 Tết không nhang khói rước ông bà về là nỗi bất hạnh lớn. Thờ cúng tổ tiên là văn hóa truyền thống rất đáng trân trọng của Việt Nam.
16. Các bữa ăn trong ngày 
Khác biệt giữa văn hóa phương Tây và Việt Nam (hay phương Đông nói chung)
Phương Tây: thường ăn sáng vội vàng, ăn tối qua loa, thường ăn đồ ăn nhanh, vì thế nên bữa trưa- bữa ăn thư thái nhất trong ngày, họ có thể mời bạn bè ra tiệm dùng bữa.
Việt Nam:
đề cao tầm quan trọng của cả 3 bữa ăn trong ngày, thích sự nóng sốt. Ăn uống qua loa theo kiểu “cơm đường cháo chợ” là điều không người Việt nào  thích cả.
Vì thế mà ở Việt Nam “bữa cơm gia đình” là rất quan trọng. Đó là dịp để các thành viên trong gia đình có thể quây quần bên nhau sau khi trở về nhà từ cơ quan, nơi làm việc hay trường học. Đó thật sự là những giây phút rất là ấm cúng.
17. Ẩm thực sành điệu (hình ảnh 14)Khác biệt giữa văn hóa phương Tây và Việt Nam (hay phương Đông nói chung)Người phương Tây sành điệu sẽ tìm tới các món ăn Châu Á (món ăn Nhật, Trung Hoa hay Việt Nam..) 
Người phương Đông “ăn chơi” thì sẽ tìm tới các món ăn Châu Âu.
18. Đường phố ngày cuối tuần (hình ảnh 15)
Khác biệt giữa văn hóa phương Tây và Việt Nam (hay phương Đông nói chung)
Những ngày cuối tuần, đường phố phương Tây thường vắng vẻ, họ không đổ ra đường mà thường có hai lựa chọn: một là ở nhà ngủ bù cho cả tuần lao động vất vả, hai là về miền quê vui chơi, hít thở không khí trong lành. 
Ở phương Đông, đặc biệt tại các thành phố lớn, người dân thường đổ ra đường, tới các khu vui chơi và trung tâm mua sắm để giải trí.
19. Phương tiện di chuyển
Khác biệt giữa văn hóa phương Tây và Việt Nam (hay phương Đông nói chung)
Trước đây, khi người phương Tây coi ô tô là phương tiện di chuyển hiệu quả nhất, người phương Đông còn đi xe đạp. Giờ đây, người phương Tây lại coi xe đạp là phương tiện di chuyển “lành mạnh” nhất vì nó vừa giúp rèn luyện sức khỏe và vừa có thể bảo vệ môi trường, trong khi đó, người phương Đông đã chuyển sang đi ô tô (nếu có điều kiện)
 20. Tắm táp
Khác biệt giữa văn hóa phương Tây và Việt Nam (hay phương Đông nói chung)
Người phương Tây thích tắm sáng rồi mới đi làm để bắt đầu 1 ngày mới với tinh thần sảng khoái. 
Người phương Đông thì thích tắm tối trước khi đi ngủ để gột rửa những vết bẩn và những muộn phiền trong ngày sau khi đi làm về.
20.Vẻ đẹp lý tưởng
Khác biệt giữa văn hóa phương Tây và Việt Nam (hay phương Đông nói chung)
Người phương Tây thích da nâu.
Người Việt Nam thích da trắng. Vì thế mà ở Việt Nam vào mùa hè, phụ nữ khi ra đường thường trang bị cho mình áo chống nắng, kem chống năng, kính râm, khẩu trang...
21. Đông Tây trong mắt nhau
Khác biệt giữa văn hóa phương Tây và Việt Nam (hay phương Đông nói chung)
Trong mắt người phương Tây, người phương Đông đặc trưng với nón lá, thích uống trà và ăn cơm. Trong khi đó người phương Đông ấn tượng với người phương Tây bởi mũ nồi cao, xúc xích và bia.
Kết luận: 
Mỗi đất nước có nền văn hóa khác nhau nên sẽ có sự khác biệt trong thói quen, phong tục tập quán, cách tư duy,vv... Một nền văn hóa có thể thích hợp với nước này, nhưng không có gì đảm bảo rằng nó sẽ thích hợp với nước khác. Bản thân mình nghĩ chúng ta nên gìn giữ những truyền thống tốt đẹp và đáng trân trọng từ ngàn đời xưa của ông cha ta, của những thế hệ đi trước. Nhưng… những gì chưa tốt, những gì cần thay đổi, thì chúng ta nên thay đổi chứ không nên bảo thủ. Và thay đổi ở đây là thay đổi theo chiều hướng tích cực và có chọn lọc. Hơn nữa chúng ta đã và vẫn đang hướng đến sự hội nhập với thế giới, nên cái sự cập nhật và thay đổi là điều hết sức cần thiết.
*Trong bài viết có sử dụng một số hình ảnh trong bộ ảnh đồ họa có tên “East Meets West” (Đông Tây gặp gỡ) của nữ nghệ sĩ trẻ Yang Liu- người sinh ra và lớn lên tại Trung Quốc nhưng đã có thời gian sinh sống và học tập tại Đức. 
 
Nguyễn Hải Trường

Đại sứ quán Việt nam tại Ucraina
Hàng Khô Việt Nam
Khai trương quán ăn Việt - Old Street
 

UnTeks Group

Dệt Kim Unteksgroup

PHÒNG CHẨN TRỊ Y HỌC CỔ TRUYỀN