Mặc dù Bác đã đi xa nhưng mỗi người dân và bạn bè của nhân dân Việt Nam đều chung một cảm nhận: “Bác không bao giờ mất”. Vì vậy hằng năm tới dịp tháng 5 là toàn thể nhân dân ở khắp các miền quê Việt Nam và cả kiều bào và bè bạn năm châu lại tổ chức lễ tri ân ngày sinh nhật của Bác.
Tôi sống ở nước ngoài đã 30 năm.chưa một lần được dự ngày kỷ niệm sinh nhật Bác. Từ ngày tại Odessa có các hội đoàn địa phương ra đời cuộc sống tinh thần của bà con ta càng thêm phong phú. Nhiều tỉnh thành có những ngày lễ hội lớn riêng và cùng chung với cả dân tộc được pháp luật công nhận. Và họ đã tổ chức rất bài bản và quy cũ để tình đồng hương được thêm gắn chặt gần gũi. Chuyển tải thông điệp bảo vệ và ca ngợi tôn vinh những giá trị văn hóa, truyền thống cho thế hệ sau hiểu biết theo từng giai đoạn lịch sử của dân tộc.
Đây là lần đầu tiên khu vực Bắc miền Trung tại thành phố Odessa- Ucraina tổ chức lễ kỷ niệm ngày sinh nhật Bác. Hiện nay số người hưởng ứng tham gia đã rấtt đông. Sẽ là điều ấn tượng nhất trong buổi lễ đó là chương trình đấu giá nhà sàn Bác Hồ. Do ý tưởng của cháu Nguyễn Sỹ Việt, con trai của ông bà Ngà Xuân là chủ tịch của hội bắc miền Trung tự nghiên cứu và thiết kế thành.
Trong lòng tôi thật là ngưỡng mộ. Một cháu được sinh ra ở nước ngoài sao lại có tình yêu quê hương đất nước lòng kính trọng Chủ Tịch Hồ Chí Minh chỉ có trong sách vở nơi bố mẹ sinh cháu ra lớn đến như vậy. Và đã chọn chính biểu tượng nhà sàn của bác để thiết kế mà không chọn chân dung Bác hay nhà quốc hội chẳng hạn… Có lẽ cháu cảm nhận được đức tính giản dị của Người vì Bác Hồ đã truyền ngọn lửa cách mạng cho toàn dân để con cháu hôm nay vẫn mang theo được hệ tư tưởng của Người.
Đây là niềm tự hào trong cách giáo dục của gia đình nói riêng và cộng đồng ta nói chung. Đó là sự giáo dục cơ bản cho thế hệ thứ hai và thứ ba về quê hương đất nước, về lịch sử cội nguồn của dân tộc. Khi xem xong tôi hoàn toàn bất ngờ về kỹ thuật và trí thông minh lẫn khả năng công nghệ của một kiến trúc sư tương lai đầy triển vọng.
Nói về chủ tịch HCM thì khó có ngòi bút nào chuyển tải được hết những chi tiết cống hiến cho dân tộc của Người. Chúng tôi tự hào và rất trân trọng những di sản và tài liệu của người đã để lại cho hậu thế và muôn đời. Người như một nhà tiên tri trong lịch sử Việt Nam. Từ tết trồng cây, đến trăm năm trồng người, Bác rất quan tâm đến học hành và tri thức của thế hệ tương lai. Sau khi bác mất lời di chúc và ước muốn của người đã trở thành hiện thực là đất nước hoàn toàn thống nhất, non song thu về một mối, hòa bình độc lập đã 42 năm qua.
Nhớ về quê Bác hôm nay tôi chợt nhớ tới câu thơ: “Gần thì chẳng hợp duyên cho – Xa xôi cách mấy lần đò cũng đi”.
Tôi thật may mắn có người vợ quê ở thành Vinh, nghệ An. Nên cứ mỗi lần về thăm quê Hương tôi đều về quê vợ ít nhất một hai lần. Một miền quê nằm dọc giải đê 42 ôm trọn dòng lam giang mát dịu mỗi khi tôi về qua.
Sông Lam bắt nguồn từ biên giới Việt Lào chảy qua miền tây Nghệ An là huyện Kỳ Anh qua lãnh thổ Việt Nam khoảng hơn 360 km. Phần chính của dòng sông chảy qua Nghệ An nhiều đoạn có tên gọi khác nhau. Dòng sông như con thuyền lớn chuyên chở đời sống văn hóa tinh thần của người dân xứ nghệ. Từ đời sống lao động, từ các phường các hội chính sự chịu thương chịu khó muối vẫn mặn và gừng vẫn cay đã tạo ra câu hò điệu ví. Mang đậm tâm hồn cốt cách của người dân xứ nghệ và đã được UNESCO công nhận là di sản phi vật thể của nhân loại. Vùng quê miền Trung không được thiên nhiên ưu đãi, mùa hè thì nắng cháy da mùa đông thì rét cắt thịt lũ lụt hạn hán gió Lào. Đã tạo cho ý chí con người nơi đây trở lên bất khuất kiên cường và thay đổi trong tư duy lao động để thích hợp với thiên nhiên. Hai bên bờ lam giang đã sản sinh ra bao danh nhân tướng sỹ. Những nhà thơ, nhà nho, nhà chính trị lỗi lạc. Trong số đó có chủ tịch HCM ông được sinh ra tại huyện Nam Đàn Nghệ An mà dòng lam giang cũng chảy qua.
Về thăm Làng Sen quê Bác cùng với những lần về quê vợ, tôi thấy những kỷ vật và cảnh vật nơi đó đều được bảo vệ chăm sóc rất chu đáo và cẩn thận từng chi tiết. Vẫn hàng cau thẳng tắp như đội vệ binh luôn bảo vệ giấc ngủ ngàn thu của Bác. Vẫn đa cây giếng cốc, ao sen, vẫn mái nhà tranh vách nứa với rất nhiều kỷ vật của gia đình Bác, cùng khung cửi, và hàng râm bụt… sao mà thân thương gần gũi vô cùng. Mỗi lần tôi đến thăm lại thấy thêm nhiều kỷ vật mới của mọi người hiến dâng tặng khu di tích đặc biệt quốc gia, hàng đoàn khách trong nam ngoài bắc vẫn hành hương về thăm và thắp nén hương trầm để tri ân với Bác. Người xưa cảnh cũ nhưng vẫn còn đây nghe cô hướng dẫn viên thuyết minh từng thời kỳ hoạt động của Bác mà lòng tôi rạo rực dâng trào một lòng kính trọng vô bờ bến.
Người đã hy sinh cả việc riêng tư, anh trai mất cũng chẳng được về vì chiến dịch năm 1950 bốn năm sau chị gái người cũng mất đúng và ngày cận kề chiến thắng Điện Biên năm 1954. Cả cuộc đời làm cách mạng của Bác chỉ về thăm quê có hai lần và hè năm 1957 và đông năm 1961. Bác chẳng có vợ mà cũng chẳng có con nhưng Bác có cả một dân tộc đều yêu mến Bác gọi Bác là Cha.
Nói về thành Vinh quê Bác thì tôi rất ngỡ ngàng trước những đổi thay nhanh chóng của sự phát triển về mọi mặt. Cuộc sống vô cùng sôi động với những khu vui chơi giả trí hiện đại. Nhiều ngôi nhà 30- 40 tầng mọc lên như nấm. Điều kiện sống và thu nhập trung bình của mỗi người dân đạt hơn 40 triệu/năm. Các doanh nghiệp lớn trong nước và nước ngoài trong nhiều lĩnh vực. Nổi bật nhất là hai người con Nghệ An
Tập đoàn bò sữa Thái Hương, mới bắt đầu từ năm 2008 đến nay những thành quả đạt được không hề nhỏ. Bà đã nhận được nhiều giải thưởng quốc gia và quốc tế. Là một trong 50 người phụ nữ thành công của khu vực châu Á. Bà đang đầu tư qua Nga với dự án hơn 2,7 tỷ đô cho nhiều giai đoạn…
Tập đoàn Mường Thanh - Thanh Thản, là tập đoàn bất động sản có nhiều dự án đình đám ở Nghệ An với trên 10 khách sạn từ 3 - 5 sao và nhiều khu đô thị cao cấp và vui chơi giải trí hiện đại…
Còn có phó thủ tướng Vương Đình Huệ ủy viên bộ chính trị, và phu nhân là bà Nguyễn Vân Chi một trong năm ủy viên thường trực tài chính ngân sách quốc hội khóa 14. Cũng là gia đình đầu tiên trong lịch sử có cả hai vợ chồng là đại biểu quốc hội.
Quê hương nghĩa trọng tình cao/ 30 năm ấy biết bao nhiêu tình.
Mỗi gia đình và cộng đồng người Việt sống ở nước ngoài là những đại sứ văn hóa nhân dân. Luôn bảo vệ tôn trọng lịch sử và truyền bá văn hóa của người Việt, thì trước tiên chúng ta phải tuân thủ hiến pháp và pháp luật của nước sở tại. Vì mọi nguyên nhân cơ bản của con người đều từ nhận thức hiểu biết mà ra. Chúng ta hãy sống học tập và làm việc noi gương theo chủ Tịch Hồ Chí Minh vĩ đại của dân tộc Việt Nam.
Đỗ Văn Tuấn - Odessa