Người Việt Odessa
Chia sẻ cộng đồng

Thầy giáo già năm xưa: Vũ Xuân Đỉnh

Thứ sáu, 28/04/2017 | 05:05
Là người khơi nguồn tiếng việt cho thế hệ mầm non tại Odessa cách đây 20 năm. Cuộc sống cứ mãi trôi đi, trôi đi mãi theo thời gian một cách xô bồ và hối hả. Chở theo bao kỷ niệm gần rời xa tâm trí chúng ta. Đúng là thời gian và lịch sử không bao giờ lặp lại hai lần. 

Thầy giáo già năm xưa: Vũ Xuân Đỉnh

Hàng năm, khi tháng 5 đến hoa phượng nở, tiếng ve kêu như báo hiệu một mùa hè về, mùa thi đến cũng là lúc chia tay của  nhiều cấp học  sinh. Gợi nhớ cho tôi những kỷ niệm ngày xưa đến lớp… Đã qua rất lâu cái tuổi. “Nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò”. Nhưng riêng tôi lòng kính trọng thầy cô thì không bao giờ phai nhạt. Những ký ức thầy cô đã dìu dắt tôi qua từng cấp học. 

 Trong những suy nghĩ mông lung làm tôi chợt nhớ đến một ông giáo già tên là: Vũ Xuân Đỉnh. Mới ngày nào thầy đã dạy con tôi cùng các cháu ốp 10 tại Odessa, do ông Vũ Đức Trường quản lý. Từ khi các cháu chưa hề biết đọc một chữ cái nào mà chỉ bập bẹ được vài câu theo bố mẹ. Nhưng sắp đặt thì ngược xuôi lung tung nên bọn trẻ được người lớn đặt chung cho cái tên trìu mến là “Tây ngố”. 
Thầy: Vũ Xuân Đỉnh nguyên hiệu trưởng trường cơ sở Nguyễn Việt Xuân thành phố Nam Định. Là người đội trưởng sang lao động tại nhà máy cơ khí 01-05 tại thành phố Belaia Xerkov – Ucraina. Từ năm 1988-1992 sau đó thầy về nghỉ hưu tại thành phố Nam định. Vào thời điểm năm 1997-1998 thế hệ thứ hai đã lác đác bước vào học cấp 1 của nước sở tại. Ông  Vũ đức Trường nguyên là PCT hội đồng hương Việt Nam tại TP Odessa vừa là ốp trưởng. Cùng tôi ngồi uống trà tản mạn chuyện đời và cùng trăn trở về phần tiếng Việt cho các cháu. Rồi tôi chợt nghĩ ra Thầy Đỉnh đang có mặt tại Kharkov, nên tôi chớp lấy cơ hội và đề xuất mở lớp tiếng Việt thì được ông Trường ủng hộ ngay. Vào thời điểm đó nền kinh tế khủng hoảng từ châu Á chuyển sang châu âu nên công việc làm ăn của bà con ta rất khó khăn. Vì thế có khá nhiều người đã đưa con về Việt Nam gửi người thân trước lo học tiếng Việt Phòng khi bố mẹ về nước hẳn thì con cái sẽ có vốn tiếng Việt để theo kịp bạn bè. Vì thời ấy chưa ai có thẻ định cư như bây giờ.

                  Thầy giáo già năm xưa: Vũ Xuân Đỉnh

      Cháu Thành lớp 1 tiếng Việt.

Thầy giáo già năm xưa: Vũ Xuân Đỉnh
                                 Cháu Thành bây giờ

Vậy là lớp tiếng Việt đầu tiên dành cho các cháu sống xa quê  đã được thành lập với sự tài trợ toàn phần: bảng phấn địa điểm do ông Vũ Đức Trường. Lớp tiếng Việt do thầy Đỉnh dạy ban đầu chỉ có gần 10 cháu, cộng với nghề làm thêm là bấm huyệt chữa bệnh của Thầy. Nhưng thầy không hề nản chí. Sau khoảng một tháng chúng tôi thấy có hiệu quả thực sự đối với các cháu. Không những chỉ học và đọc vần từ ngữ mà thầy còn dạy các cháu cách xưng hô ứng xử, chào hỏi với các anh chị, cha mẹ và các cô chú… Các bậc phụ huynh chúng tôi rất hài lòng và thầm cảm ơn là con chúng tôi đã gặp may khi được sống gần bố mẹ mà vẫn biết nói tiếng Việt. Vậy là tiếng lành đồn xa… các cháu ở bên ngoài ốp 10 cũng được bố mẹ đưa đến để học. Có những khu vực không đến được thì thầy đến tận nơi để dạy các cháu, Thậm chí có một hai cháu cũng thành một lớp. Lương bổng không được là bao nhưng khi đến tuổi về hưu mà vẫn được đứng trên bục giảng đó là niềm vui chính với lòng yêu nghề, đã thôi thúc thầy dành mọi tâm huyết để dạy các cháu nói thành thạo tiếng mẹ đẻ.
 Thấm thoắt đã tròn 20 năm thầy giáo Đỉnh cùng các phụ huynh học sinh đã đặt nền móng hình thành lớp tiếng Việt đầu tiên dành cho con em xa quê. Năm 2001 vì sức khỏe và công việc gia đình thầy đã về và chuyển giao lớp học tiếng việt cho cô giáo Nguyễn Thị Loan dạy đến năm 2016. Và hiện nay cô giáo Hoàng Thị Vân  tiếp tục duy trì, kể từ ngày có làng Sen lớp học đã khang trang hơn nhiều.            
Những lần có dịp về thăm quê,  gia đình tôi và các cháu đều đến thăm thầy. Cuộc sống gia đình thầy mặc dầu đã khá đầy đủ nhưng cả thầy và cô vẫn không chịu nghỉ ngơi mà mở một tiệm thuốc bắc nhỏ kết hợp bấm huyệt chữa bệnh. Vì cô nguyên là bác sỹ trưởng khoa nhi bệnh viện nhi nam định. Thầy cô bảo đơn giản là để cho vui tuổi già. Lúc nào thầy cũng ân cần hỏi thăm từng người quen cũ và các cháu đã từng học thầy ở bên Ucraina. Thật đáng tự hào những cháu ngày nào còn bập bẹ tiếng Việt cùng thầy giờ đã trở thành thạc sỹ, tiến sỹ hoặc làm việc hay học cao học nhiều nước ở châu âu. Nhưng có vốn tiếng Việt rất thành thạo khi giao tiếp cùng gia đình và người Việt. Làm cha mẹ chúng rất hài lòng và không bao giờ quên ơn công lao dạy giỗ tiếng Việt của Thầy Đỉnh. Riêng gia đình tôi có một nguyên tắc khi sinh hoạt ở nhà là phải giao tiếp bằng tiếng việt. Mỗi lần đưa các con về thăm quê hương tổ tiên ông bà thì mọi người cứ khen hoài vốn tiếng Việt của các cháu. Tôi nói đó là do công lao của thầy giáo Vũ xuân Đỉnh đấy . 
Thấy được tầm quan trọng việc dạy và học tiếng Việt đối với thế hệ thứ hai thứ ba của những gia đình sống xa quê. Nên vừa rồi ngày 21-04-2017 Đại sứ quán Việt Nam tại Ucraina cũng đã tổ chức hội thảo nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Việt cho con em kiều bào với chủ đề: năm tiếng việt.
Chủ tịch Hồ Chí Minh được sinh ra từ một gia đình khoa bảng. Và cũng đã trở thành thầy giáo: Nguyễn Tất Thành. Người luôn luôn khẳng định giáo dục có vai trò hết sức to lớn trong việc cải  tạo con người cũ xây dựng con  người  mới. Bởi những đức tính thiện ác vốn chẳng phải là bản tính cố hữu, phần lớn đều do giáo dục  mà nên. Câu nói bất hủ của người: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Người luôn quan tâm chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Người rất chú trọng việc giáo dục nâng cao trình độ văn hóa cho các thế hệ, nhất là thế hệ trẻ. 
Vậy nên con cháu kiều bào  cần phát huy những giá trị nhân cách con người việt nam bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc cập nhật công nghệ khoa học hiện đại và hội nhập sâu rộng là hành trang để bước vào đời được tự tin hơn. Việc cho con cái học tiếng việt là trách nhiệm của các bậc phụ huynh và sự quan tâm của các đoàn thể. Ở đâu không còn tiếng việt, thì ở đó không còn dân tôc việt.
Sau đây là một số kỷ niệm của thầy Vũ Xuân Đỉnh và các cháu:

Thầy giáo già năm xưa: Vũ Xuân Đỉnh

Thầy giáo già năm xưa: Vũ Xuân Đỉnh              

   Đỗ Văn Tuấn