Người Việt Odessa
Chia sẻ cộng đồng

'Của vay là của lo, của cho là của nợ'

Thứ năm, 16/02/2017 | 05:39

'Của vay là của lo, của cho là của nợ'

Ngẫm câu thành ngữ ‘của biếu là của lo của cho là của nợ’ mà vế một lời cố tình đổi thành « Của vay là của lo… » để càng thấm thía hơn tính giáo dục của nó đã có hàng ngàn đời nay, và có lẽ chả phải riêng tôi mà ai nấy đã từng đọc đều hiểu thấu đáo rằng đấy là cái tâm cái tinh thần cái lí dẫn đến sự bền vững trong mối quan hệ giữa người với người là bạn.
Song tiếc thay, vẫn có người không hiểu đặc biệt vế đầu « Của vay là của lo » nên đã gây nên những hậu quả xấu khôn lường. Cụ thể là vay không trả bằng nhiều thủ đoạn tán tận lương tâm từ khất lần đến quỵt hẳn rồi lẩn trốn biệt tăm tích hoặc ngang nhiên sống vô tâm ngoài vòng pháp luật khiến bao nước mắt tuôn rơi theo.
Nhân trong cộng đồng ta đã từng xảy ra nhiều vụ trốn nợ nay vẫn còn tồn tại khôn ngoan và lì lợm hơn. Vì vậy tôi muốn được bày tỏ đôi điều những mong sớm chấm dứt để cộng đồng khỏi ảnh hưởng đến cuộc sống yên bình của người lao động.
Vâng, thực tế trên đời này, nhất là trong lĩnh vực buôn bán kinh doanh dễ mấy ai tự vỗ ngực mình là người hoàn hảo, sung túc về kinh tế. Bởi thiếu gì lúc « Tối lửa tắt đèn » ngập hạn hoặc chưa đủ sức vươn lên tầm cao mới cần sự giúp đỡ « Tương thân tương ái » của anh em bạn bè trong khuôn khổ « Buôn có bạn, bán có phường » . Và một khi đã thoát cảnh « Bi cực » đến đoạn đường « Thái lai » thì dứt khoát phải lo liệu hoàn trả chủ chưa tính đến chuyện « Đền ơn trả nghĩa » người đã cứu mạng mình.
Để kiểm nghiệm ý tưởng mình đưa ra, trao đởi với anh em bạn bè. Ngoài số ít « Da mặt tái nhợt » im lặng (Chắc là còn nợ) còn lại hầu hết sẵn lòng tiếp chuyện ủng hộ quan điểm của tôi ‘vay phải trả’. Xin ghi lại một vài cuộc hội thoại và mong mỏi được chia sẻ với bạn đọc đã từng đồng hành với tôi nhiều ngày tháng qua. M-một doanh nhân dạng ‘thường thường bậc trung’ tâm sự : 
‘Vay phải trả’ là nguyên tắc bất di bất dịch thuộc phạm trù đạo đức lẫn lương tâm và trách nhiệm của con nợ. Nếu lờ đi chả hóa ra ‘ăn cháo đá bát’ à ! 
Thấy M quá bức xúc, tôi đặt vẫn đề : 
Chắc cậu đã bị kẻ nào đó lừa hả ? 
Hoàn toàn ngược lại mới đẩy tớ vào tình thế khó xử chứ ! M đủng đỉnh đáp :
Ngỡ bạn cố tri đặt điều cố ý trêu, tôi cự nự luôn :
Cậu đùa đấy hả ? 
Mặt tớ trở nên nghiêm túc, M giải thích : 
Cậu biết không, đã có lần tớ vay một món tiền nho nhỏ của bạn nhưng do bận ‘trăm công nghìn việc’ quên hẳn mãi sau mới nhớ ra. Hoàn xong mới thấy lòng thanh thản.
Giải quyết quá trình ‘ trong ấm ngoài êm’ ấy cũng toát mồ hôi ra ấy nhỉ! Tôi trêu
Được thể giải tỏa cái mối tơ vò rối như bòng bong chứa chất trong lòng bấy lâu, M kể lể một thôi một hồi những tình tiết diễn ra quá trình ấy. Nào là nghe dân chợ búa kháo nhau siêu thị Karavan nhiều mặt hàng qua ‘mốt’ hơn cả chợ Barabashova, trong đó có quần hạ giá ‘bò’. Thế là, thứ sáu nghỉ chợ trốn bà xã đến đây. Chọn được chiếc quần bò ưng ý, áo len thổ hợp thời trang thêm đôi giày lông chuẩn bị cho mùa đông sắp tới. Nhưng khốn thay, sáng vội đi quên ví ở nhà. Nào là đang ‘tiên trách kỉ’ định khứ hồi thì gặp ngay ông anh thân đứng bên ‘kacca’ ( đếm tiền trả ). Sau giây phút lưỡng lự tôi bạo miệng hỏi vay, hẹn thứ bảy gặp nhau tại chợ hoàn lại luôn. Nào ngờ - chả hiểu vì sao – quên hẳn. May thay giữa tháng 9 trời trở lạnh mở tủ lấy áo len mặc. Giật mình tôi mới nhớ…
Và cậu đã hoàn tất. Tôi hỏi.
‘Dĩ nhiên’ M vội trả lời, rồi thổ lộ :
Thực ra vay của bạn ấy có vài trăm Grivna thôi chứ nào nhiều nhặn gì. Nhưng mỗi lần nghĩ lại chỉ vì mình quên nên trả chậm, cảm thấy ngượng đến chết được. Nhất là sau lời xin lỗi hắn khoát tay khề khà nhắc : ‘Cậu câu nệ quá đó. Sông có lúc người có lúc mà. Miễn sao nhớ tới nhau là ok mà’, nghe xong cổ họng tớ cứng đờ ra. Không nói nên lời. 
Cảm thông với nỗi niềm của M, tôi tìm lời động viên :
Chuyện nhỏ như con thỏ ấy mà, tự nâng cao quan điểm lên làm gì cho bận tâm. Bởi, suy cho cùng mình quên, đã trả chứ có ý quỵt đâu. 
Dẫu sao vẫn có lỗi. Lỗi lầm ở chỗ dễ tạo nên những giây phút để bạn bè hiều lầm mình thì làm sao có thể thực hiện được phương châm ‘buôn có bạn bán có phường’. Khi mình còn mưu sinh trên thương trường. Thấy M nói quá chí lý, tôi cũng trải lòng : 
Thú thật từ hồi nhỏ đến bây giờ tôi luôn quan niệm ‘ tự lực cánh sinh là chính’. Phấn đấu tự cường, vươn lên tầm cao mới bằng lực và tiềm năng sẵn có của mình.
Nói ‘ cứng’ thế thôi chứ chính bản thân tôi cũng đã có lần ‘ lỡ bước’ đành phải ‘sang ngang’. Như lần ‘cực chẵng đã’ vay Q để mua ‘các’ công cuối tháng. Cầm mấy đồng tiền trong tay, cần tắc vô áy náy, ghi ngày vào sổ nợ. Và về tới nhà đếm đủ tiền nợ cất kín trong cặp. Sáng hôm sau, trả Q thấy lòng nhẹ hẳn. Nếu quên còn có mặt mũi nào gặp bạn bè nữa. Bởi quên nợ vay khác chi ‘quỵt’. Kể lể một hồi xong tôi hỏi M ‘ cậu thấy tớ làm thế có đúng không’ ? 
Đôi má chợt ửng hồng như thể thèn thẹn với lỗi lầm của chính mình, M thổ lộ:
Vay lo trả và phải trả còn thể hiện lòng tự trọng của con người trong cách ‘đối nhân xử thế’ nữa. 
Nghe xong, tôi cũng bổ sung thêm ý của mình : 
Giá trong cộng đồng ta đều có chung một suy tư ‘của vay là của lo-lo để trả’ thì quan hệ anh em bạn bè sẽ trong sạch và vững mạnh biết nhường nào. 
Đang thả hồn theo dòng đời đua chen, chợt nhớ nhiều năm qua bao nhiêu nước mắt buồn rơi theo những đồng tiền bị bạn bè ‘quỵt’, tôi bạo mồm kết luận ‘Chỉ vì niềm tin nên mới xảy ra nông nỗi ấy. Phải không cậu ?’
Đồng cảm với tôi, M phân tích ‘thời thế thế thời phải thế’ theo quan điểm của mình :
Cũng bởi lẽ, quanh ta có nhiều dạng người tốt xấu lẫn lộn. Đôi khi đã từng là bạn nữa, càng khó phân biệt. Song vẫn có thể phân loại được. 
Thấy tôi chăm chú nghe như nuốt từng lời hắn hứng thú ‘lí luận’
Dạng thứ nhất ‘vay rồi quỵt’ rồi sống nhởn nhơ ngoài vòng kiểm soát của lương tâm và pháp luật. Dạng thứ hai, vay để kinh doanh nhưng do không lường trước thời cuộc nên họng đọng – lấy cớ ấy không trả ‘gốc’ chứ chưa nói đến lãi tượng trưng cho vừa lòng nhau. Dạng thứ ba, thế chấp công chỗ, cờ-va vay ngân hàng khi kinh tế thường xuống dốc, lấy đâu ra ‘nguồn’ để hoàn lại, khiến lãi cộng thêm gốc tăng vọt chạy đâu thoát khỏi trừng trị của pháp luật.
Cũng đã từng nghe, từng nhìn thấy những vụ làm cho khóc dài chẳng qua vì tiền, tôi bức xúc kể :
Vay mượn vì khó khăn nhất thời tạm chưa trả đã đành đằng này nhận hàng của bạn, mưu sinh lấy công làm lãi. Khất lần trả ‘gốc’ đọng tới vài ba ‘cục’ chưa đòi thanh toán thì nhận được câu trả lời lạnh tanh ‘ không có’. Lì lợm hơn cố tránh mặt như trường hợp cô bạn thân. Rơi vào sự cố ấy, hỏi tớ : ‘ em phải làm gì bây giờ hả anh’. Nghe xong não nuột cả ruột gan, tớ cố tìm lời khuyên ‘trước hết nên viết đơn trình báo hội. Sau là, phải hết sức bình tĩnh biết đợi chờ vì hiện thời tình hình chính trị, kinh tế nước sở tại chưa ổn định, làm ăn buôn bán khó khăn ‘ rồi động viên’, anh tin rằng, lòng tự trọng vốn có của con người sẽ khơi dậy trong tâm hồn những kẻ ‘vô ơn bạc nghĩa’ ấy. Để rồi, một ngày nào đó chúng sẽ nhớ mình là ai, đang ở đâu và làm gì. Bằng không theo quy luật đào thải của tự nhiên, trời đất sẽ trừng phạt, lúc đó hối không kịp. Trước khi dừng lời, tôi hỏi M « Tớ nói được đấy chứ ».
Nghe cậu chia sẻ «  Nỗi buồn này không của riêng ai » đấy . Xem chừng còn bức xúc hơn cả chị bạn ấy. Hay cũng bị « Vào tròng » rồi sao! Nhún vai, M ướm hỏi :
Lấp lửng tồi trả lời : 
« Không loại trừ khả năng » rồi khẳng định - hành động vay tiền không trả, nhận hàng bán không minh bạch thanh toán bằng phương pháp « mồm miệng đỡ chân tay » cần phải kịp thời ngăn chặn. Ngừng một lát tôi hất hàm hỏi cậu có muốn nghe thêm mẩu chuyện «ăn ở hai mang kiếm tiền hai chốn» thuộc dạng vay không trả ?
Ngạc nhiên nhìn tôi, M. thú vị đáp :
Có chứ, rất muốn nữa là đằng khác.
Tôi đồng ý. Định vào cuộc ngay nhưng bận việc riêng phải đi ngay tức khắc, đành hẹn M gặp lại vào ngày thứ ba chợ « vắng người mua thưa kẻ bán » sẽ hàn huyên tiếp chủ đề « của vay là của lo » mang tính thời sự nóng hổi này.

Nguyễn Trọng Cơ
«Ban đồng hành» Kharkov

(còn nữa...)

 


Đại sứ quán Việt nam tại Ucraina
Hàng Khô Việt Nam
Khai trương quán ăn Việt - Old Street
 

UnTeks Group

Dệt Kim Unteksgroup

PHÒNG CHẨN TRỊ Y HỌC CỔ TRUYỀN