Đang phân vân cân nhắc tự “nhún” bấm máy trước hỏi cho ra nhẽ hay kệ đợi “cái gì đến sẽ đến” thì chuông điện thoại reo lên hồi giai điệu mở đầu bài hát “về quê” quen thuộc như thể dành riêng cho nhửng đứa con sống lưu lạc nơi xứ người, tôi vội nhấc máy. Áp chặt vào tai , nghe rõ mồn một giọng anh bạn thân ấy từ đầu dây bên kia. Sau câu chào xã giao thường lệ, hắn vào đề ngay :
Tuần này có thể thực hiện được kế hoạch của hai đứa chúng mình đưa ra không ?
Mừng rơn. Đáp gọn hai từ “dĩ nhiên”, tôi hứng thú giải bày :
Đây còn là mơ ước của tớ bấy lâu. Nhất là sau buổi hội ngộ “đồng tâm nhất trí” với cậu càng háo hức hơn làm người dẫn đường.
Ngừng một lát, tôi nóng vội hỏi, à mà cậu đã chọn “Ngày lành tháng tốt nào chưa?“
Thứ 6, ngày mồng 2 tháng 9, V dõng dạc đáp. (nghe qua làn sóng điện mà dường như tôi hình dung ra được khuôn mặt phấn khởi của hắn khi nhắc tới Ngày hội độc lập của dân tộc)
Hôm ấy nghỉ chợ, thuận lợi đấy nhưng lại rơi vào ngày kỉ niệm Quốc khánh Việt Nam. Có phải ở nhà họp mặt với gia đình không ?
Tôi đặt lại vấn đề cho chắc ăn.
Giọng hớn hở, V bộc lộ kế hoạch đã định sẵn rất hợp tình hợp lý:
Thì cậu tính sáng đi, trưa về vẫn còn nhiều thời gian hân hoan với vợ con cơ mà.
Thế đã được bà xã chấp nhận chưa ?
Giọng cởi mở V thổ lộ:
Nghe kể chuyện sẽ đồng hành với cậu dạo cảnh trong lòng đất vợ tớ chẳng những ủng hộ ngay mà còn động viên bằng lời lẽ “có cánh” nào là đừng để mất thời cơ hiếm có ấy. Nào là, đây là dịp may biết thêm một phương tiện giao thông công cộng hiện đại mà không phải nước nào cũng có. Sau đó, còn mở ra hướng đi “ chiều tối nhâm nhi ly cà phê G7 xem VTV4 nhớ về cội nguồn vẫn còn kịp chán” . chính vì mọi việc thuận vợ thuận chồng đã ổn như vậy, tớ mới “ phôn” cho cậu đấy chứ.
Kì lạ thay, cứ mỗi lần nghe hai từ “ cội nguồn” thân thương là trong tôi lại mừng dậy nỗi nhớ niềm thương quê hương da diết tôi cũng tranh thủ chia sẻ dăm điều tâm sự .
Còn tớ. Hàng năm cứ vào ngày lễ ấy, mở trang sách “ 105 Lời nói của Bác Hồ” , nghiền ngẫm đọc gần như thuộc lòng đoạn “… Ngày 2-9-1945 tại quảng trường Ba Đình Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập “ Tất cả các dân tộc trên thế giới sinh ra đều có quyền bình đẳng , dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do..”. Giọng Bác rất ấm. Bất ngờ Bác hỏi lại “ Tôi nói đồng bào có nghe rõ không.” Cả biển người trên quảng trường đồng thanh đáp lời “Có” là tôi cảm giác như mình cũng có mặt cùng gần năm mươi vạn người, lòng tràn ngập niềm vui kéo về quảng trường Ba Đình dự ngày lễ lịch sử tuyên bố nước nhà độc lập ngày hôm đó. Nói một thôi một hồi xong, tôi vội quay lại chủ đề metro nóng hổi lúc ban đầu với câu hỏi cụ thể. Khởi hành từ bến Metro thuận tiện cho cậu ?
Tuỳ cậu thôi. Chứ tớ có biết mô tê gì đâu V đáp.
Có lẽ cũng đợi có vậy, tôi đề xuất ngay ý tưởng của mình theo dự kiến từ trước:
Bến Metro Pobeda-Alekseevka . Đúng 8 giờ 30 phút sáng tôi đợi. Tôi nhấn mạnh
Muộn hơn một chút không được à! V hỏi lại.
Nghe hết câu tội vội giải thích ngay.
Cậu biết không, đây là giờ cao điểm đông người qua lại đủ các dạng người ở mọi lứa tuổi lẫn màu da khác nhau nữa.Tiếp cận với họ, mình có thể tiếp nhận được nhiều tín hiệu riêng của người đi bằng Metro mà những ai chỉ đi bằng ô tô không tài nào có được. Trước khi kết thúc tôi động viên. Có một lần đi cho biết đó biết đây.
Sau mấy tích tắc từ đầu giây bên kia, V trả lời cực ngắn nhưng dày âm điệu “OK” như thế đã đồng tâm nhất trí.
Thở phào nhẹn nhõm, tôi càng nóng lòng nóng ruột đợi tới ngày tái ngộ đồng hành cùng nhau trong cuộc du ngoạn Metro của hai đứa.
Quả thật trời đất không phụ mình. Mấy hôm sau đúng hẹn về giờ giấc, tôi và V. gặp nhau .Hai chúng tôi gấp gáp hoà mình vào dòng người hối hả như trẩy hội bước vào “thành phố trong lòng đất” .
Đứng bên nhau xếp hàng mua vé, V lấy trong ngực ra tờ 100 griven ,sốt xắng bảo tôi.
Bữa nay xin được chiêu dãi cậu trọn vẹn.
Tủm tỉm cười, tôi từ chối khéo.
Khi nào mới kết thúc cuộc hành trình chúng mình sẽ vào Mcdonal còn bây giờ tớ đã chuẩn bị cho cả hai. Nói rồi, móc túi lấy 2 tờ 5 grivna, tuần tự hai lần bỏ vào thùng sắt. Máy tự động trả lại mỗi lần 2 đồng grivna bằng kim loại vàng chớ. Tôi lần lượt nhặt, cất kỹ tích luỹ cho cuộc chơi thú vui sưu tầm của mình.
Dường như cố tình theo dõi trọn vẹn quá trình thao tác ấy. Và cộng thêm nhớ lại lời chia sẻ của tôi về thú vui sưu tầm tiền grivna bằng kim loại do ‘đi làm bẳng Metro” chăng! V phỏng vấn:
Hỏi thật từ đầu trong tay cậu có bao nhiêu tiền giấy 5 grivna để hàng ngày thực hiện ý tưởng của riêng mình?
Phấn khởi được bạn bè ”vị nể” tôi thú vị đáp:
Chợ Barabasova thiếu gì người quen, đổi bao nhiêu chẳng được. Miễn sao có niềm đam mê kiên trì và năng động.
Gật gù mái tóc hoa tiêu như hiểu ra vấn đề, liền sau đó,mấy giây ngó nghiêng nhìn hết nơi này chốn nọ, V nức nở khen:
Bến Metro Pobeda ( tiếng Nga) à, Peremoha (tiếng Ucraina- nghĩa là chiến thắng) này đẹp đẽ,hoành tráng và lộng lẫy như cung điện ấy.
Chả thế mà vào ngày kỉ niệm Kharkor giải phóng 23 tháng 8 vừa rồi, tổng thống Ucraina đã về đây, đứng tại điểm này cắt băng khánh thành Metro mang tên đại lộ Pobeda này đây.
Và cậu là một thành viên trong dòng người chiến thắng – chả đợi tôi hỏi lại “vì sao”- hắn thao thao bất tuyệt tiếp theo - bởi hơn 30 năm trước cậu dã đón mua căn hộ cách Metro chưa đầy 5 phút đi bộ. Để rồi nơi đây chắc chắn giá bất động sản sẽ tăng lên, giao dịch mạnh hơn nơi khác dù cho kinh tế thương trường của nước sở tại có chiều hướng đi xuống.
Nghe những lời có cánh của anh bạn thân đồng niên ấy, cảm thấy hứng thú và tự hào lạ, định trải lòng,chia sẻ niềm vui thì một người đàn ông địa phương, chỉnh tề “ com-lê-củ-sếch” bước lại gần. Chào tôi, nắm chặt tay của cả V nữa – cứ y như đã từng quen biết theo phong tục tập quán người phương Tây còn tôi tinh ý nhận ra ngay ông hàng xóm sống cùng tầng trong khu chung cư, cũng muốn hỏi thăm dăm ba điều cho phải đạo làm người thì vừa lúc con tàu dài 5 toa hú còi từ tốn chuyển bánh vào bến bãi nên phải tạm dừng. Chia tay mỗi người mỗi ngả bước nhanh vào tao tàu gần chỗ mình đứng nhất.
Đứng sát bên tôi,chật ních hành khách V. thì thầm:
Đi phương tiện giao thông công cộng mà quần áo sáng màu, hàng đắt tiền như ông Tây bạn cậu ấy,lúc chen lấn có mà nhàu nát hết.
Nhưng không có nghĩa là ăn mặc úi xùi,xộc xệch, nhất là người nước ngoài chúng mình ‘nhếch nhác’ một tí, 'khác đời’ một tẹo chẳng những dễ bị người địa phương “bỏ ngoài con mắt’ mà sớm trở thành dối tượng theo dõi của CA nữa. Tôi cố gắng bộc lộ quan điểm của mình về cách đối nhân xử thế, trước hết về hình thức bên ngoài để lôi cuốn, chinh phục đối tác đã.
Da mặt bỗng ửng hồng, khi liếc nhìn chiếc áo sơ mi bạc màu, cổ sờn bó chặt thân hình đẫy đà của mình,chép miệng thở dài V ”tự kỉ ám thị”.
Sáng nay quá sớm vội khởi hành giữ lời hứa với cậu nên quên hẳn bộ cách là lượt từ mấy hôm trước. Im lặng một lát, hắn chữa thẹn bằng quan niệm hơi thiện cận - vả lại, hôm nay tớ chủ trương đi về bằng taxi thì ai biết đấy vào đâu.
Không tán thành lối sống một chiều ấy, tôi hứng giọng gạt phắt :
Thôi đi cậu “đừng có vụng chèo khéo chống”.Như tớ chẳng hạn, biết thân phận mình hiện nay đi làm bằng Metro nên ngày ngày nào cũng cố dạy sớm ăn mặc chỉnh chu, và áo sơ mi dứt khoát phải bỏ trong quần đầu tóc gọn gàng, đi đứng nhẹ nhàng nhất là thận trọng lời ăn tiếng nói, tránh va chạm nữa thì may ra mới “thuận buồm xuôi gió” cả lúc đi lẫn lúc về chứ không như T, một doanh nhân thành đạt ít ai sánh bằng giấy tờ lại nghiêm chỉnh mấy ai theo kịp thế mà hè năm ngoái hai lần bị CA giữ,chất vấn kiểm tra đủ thứ ngay tại trong lòng đất ở bến tàu điện ngầm Barabasova. Chỉ vì nguyên nhân ăn mặc lôi thôi lếch thếch biểu hiện qua bộ thể thao ngắn cũn cỡn, tóc hoa tiêu dựng đứng, đôi dép lê không quai hậu, túi treo qua vai dài ngang hông...Tuy lần nào cũng thoát nhưng để lại hình ảnh xấu trong mắt con người dân bản xứ.
Lắng nghe xong, nhìn tôi “áo sơ mi trắng, quần âu đen - như thời sinh viên”, V mỉm cười buột miệng:
Thảo nào.
Chả hiểu ngọn nguồn, tôi hỏi lại:
Cậu bảo gì cơ!
Gật gù, V trả lời:
Tớ hiểu vì sao ông Tây ban nãy, nhìn thấy cậu từ xa đã bước đến chào thân và rất nghiêm túc.
Và, tớ cũng rất tôn trọng ông ta trước hết là ”bạn đồng hành” với tớ hằng mấy năm trời qua kể cả đi bộ lẫn Metro. Tôi hé mở tâm tư của mình.
Có lẽ cảm thấy thú vị, V yêu cầu:
Cậu có thể kể cho tớ nghe đôi điều về con người "Trông mặt băt hình dong" ấy được không?
Dĩ nhiên - Tôi thân tình đáp. Vừa lúc, tàu cập bến Đerzhprom. Tôi bảo ta ra ngoài tham quan một góc nhỏ của thành phố trong lòng đất này đã rồi sẽ đi tiếp…
(Còn tiếp...)
Nguyễn Trọng Cơ
“Ban đồng hành” - Kharkov