Người Việt Odessa
Chia sẻ cộng đồng

Em là cô gái Bắc Giang

Thứ hai, 12/09/2016 | 20:58

Hôm hân hạnh dự lễ ra mắt Hội đồng hương Kinh Bắc tại Kharkov - ở một địa điểm hữu tình sông nước bao quanh cỏ cây trong xanh, hoa lá ngập trời vào một ngày nắng đẹp giữa mùa hè tháng bảy, tình cờ gặp gỡ hai nhà thơ cộng đồng Đặng Thị Minh Kiểm, cộng tác viên tích cực của “Tuần tin quê hương” – Tiếng nói của Cộng đồng Việt Nam tại Ucraina. Và Thương Giang “Em là cô gái Bắc Giang ấy  (tôi thường thân mật gọi vui vậy mỗi lần trò chuyện qua điện thoại hoặc “mặt đối mặt” tuy đôi ba năm mới có một lần) gắn bó thân tình với Ban biên tập, với báo từ thủa ban đầu khi xuất hiện Trang thơ cộng đồng năm 1999. Tính đến nay, vào thời điểm “Tuần tin quê hương” tạm dừng (2014) tròn mười lăm năm đằng đẵng hữu duyên tình người.
Đang ngỡ ngàng, bần thần và sửng sốt cuộc “hội ngộ” không hẹn mà nên này – sau 3 năm “tương ngộ” khi “Tuần tin quê hương” tổ chức cuộc họp mặt thân mật với cộng tác viên xa gần toàn Ucraina – trong đó có Kiev – nhân ngày sinh 15 năm tuổi đời tràn đầy sinh lực, đứa con tinh thần của mình (1998 – 2013) thì may thay, phó chủ tịch thường trực Hội đồng hương Kinh Bắc Phạm Ngọc Sơn thủ thỉ giới thiệu hai nhà thơ ấy là thành viên trong đoàn đại biểu Kinh Bắc Kiev xuống Kharkov dự lễ hội theo lời mời của chủ nhà. Hiểu ra, niềm vui trong tôi càng dâng tràn. Ngồi bên Vũ Tuyết Nhung  ( tên thật của Thương Giang ) duyên dáng trong bộ cánh áo dài tứ thân dân tộc : “ rất bình dị, mộc mạc mà vẫn thể hiện được nét sang trọng, khuê các, dịu dàng của người con gái đất Kinh Bắc ’’. Khiến tôi bồi hồi nhớ mãi. Giọng nửa đùa nửa thật, tôi trách khéo để em nhớ mãi :
-  Thế mà em chả báo trước để bọn anh ra đón theo truyền thống cùng hội cùng thuyền của Tuần tin quê hương vốn có của thời xa xưa ấy ! 
Cũng chả vừa, ngước đôi mắt tròn to, đen láy như biết nói, Nhung hóm hỉnh trả lời : “ Ngại phiền các anh một phần, mà cái chính em muốn có cuộc gặp gỡ bất ngờ rất thú vị như ngày hôm nay tại Kinh Bắc này. Nghe Nhung đùa lại, lòng tôi cảm thấy vui hẳn. Chợt nhớ, liền 2 năm (2010 – 2011) Nhung tặng tôi “ một chồng thơ lớn” Ngoài 4 tập thơ in chung với tác giả khác như “ Việt Nam quê hương tôi”, “ Lộc phát Canh Dần”, “ Nối một vòng tay”, “ Sáu và Tám” là 2 tập thơ in riêng “ Hoài niệm Hội Lim” do nhà xuất bản Hội nhà văn cấp phép và “ Giọt lệ buồn” do nhà xuất bản Công an ấn hành. Đây là những bài thơ tuyển chọn trong “ gia tài” khổng lồ hơn 4000 bài thơ đã có trong tài khoản riêng của Thương Giang sau 12 năm đam mê sang tác bởi sự thúc giục của con tim biết yêu thương. Thật bất ngờ hay nsoi cho đúng lòng mình hơn, thực sự khâm phục một con người biết lấy thơ làm hơi thở cuộc sống,là niềm tin và hy vọng vào ngày mai sang ngời thì mới có được một khối lượng thi phẩm “ đáng nể” mà không phải tác giả chuyên nghiệp nào cũng có thể đạt nổi chứ chưa tính đến không chuyên. Vốn thân tình với Thương Giang ( bút danh của Vũ Tuyết Nhung) được kết tụ qua những ngày lễ hội, những buổi  tọa đàm ở Kharkov, nhất là những lần gặp gỡ nhà thơ nhận phần thưởng cao quý : giải nhì cuộc thi viết truyện mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long do báo “ Tuần tin quê hương” tại Ucraina đứng ra tổ chứng, cùng nhiều giải ba, giải khuyến khích trong các cuộc thi viết truyện ngắn, bút ký, phóng sự thường niên  của  Tuần tin quê hương. Tôi thổ lộ hết thấy dòng suy tư ấy là của độc giả yêu thơ dành cho em nhiều hơn là Tổng biên tập cả một chặng đường dài, liên tục qua tháng năm phồn vinh của tờ báo cộng đồng, rồi ướm hỏi: 
- Người ta bảo, nỗi nhớ nhà đau đáu trong tâm hồn người xa xứ và những hoài niệm về một vùng quê tuổi thơ ở miền Kinh Bắc ngàn năm văn hiến là động lực hiện hữu tạo nên những vần thơ để em bộc lộ tất cả những cung bậc cảm xúc về một miền quê trong tâm hồn mình. Ngoài ra còn gì nữa không em?
Không một chút lưỡng lự, giọng như hút lòng người, Nhung thổ lộ:
- Là “Tuần tin quê hương”- Điểm tựa vững chắc, diễn đàn rộng mở cho những ai muốn trải lòng mình về cội nguồn, nơi ta sinh ra và lớn lên, để mà thương mà nhớ. Phải không anh?
Nghe Nhung nói quả không sai lòng mình, tôi cảm kích ủng hộ ngay. Bởi chính tôi và đồng nghiệp – nhất là Vũ Huy Dương nguyên Phó Tổng biên tập “ Tuần tin quê hương” một thời gian dài “cầm bút” bên nhau đã nhận ra “ chân lý sang ngời ấy luôn rực cháy trong con tim mình”. Để rồi nhiều khi, đôi lúc thầm nghĩ thiếu “ Tuần tin quê hương” ta về, ta về đâu để trút dòng tâm sự cho đời thăng hoa.
Ngẩn ngơ suy tư một hồi , tôi đắn đo hỏi Nhung:
-Hơn hai năm qua “ Tuần tin quê hương” tạm dừng đã đành. Còn em?
-Thơ là hơi thở, nhịp đập con tim, em ngừng sao được.
-Vậy em cất nơi đâu mà lâu anh không tìm thấy?
-Chưa tìm được nơi “gửi gấm” đấy thôi anh.
-Thiếu gì chốn. Nhất là những vần thơ thấp thoáng có bóng dáng của Thương Giang trong đó. Thấy Nhung im lặng, quý hơn vàng, tôi liền gợi ý: “ Nếu em không phản đối đến với “Bạn đồng hành” -Kharkov - Tờ báo giấy duy nhất đương thời ở Ucraina đang hiện hành chẳng hạn.

Em là cô gái Bắc Giang

Em là cô gái Bắc Giang

Lần này, nghe câu “đến” chẳng khác gì từ “về với”… Tuyết Nhung mỉm cười. Nụ cười hiền hòa, đôn hậu như thể thay lời “bằng lòng” mà bấy lâu tôi mong đợi sẽ có trang thơ cộng đồng. Khi “ Bạn đồng hành” ra đời như “ Tuần tin quê hương” trước đây, số nào cũng “ trình làng” đầy ắp một trang thơ, vần điệu trữ tình từ tấm lòng nhân ái của các nhà thơ cộng đồng ở nhiều tỉnh thành thuộc Ucraina, kể cả Việt Nam “ quê hương tôi” gửi tới.
Hôm sau - sau ngày ở Kinh Bắc, tại văn phòng Hội người Việt Nam tỉnh Kharkov cũng vội vã gặp gỡ Thương Giang và Đặng Thị Minh Kiểm. Câu chuyện xoay quanh những ngày làm báo cộng đồng. Luyến tiếc và chờ đợi ngày hội tụ. Hẹn gặp lại nhau tại Kharkov vào ngày kỉ niêm “Tuần tin quê hương”  tròn 20 mùa xuân (1998 – 2018 ). Thế là vào giây phút chia tay, ai nấy đều hi vọng, chờ đợi ngày tái ngộ ấy để cùng nhau hoài niệm Tuần tin quê hương, phong phú về nội dung, đẹp về hình thức, là người bạn của mọi nhà. Khi trang báo đầu tiên trong tay độc giả. Chả hiểu vì sao những ngày này luôn có trong tay tôi tập thơ “ Hoài niệm Hội Lim”   của Thương Gang tặng. Cuốn hút say sưa đọc. Bởi gợi lại hoài niệm trong kí ức ngần ấy tháng năm làm báo cộng đồng chăng! Tôi tranh thủ nghiền ngẫm cả những lần ngồi trong toa tàu điện ngầm “ Đi làm bằng MeTro” vì sợ thiếu thời gian như Thương Giang tâm sự : “ Có những lúc đang lái xe trên đường, ý thơ bất chợt ùa về, quyết định đỗ xe, ghi chép lại những ý tưởng rồi lại lái xe tiếp tục công việc của mình vì sợ để lâu sẽ quên. Nghe xong, ngầm nghĩ hóa ra giữa nhà thơ và độc giả cũng có tâm hồn thơ, đôi lúc tuy hạn hữu vẫn trùng nhau một suy tư, một việc làm.
Nhiều khi ngồi một mình buồn tênh, trống trải hay hoài niệm về tuổi thơ cho lòng ấm lại. Nhất là vào thuở học trò. Đến bây giờ vẫn cảm thấy ngấm trong mình nhiều hơn cả là những câu thơ của Tố Hữu đã đưa vào sách giáo khoa thì không có gì là lạ. Đấy là vần thơ “Rét Thái Nguyên rét về Yên Thế / Gió qua rừng Đèo Khế gió sang / Em là cô gái Bắc Giang / Rét thì mặc rét nước làng em lo”. Đọc xong tự dưng thấy có cảm tình ngay những ai “ Em là cô gái Bắc Giang” như Vũ Tuyết Nhung, quê tại Phố Kế -  Bắc Giang – một địa danh nổi tiếng cả nước với sản vật Bánh Đa. Những ai đã qua Ngã Ba Làng Thàng -  Phố Kế một lần, dừng chân ăn miếng bánh đa vừng to dày, giòn tan, bùi ngậy, uống bát nước chè xanh là suốt đời không quên được phải thốt lên : “ ôi quê ta bánh đa bánh đúc”… Thì hóa ra hình ảnh cô gái Bắc Giang của Tố Hữu dường như có bóng dáng Vũ Tuyết Nhung là nhà thơ cộng đồng, Thương Giang trong đó. Do vậy, nếu trong thâm tâm mình quý mến, trân trọng nhà thơ Thương Giang bao nhiêu đi chăng nữa cũng chả ngại ngần gì mà không dám bày tỏ, nói thành lời. Để rồi mỗi lần hoài niệm Tuần tin quê hương – đứa con tinh thần của Cộng đồng người Việt tại Ucraina và mỗi bận đọc thơ Thương Giang là hình ảnh “ Em là cô gái Bắc Giang” lại hiện lên rõ nét trong ta để mà thương mà nhớ, mà cảm nhận trong lòng thơ Cộng đồng Việt Nam ở xứ người có một “ nàng thơ” như thế…


                                    Nguyễn Trọng Cơ
                                “Bạn đồng hành” – Kharkov

 


Đại sứ quán Việt nam tại Ucraina
Hàng Khô Việt Nam
Khai trương quán ăn Việt - Old Street
 

UnTeks Group

Dệt Kim Unteksgroup

PHÒNG CHẨN TRỊ Y HỌC CỔ TRUYỀN