Người Việt Odessa
Chia sẻ cộng đồng

Mùa hè năm nay

Thứ hai, 11/07/2016 | 13:05

Mùa hè năm nay

Mùa hè năm 2016 này, hễ ra chợ là nghe thấy ngay lời than thở: Chưa bao giờ thời tiết lại khắc nghiệt như năm nay. Giữa tháng 6 rồi mà trời vẫn âm u, thiếu ánh sáng mặt trời, mưa nằng lại thất thường, nhiều hôm đường xá ngập nguội cản lối đi. Cộng thêm, cuộc khủng hoảng chính trị, kinh tế ở nước sở tại kéo dài khiến chợ vắng người mua “ốp tôm” lẫn người mua lẻ thậm chí cả kẻ bán, làm cho không gian buồn tênh hơn cả chùa bà Đanh. Nhưng lạ kỳ thay dân chợ búa mình số đông vẫn động viên nhau bám trụ phần vì không còn con đường nào khác, phần vì vẫn giữ trong mình niềm tin và hy vọng , đợi chờ vào ngày mai sáng ngời theo quy luật tạo hóa “hết đêm rồi lại đến ngày”. Thật đáng trân trọng và tự hào.
Đã bao tháng năm cho đến tận bây giờ, ngày nào tôi cũng có mặt tại Trung tâm thương mại Barabasova. Ờ, đã 20 năm rồi đấy nhỉ! Để rồi, bước chân tôi qua bao nẻo đường, quanh góc chợ, gặp gỡ nhiều anh em, bạn bè một thời chợ búa, một thời sinh sống làm ăn nơi xứ người mới hiểu niềm vui, nỗi buồn của họ muốn chia sẻ cùng ai cho nhẹ lòng, kể cả tôi nữa.
Vâng, hôm vừa rồi, nắng ấm, mặc trên mình chiếc áo sơ mi ca rô cộc tay, hơi chật eo một tẹo, chợt nhớ V. chuyên bán sơ mi nam, soóc nữ, với chủ thể “Hàng mát mẻ dành cho giới trẻ”, tôi liền nẩy sinh ý định đến thăm ông chủ cửa hàng đặc sản ấy, nằm gần bến tàu điện ngầm Barabasova đông người đi làm công sở và đến chợ mua sắm bằng phương tiện công cộng Metro.
Tới nơi, mới qua giờ Ngọ có một tẹo, đã thưa người qua lại, ngoài mấy ông chủ ta ngồi bên mấy cô tây giúp việc, mặt buồn tênh giống nhau như đúc. Chào V. xong, tôi chê luôn.
-    Lạ thật, thời tiết đang khởi sắc thế này mà trông cậu như kẻ mất hồn ấy! Gượng cười, V. phân bua.Anh tính mấy tháng liền thời tiết trái mùa. Hàng hè “ốp tôm” vào hai tháng bốn, năm hầu như không giao dịch. Nay đã giữa tháng 6, bán lẻ cũng chẳng có khách. Nhiều bữac chả “Pa chin”. Về nhà vợ chồng tự an ủi nhau cho nhẹ lòng.
Nhìn những dây áo sơ mi đủ loại, những chiếc váy ngắn nhiều kích cỡ, tôi hỏi:
-    Hàng “mốt” mới nhập đây à!
-    Quá nửa là hàng tồn, dồn lại từ mấy năm trước mà anh. Trả lời tôi xong. V. chậm rãi giải thích, thời buổi khó khăn này, nhất là giá đô chênh lệch quá cao so với tiền U, dân địa phương lương thấp cộng thời tiết trái khoáy. Bán cho ai, vì vậy, em chỉ lấy thêm chút xíu cho mặt hàng phong phú để “câu” khách thôi. Nói rồi, dẫn tôi đến bên dãy bàn dài kê ngoài cửa hàng, lấy một chiếc áo đựng trong hộp giấy vuông vắn, đưa tôi, hắn hỏi, đẹp không anh?
Ngắm chiếc áo trắng “mác” ENRIKO SUPER SHUT nhớ vào hè năm ngoái cũng mua ở chợ với giá hơn hai trăm grivna, tôi nắc nở khen.
-    Tuyệt vời, mốt 2015 phải không?
-    Chính nó đấy. V. vội đáp rồi chép miệng thở dài. Thế mà hè năm nay, giảm giá nghiêng ngả xuống còn một nửa, cũng chả có khách nào ngó ngàng tới.
Thật sự chẳng hiểu gì thương trường, tôi vẫn gợi ý:
-    Sao cậu dại thế. Cứ “hét” theo giá “đồ hiện thời hoặc hạ xuống chút xíu, thì đã ai biết đấy vào đâu!
-    Anh nghĩ đơn giản quá đó, chứ khách hàng bây giờ sành điệu lắm. Nhất là lớp trẻ. “Mốt” mới đã ưng thì đắt mấy cũng dốc hầu bao. Còn quá “đát” thì rẻ bao nhiêu cũng chẳng màng. V. giải thích.
Hiểu ra ngóc ngách sự thể, tôi ngẩn ngơ đặt vấn đề:
-    Số hàng tồn lưu lại nhiều năm ấy, cậu định thế nào?
-    Giống như dân chợ búa mình xử lý theo phương pháp hạ giá câu “dầm” yân tâm, chờ đợi. V. điềm đạm trả lời.
Sợ chưa hiểu hết tôi ướm hỏi thêm cho ra nhẽ:
-    Có nghĩa là bám chợ, tiếp tục kinh doanh hàng mát mẻ dành cho giới trẻ tới cùng.
Như thể xóa tan đi bao nỗi nhọc nhằn “sớm tối chiều hôm” trên thương trường của đời một con người với cái tên thân thương “dân chợ búa”, V. rắn rỏi đáp:
-    Rời sao nổi. Bởi nơi ấy- Trung tâm thương mại Barabasova 20 năm qua, đã tạo dựng cho ta những gì có trong tầm tay hôm nay cùng với bao kỷ niệm thăng trầm, buồn vui lần lộn trong những tháng năm phiêu bạt nơi xứ người chẳng thể quên.
-    Vậy thì vụ hè năm nay “trái nắng” có thất thu đi chăng nữa, cũng có nén chịu, chờ mùa sau. Phải không nhỉ? Tôi thủ thỉ động viên.
V. im lắng gật đầu, hai chúng tôi cảm thông nhau cùng suy tư. “Tình cảnh này đâu của riêng ai” , đâu chỉ riêng “hàng mát mẻ dành cho giới trẻ” vắng bóng những chàng trai cao ráo, những cô gái chân dài mà nhiều cửa hàng đồ tắm biển chỉ có mùa hè cũng đóng băng, vắng khách mua một cách thảm hại.
Cuối tuần, vừa gặp tôi, vợ chồng T. đã ca cẩm:
-    Không ai rủi ro như vợ chồng em. Hơn 2 năm trước vừa đánh 2 công hàng áo tắm về Kharkov, đúng vào thời điểm khúng hoảng ứ đọng đến tận bây giờ.
-    Thì cũng như vốn mình để dành ấy. Mai ngày đổi đời thu lại được ngay ấy mà. Tôi tìm lời động viên.
Lắc đầu, T. đặt ngược lại vấn đề “Ơ thế anh không tính đô trượt giá à?”. Sau đó giãi bày.
-    Dẫu sao vài năm tới, cầu trời khấn phật gặp “vận đỏ”, may chăng giải phóng được hết hàng tồn về “mo” là hạnh phúc lắm rồi. Chứ chưa tính đến con đường phá sản vì nợ nần đấy anh à!
Lấy kinh nghiệm từ mình ra, tôi chia sẻ:
-    Nói thật với cậu. Thời buổi nào cũng thế. Nhất là trong buôn bán kinh doanh lẫn đầu tư công, chớ quên mình là ai hoặc tham quá chớn, có ngày trằng tay, trở thành con nợ suốt đời đã đành mà còn cảm thấy hổ thẹn với lương tâm nữa.
Mặt chợt ửng hồng, T. tự thú trong kinh doanh cũng đã từng vay, từng trả. Nhưng đặc biệt hơn hai năm nay hàng tồn nhiều, vốn đọng. Đến ngày đáo hạn không có khả năng. Vợ chồng bàn nhau, thống nhất quan điểm “giữ danh dự”, em về quê bán đất mua từ hồi ăn nên làm ra, lại được bạn bè “chủ nợ” nhân nhượng tính theo giá đô trượt giảm cho một nửa nên thoát được tộ “vay không trả là quịt”. Mà quịt, như anh biết đấy vị phạm pháp luật đã đành mà lương tâm còn bị cắn rứt suốt đời. Thở dài thườn thượt kể xong, giọng nhẹ nhõm hắn thổ lộ:
-    Cũng may chúng em vẫn còn chút của ăn của để, để trụ lại chờ thời như bao gia đình người Việt mình đang bươn trải, ngoi ngóp trong tình cảnh khó khăn hiện nay. Chả tính đâu xa, chung số phận hẩm hiu với hàng “Biển gọi” của em còn có kính “hàng độc” của mùa hè, túi xách ví da cùng hương phẩm son phấn nước hoa “bạn đồng hành quanh năm của phái đẹp”...nữa cơ mà. Ngừng một lát, hướng đôi mắt buồn nhìn quanh góc chợ vắng bóng người, hắn trải lòng, nói vậy để mà cảm thông để mà nương tựa vào nhau yên tâm vững bước mà đi. Phải không anh?
Thấy hắn nói quá chuẩn, tôi chẳng thể bổ sung thêm gì được nữa.
Thật vậy, nhìn rộng ra, năm nay tổng thể chợ thất thu chứ không riêng mua hè. Nhưng suy cho cùng trải nghiệm bao tháng năm tôi cảm nhận thấy lẽ phải của đời là, trái mùa rồi cũng đến lúc mưa thuận gió hòa, khó khăn khách quan cũng đến ngày nhường bước cho ý muốn chủ quan thắng thế. Hơn nữa, qua mấy chục năm bươn chải nơi xứ người, cộng đồng Việt Nam mới tìm thấy bến đỗ bình yên cho mình là Kharkov thì, cuối cùng khó khăn nào cũng vượt qua, bám trụ mãi trên quê hương thứ 2 này.
Cũng như tôi, lệ thường đã ra chợ là y như rằng phải dạo chân quanh các cửa hàng, qua nhiều góc chợ, dừng chân nơi này chốn nọ cùng dân chợ búa tâm tình, trao đổi để mà hòa nhập, để mà chia sẻ niềm vui nỗi buồn với quyết tâm vượt qua cuộc khủng hoảng này, dù cho có thể sẽ còn kéo dài mấy năm nữa. Thế thì mùa hè năm nay hay tiếp theo là 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông nữa, khó khăn gian khổ còn nhiều. Làm gì phải bi quan một khi luôn có trong ta nguồn động lực mãnh liệt này.


Nguyễn Trọng Cơ
“Ban đồng hành”- Kharkov