Người Việt Odessa
Chia sẻ cộng đồng

Làm khách tại đất nước của con Rồng đỏ: Những gì chờ đợi khách du lịch ở Việt nam

Thứ hai, 04/07/2016 | 04:34
Đến Việt nam, khách du lịch sẽ gặp phải giá đặc biệt dành cho họ. Những người Ukraine dạy tiếng Anh, rượu vodka uống với tiết rắn.

Làm khách tại đất nước của con Rồng đỏ: Những gì chờ đợi khách du lịch ở Việt nam

Bạn biết gì về Việt nam? Đất nước chiến thắng của chủ nghĩa Cộng sản, lúa, nón lá tre và cao " Sao vàng" huyền thoại. Tất cả chỉ có vậy.
Đất nước của 90 triệu dân là đất nước của Rồng đỏ, như từ lâu được gọi là Việt nam. Việt nam không giống bất kỳ nước nào ở Đông Nam châu Á và nhờ có sự khác biệt tuyệt đối giữa miền Nam và miền Bắc những cảnh đẹp thiên nhiên, càng ngày càng quyến rũ du khách.
Từ khi đất nước xã hội chủ nghĩa này mở cửa đối với các nhà đầu tư và du khách vào năm 1990, Việt nam phát triển rất nhanh. Tiền Việt nam gọi là tiền đồng, 1$ có thể đổi 22 ngàn đồng. Không có tiền lẻ. Nếu tại siêu thị anh mua món hàng giá 19,65 ngàn đồng thì có lẽ không có tiền trả lại vì  tiền mệnh giá dưới 500 đồng không có. Nếu anh muốn mua đô la tại ngân hàng thì phải trải qua 9 vòng quan liêu địa ngục, vì thế ngay cả người Việt nam cũng thường đổi tiền ở những cửa hàng chuyên ở ngoài phố, chuyên buôn vàng bạc, mà giá cũng chỉ chênh lệch tí chút so với giá chính thức.
Mức lương tối thiểu 2,5- 3,5 triệu đồng ( khoảng 110-150 đô la ), phụ thuộc từng vùng. Các thày cô giáo lương khoảng 4 triệu đồng ( khoảng 175 đô la), người chạy bàn ăn 90-130$. Số tiền ấy tạm đủ sống nếu ở ngoại ô và không phải trả tiền thuê nhà và chăn nuôi thêm vài con gà gì đấy, cũng như ở Ukraine. Còn ở thành phố thì người ta làm thêm đủ kiểu, nếu có thể: Phụ nữ thường bán đồ ăn ngoài phố, còn cánh đàn ông thì làm xe ôm. Ở mỗi góc phố thường có đôi ba xe ôm chờ khách. Nhưng nhìn chung mọi người buôn  hoặc làm các dịch vụ lặt vặt khác nhau: Người thì đề nghị đánh giày cho khách với giá nửa đô, người thì mài dao, người thì giao hoa quả, bánh kẹo trên những chiếc xe đạp với những chiếc giỏ to tướng, còn nếu gặp mưa, sẽ xuất hiện đôi cặp mời chào, giơ tay vẫy chiếc áo mưa mời mua. Ngay cả khi tài chính hạn hẹp, bất cứ lúc nào cũng có thể nướng vài chiếc bánh chuối và bán ngay trước cửa nhà mình. Chính quyền không có ý kiến gì đối với họ cả. Thường thì tầng một của ngôi nhà dùng làm cửa hàng hoặc mở quán cà fe, còn gia đình sống ở tầng trên.
Nhà nước Việt nam không tạo ra các điều kiện gì đặc biệt cho kinh doanh nhỏ, nhưng cũng không làm phiền, ngăn cản, vì điều này cũng có cảm ơn - như người Việt thường hay nói. Không có kiểm tra hàng loạt, duy nhất " các vị khách không mời" là cảnh sát thường xuyên đuổi những người buôn bán vặt trên các vỉa hè phố. Nhìn những vụ rượt đuổi ấy tương đối buồn cười: Bỗng từ xa thấy đèn hiệu cảnh sát, thì những người bán đồ ăn vặt phát ra những lời kêu thất vọng: " Ôi, Ôi, Ôi" ( cũng như là : Lạy Chúa tôi) và dúi nhanh chiếc bàn vào trong nhà và dựng lại xe của khách để giải phóng vỉa hè. Nếu không kịp - cảnh sát sẽ tịch thu vài cái ghế. " Tệ nhất là khi xe máy của khách bị thu - khi đó phải chuộc lại". Khi cảnh sát vừa đi khỏi, mọi việc lại diễn ra như  cũ.
Nếu Hà nội là thủ đô chính thức của Việt nam, thì thành phố Hồ Chí Minh là thành phố của công việc( với 9 triệu dân, Sài gòn là tên gọi cũ). Khách du lịch có kinh nghiệm nếu muốn xem hết nhà thờ, bảo tàng cũng phải mất 2 ngày , thuê xe máy 7-10$/ ngày và đi Đà lạt. Từ Sài gòn cũng có thể thuê du lịch theo con sông lớn nhất Đông Nam châu Á - Sông Mê công. Trên đường đi du khách sẽ được giới thiệu nhà máy sản xuất từ dừa, trại nuôi rắn, chợ hoa quả trên sông, hoa quả các loại cũng như ở các chợ phố, nhưng giá lên tận mây xanh. Hỡi ôi, đây không phải để cho những người chờ đợi được nhìn thấy sự trinh tiết của thiên nhiên ( trong trường hợp này, tốt nhất là nên tới Lào). Ở đây tất cả mọi thứ đều nhắm vào khách du lịch. Hơn nữa các bạn có thể tới thăm  địa đạo Củ chi, nơi du kích tấn công lính Mỹ trong chiến tranh Việt nam 1965-1973. Những hướng dẫn viên du lịch mỉm cười kể rằng, một số đoạn của địa đạo Củ chi phải nới rộng ra vì một số du khách không đi lọt.
Đà lạt được gọi là thành phố Pari nhỏ, khí hậu ở đây rất mát và là nơi duy nhất tại Việt nam sản xuất rượu nho. Đà lạt do người Pháp xây dựng, không giống các thành phố khác của Việt nam. Tại đây những cặp vợ chồng mới cưới thường đến để hưởng tuần trăng mật. Những người khác đến để cưỡi ngựa, đánh gol. Đà lạt có thác nước cao và đẹp tới ngạc nhiên. Du khác cũng có thể tới thăm ngôi nhà Điên - là khu tổ hợp khách sạn nhà hàng, thiết kế dưới dạng cây với những phòng, giữa những hành lang xoắn. Trong đó không có các góc vuông và đường thẳng. Ngủ tại đây người ta có cảm giác không được tiện và giá lại đắt ( 50$/ đêm). Còn một thứ giải trí nữa - con tàu chạy chậm nhất thế giới, bằng gỗ, chỉ chạy được tới làng lân cận với khoảng cách 7 km.

Tất cả hầu như một họ:
Có tới 40 % dân Việt nam mang  chung họ Nguyễn. Ngoài ra còn có họ : Trần, Lê, Phạm.
Bất cứ người  da trắng nào  -cũng  là người giàu:
Người địa phương rất quý người nước ngoài, không hiếm trường hợp tại quán các fe người ta đãi bia, hay rượu gạo  nấu ( giống như loại vodka tồi). Nhưng rất hiếm khi có các câu chuyện dài, vì thực tế người địa phương không nói tiếng Anh, còn cả 6 dấu trong tiếng Việt nữa. Tiếng Việt được coi là thứ tiếng khó nhất thế giới. Người địa phương cho rằng tất cả những người trắng là những người giàu. Có nghĩa là giá  đối với họ tối thiểu sẽ tăng gấp đôi. Hãy cố học vài tiếng Việt và nói cho họ hiểu, bạn không phải là người mới.
Bản sắc: Các món ăn từ thịt chó và 35 triệu xe máy.
Phương tiện giao thông quốc gia : Xe máy. Tối thiểu mỗi gia đình có 1 chiếc. Thường thì mỗi người lớn một chiếc. Theo thống kê, ở Việt nam có 35 triệu xe máy được đăng ký, có nghĩa là cứ 2 người Việt nam thì một có xe máy. Chỉ tính riêng Hà nội, không tính ngoại ô đã có 6 triệu xe máy. Vì thế không ngạc nhiên Hà nội có môi trường không khí bẩn nhất thế giới, nhiều khi không nhìn thấy cả bầu trời và các toà nhà cao tầng. Người dân thường đeo khẩu trang, ngay cả trong xe buýt . Các cô gái còn mặc cả áo khoác chuyên dụng, che toàn bộ tay, bàn tay và chân để giữ da khỏi bị cháy nắng. Giống như tất cả các nước châu Á, tại Việt nam rất mốt da trắng.
Người Việt không có thói quen đi bộ, ngay cả khi ra góc phố bên cạnh họ cũng đi xe máy - điều này thật không lịch sự thậm chí nguy hiểm. Vào giờ cao điểm, lòng đường chật, xe máy đi cả lên vỉa hè dành cho người đi bộ. Còn người đi bộ phải đi ép mình vào toà nhà. Sang đường là cả vấn đề nghệ thuật. Các quy định giao thông thường bị bỏ qua.
Ăn thịt chó:
Theo thống kê, mỗi năm trong nước có 5 triệu chú chó bị ăn thịt. Món thịt chó tại nhà hàng thường đắt hơn thịt lợn, khoảng 10-15$/ suất. Chó được nuôi tại các trại, đôi khi nhập lậu từ Thái lan.
Món ăn địa phương: Ốc  giá 1$/đĩa và súp nấu từ tiết:
Tại Việt nam mọi thứ đều ăn được: Ốc, rắn, nước mắm từ cá thối. Món thịt rắn rán nhắm với rượu vodka hoà tiết rắn giá 30-40$/ suất. Một đĩa ốc ở mỗi góc phố khoảng 1-2 $. Ếch 4-5$. Tiết canh ( lợn, vịt, ngan).
Một trong những món đặc biệt khoái khẩu: Trứng vịt lộn, ăn cùng các rau thơm khác nhau. Món ăn dân tộc điển hình là phở, thường ăn vào buổi sáng, phở gà, phở bò, phở thịt lợn. Một món ngon khác là bún chả. Nói chung người Việt thích ăn thịt. Hai thành phần chính của tất cả các món ăn Việt nam là gạo và mỳ sợi. Phạm Nhật Vượng hiện nay là tỷ phú Việt nam, bắt đầu sản xuất ra mỳ ăn liền "Mivina" tại  Ukraine. Những người địa phương cười và nói rằng " Ông Vượng làm ra những triệu đô la đầu tiên tại Ukraine".
Nhiều người Ukraine kiếm tiền tại Việt nam bằng dạy tiếng Anh, hiện đang mốt. Tại Hà nội có hàng trăm trung tâm dạy tiếng Anh. Alina từ Kremenchuk kể rằng, cô dạy tiếng Anh thêm cho trẻ em tại Hà nội, đã 2,5 năm, mỗi tháng kiếm khoảng 5-6 trăm đô la, chi dùng hàng ngày cũng thỏa mái. Những khi có khả năng và rảnh rỗi cô du lịch sang Lào, Thái lan, giá máy bay đi lại rất rẻ.
Theo  segodnya