Người Việt Odessa
Chia sẻ cộng đồng

Bến đỗ bình yên

Thứ bảy, 18/06/2016 | 08:10

Bến đỗ bình yên

Nói gần nói xa chẳng qua nói thật, đã nhiều năm rồi, dù cho trong bất kỳ hoàn cảnh khó khăn, thuận lợi nào Kharkov vẫn là thành phố “đất lành chim đậu” cho bao dân tộc khác nhau trên thế giới kéo về đây mưu sinh, gây dựng cơ đồ và trung tâm thương mại Barabashova, dẫu cho thời cuộc đã trải qua bao bước thăng trầm vẫn là mảnh đất màu mỡ nuôi dưỡng ý chí làm giàu cho những ai chăm chỉ làm ăn, cần cù sáng tạo trong buôn bán kinh doanh trên thương trường sống động. Để rồi từ nơi đây, chốn này dường như lúc nào cũng sâu nặng trong ta câu ca tình tứ “Người ơi! Người ở đừng về!”.

Vâng, chỉ tính riêng mảng cộng đồng Việt Nam thôi, với mấy nghìn gia đình sinh sống, làm ăn và học tập là thực tế sinh động, minh chứng cho nhận định trên là hoàn toàn có cơ sở.

Chắc ai cũng nhớ ngày Hội đồng hương Việt Nam tỉnh Kharkov ra đời (1994)- Một tổ chức xã hội đầu tiên của cộng đồng người Việt- hội viên chính thức có chừng 7-8 trăm người, hầu hết là công nhân lao động trong các nhà máy theo hiệp định kinh tế được ký kết giữa hai nhà nước Việt Nam và Liên Xô (cũ).
Khởi điểm từ nằm 1983 và một số sinh viên đại học tốt nghiệp xong trụ lại thì đến năm 1998- Sau khi thành lập Hội người Việt Nam tỉnh Kharkov, số hội viên đã tăng lên với tổng số là trên 3 nghìn người. Bởi lẽ, ngoài gốc Kharkov ra còn quá bán là dân mình từ tứ miền UCRAINA đổ về, từ quê nhà kéo sang sinh cơ lập nghiệp, xây dựng tổ ấm gia đình. Qua tháng năm, phát triển mạnh lên, Sống đông vui, hạnh phúc, trong các khu chung cư rộng mở như Làng Việt Nam, Gagarina, đôm 61, Shironinsev...cho đến tận bây giờ. Dẫu cho chợ Barabashova gần đây có nhiều biến cố, kinh tế chợ giảm, thưa người mua nhưng vẫn trụ lại những khuôn mặt “cũ” thuở ban đầu lưu luyến ấy, vẫn giữ nguyên nụ cười rạng rỡ niềm tin và hy vọng vào ngày mai sáng ngời. Vậy thì, có ghi nhận Kharkov là bến đỗ tình yêu-bình yên tấm lòng-cho tất cả những ai đã, đang và sẽ hướng tới đây, dừng chân xây dựng cuộc đời cũng chả sai chút nào.
Ngay như bản thân tôi, qua đi một chặng đường dài hơn 40 năm trời đằng đẵng bén rẽ, đâm trồi, nẩy lộc và ra hoa, kết quả trên bến đỗ Kharkov này. Dù cho đã từng than thân trách phận, buồn rầu thậm chí cay đắng nữa, dù cho đã từng lận đận kiếm ăn hết nơi này chốn khác thì cuối cùng cũng trở về bến bãi. Yên tâm vững bước mà đi một khi thấy mình càng gắn bó thêm với bến đỗ Kharkov, càng gần gũi hơn với cộng đồng Việt Nam vốn là niềm an ủi, động viên mình trong những ngày này sống xa quê hương đất nước, vắng bóng người thân, ruột thịt. Mà có phải riêng tôi đâu, “duyên nợ” với Kharkov còn nhiều cảnh ngộ khác chung một gốc gác, một suy tư, một tấm lòng như “Thiếu Kharkov, ta về đâu?”.
Ngày 9 tháng 5 năm 2016 vừa rồi, cùng dòng người chảy về quảng trường Svoboda (tự do) nằm ở trung tâm thành phố, trong ngày hội chiến tranh, trời trong xanh, nắng chan hòa, tình cờ gặp M. - Anh bộ đội cụ hồ thời Kháng chiến chồng Mỹ cứu nước năm xưa, nay lại có mặt tại quảng trường chợ búa. Tay bắt mặt mừng, anh ta thổ lộ ngay. Những ngày này, Kharkov thật là vui. Hôm nay, gặp những cụ già vốn là cựu chiến binh, ngực gắn đầy tấm huân chương rực rỡ chiến công, lòng tôi chợt xốn xang, rộn ràng nhớ lại những tháng năm khói lửa chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ trên đất nước mình, biết ơn những người đã cầm súng bảo vệ nền độc lập tự do cho dân tộc. Chiến công của những người đã ra đi và những người còn ở lại sẽ giữ mãi trong con tim, tâm trí chúng ta và thế hệ mai sau. Ngừng một lát, đôi mắt hiền hậu đau đáu nhìn về phương Nam “quê hương ta”, anh ta nhấn mạnh thêm - chẳng thể quên, mỗi khi chúng ta nghĩ lại mình đang sống nơi đất khách quê người này. Vì có ai? Thiếu họ sao được – ý nói bộ đội cụ Hồ phải không anh?
Trong đó có anh. Thay câu trả lời, tôi đáp vậy cũng là để bày tỏ lòng mình, tôn trọng anh em, bàn bè một thời cầm súng trong quân ngũ đang cùng tôi nơi bến đỗ bình yên hôm nay, vun vén hạnh phúc gia đình, đang cùng mọi người đồng tâm nhất trí góp sức xây dựng cồng đồng ở chốn này, ngày một trong sach và vững mạnh trên tầm cao mới. 
Tôi biết ơn và chơi thân với M còn bởi lẽ, quen nhau đã hơn hai chục năm trời khi anh ta còn là công nhân, đặc biệt là hội viên của Hội đồng hương Việt Nam thuở xưa, nay là Hội người Việt Nam, mà tôi là một trong những người trực tiếp tham gia công tác đoàn thể ngay từ những ngày đầu ấy.
Rào trước đón sau mãi tôi mới thân tình đặt vấn đề riêng tư “nguyên nhân nào anh và gia đình ở lại Kharkov?” Cười hiền hòa, M tự thú “chỉ vì lẽ Kharkov là bến đỗ yên bình, là quê hương thứ hai mà mình đã đặt niềm tin. Dẫu sao, dù sống ở nơi đâu, xa tổ quốc ngàn vạn dặm đường vẫn nhớ về cội nguồn. Nơi ta sinh ra và lớn lên – dù có phải lặp lại vẫn cần nhắc tới – bằng giọt sữa ngọt ngào của Mẹ - Bà mẹ Việt Nam”.
Kharkov bấy lâu nay chúng ra vẫn thường gọi là bến đỗ bình yên, quả không sai cho những ai sinh sống, làm việc và học tập tại nơi đây. Không ít doanh nhân gốc Kharkov hoặc như Kherxon, Lugansk, Donesk, Poltava...thậm chí một vài thành phố thuộc nước Nga về đây đạt công thành doanh toại vì biết đón nhận điều lành từ miền đất “hữu xạ tự nhiên hương” này.
Trong tương lai, Kharkov vẫn là bến đỗ bình yên cho thế hệ thứ hai đang ngồi trong ghế nhà trường hay đã cầm trong tay tấm bằng đại học, cho cả thế hệ thứ ba, vừa cất tiếng chào đời. Bởi lẽ nữa, Kharkov đã từng một thời là thủ đô qui mô rộng lớn của UCRAINA, là trung tâm công nghiệp và văn hóa giáo dục mà mỗi lần khách mới từ nước ngoài tới, từ quê cha đất tổ sang đều ngợi khen: khang trang, lịch lãm, và đẹp đẽ tuyệt vời. 

Nguyễn Trọng Cơ
Bạn đồng hành – Kharkov


Đại sứ quán Việt nam tại Ucraina
Hàng Khô Việt Nam
Khai trương quán ăn Việt - Old Street
 

UnTeks Group

Dệt Kim Unteksgroup

PHÒNG CHẨN TRỊ Y HỌC CỔ TRUYỀN