Người Việt Odessa
Chia sẻ cộng đồng

Người là Cha, là Bác, là Anh

Thứ sáu, 03/06/2016 | 05:31

Người là Cha, là Bác, là Anh

Vào một ngày đẹp trời trung tuần tháng 5 vừa rồi, cầm trong tay tuyển tập “105 lời nói của Bác Hồ” – Nhà xuất bản Văn hóa thông tin 1995, chợt nhớ lại hôm dự lễ kỷ niệm đội công nhân Việt Nam làm việc tại nhà máy Búa Liềm – Kharkov tròn 30 năm (1986 – 2016), gây ấn tượng mạnh mẽ trong tôi là lời phát biểu ân tình của Đại đức Thích Quang Điền – chủ trì chùa Trúc Lâm – Kharkov. Khi nhấn mạnh tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái giúp đỡ nhau là nguyên nhân dẫn đến mọi thành công cho mỗi cá nhân, cho từng tập thể trong cuộc sống đời thường, trong buôn bán kinh doanh cũng như trong mọi lĩnh vực khác. Đại đức đã trịnh trọng nhắc lại lời căn dặn của Bác Hồ kính yêu qua hai câu thơ: 

“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công”.

Ngẫm lại, suốt mười mấy năm trời qua, vinh dự được xếp trong hàng ngũ những người làm báo cộng đồng, tôi dám khẳng định hầu hết những bài viết của mình, dù ở thể loại nào ca ngợi, biểu dương “người tốt , việc tốt” hay phê phán đả phá thói hư tật xấu, đều hướng con người ta đến với việc thiện là đoàn kết, gắn bó, giúp đỡ nhau trên tinh thần “lá lành đùm lá rách”, bao dung độ lượng để kết tụ thành một khối thống nhất cả về ý chí lẫn hành động và nhất là thành tâm “ thương người như thể thương thân”. Kiểu một con ngựa đau cả đàn không ăn cỏ...để cùng nhau xây dựng cộng đồng ngày một trong sách và vững mạnh trên quê hương thứ hai này, theo chỉ tiêu của Hội người Việt Nam tỉnh Kharkov đề ra.
Bấy lâu nay, tôi có thói quen hay nói cho đúng hơn là “bệnh nghề nghiệp”: Trên bàn làm việc ở nhà lúc nào cũng có tập sách “105 lời nói của Bác Hồ”, như thể muốn được sưởi ấm lòng mình bằng những tình cảm yêu thương của Người đã đành mà còn thường xuyên lần đọc từng trang, dựa vào lời chỉ bảo vàng ngọc ấy để dẫn chứng sao cho nội dung cũng như chủ đề tư tưởng bài mình viết thêm phong phú giàu tính hiện thực và có sức thuyết phục cao.
Nhân dịp 126 năm ngày sinh của Chủ tích Hồ Chí Minh kính yêu của dân tộc (19-5-1890 – 19-5-2016), xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc gần xa những lời Bác nói “Chẳng những là luận chiến sôi nổi chống lại kẻ thù của dân tộc là những áng văn thơ tuyệt vời chứa chan tình cảm yêu nước thương dân là sự kết hợp giữa sức mạnh dân tộc và sức mạnh quốc tế trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc, mà còn là cách giao tiếp đối nhân xử thế của cuộc sống hàng ngày. Mỗi lời nói, mỗi việc làm của Người đều xuất phát từ ý chí cao cả của cuộc đời là phấn đấu cho sự nghiệp đấu tranh vì độc lập tự do của tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Những lời chỉ bảo của Người là kim chỉ nam cho mọi hành động và việc làm của mỗi chúng ta”
Vậy thì. Như lời căn dặn của Bác Hồ trong thư gửi cho các họa sĩ nhân dịp triển lãm hội họa ngày 10-12-1951 “Văn hóa văn nghệ cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy. Cũng như các chiến sĩ khác, chiến sĩ nghệ thuật có nhiệm vụ nhất định, tức là phụng sự kháng chiến, phụng sự tổ quốc, phụng sự nhân dân trước hết là công nông binh...Văn hóa nghệ thuật cũng như mọi hoạt động khác không thể đứng ngoài, mà phải ở trong kinh tế và chính trị” người làm báo cộng đồng chúng tôi phải làm tất cả. Thẳng thắn tự phê bình và phê bình nhằm giúp nhau sửa chữa khuyết diểm, phát triển ưu điểm, cốt để giúp nhau tiến bộ thì dù cho đối tượng ấy là lãnh đạo hay thường dân và có thể bị ngắm ngằm “để bụng” vẫn không “đứng ngoài”.
Với thế hệ trẻ, lực lượng hùng hậu kế tiếp sự nghiệp cha anh xây dựng đất nước ngày một giàu mạnh. Tháng 4 năm 1951, Bác gửi thư nhiệt liệt biểu dương khen ngợi thanh niên trong quân đội, thanh niên học sinh. Đồng thời Người nêu rõ những khuyết điểm của thanh niên cần phải khắc phục và “tẩy sạch”.
Bác Hồ giải thích huy hiệu của thanh niên là “tay cầm cờ đỏ sao vàng tiến lên”. Ý nghĩa của nó là thanh niên phải xung phong gương mẫu trong công tác, trong học hỏi, trong tiến bộ, trong đạo đức cách mạng. Thanh niên phải thành một lực lượng to lớn và vững chắc trong công cuộc kháng chiến và kiến quốc, đồng thời phải vui vẻ và hoạt bát.
Lần khác, ngày 18-12-1954, đến thăm và nói chuyện với nam, nữ thanh niên học sinh trường Nguyễn Trãi, Chu Văn An và trường Trưng Vương ở Hà Nội, Bác khẳng định: “Nhiệm vụ chính của thanh niên học sinh là học. Học để phụng sự tổ quốc, phục vụ nhân dân, làm cho dân giàu nước mạnh, tức là để làm tròn nhiệm vụ người chủ của nước nhà”
Quan tâm đến thế hệ mầm non. Tháng 9 năm 1959, nói chuyện với lớp đào tạo cán bộ mẫu giáo, Bác nêu rõ: ”Làm mẫu giáo tức là thay mẹ dạy trẻ. Muốn làm được thế trước hết phải yêu trẻ. Các cháu nhỏ hay quấy, phải bền bỉ, chịu khó mới nuôi dạy được các cháu. Dạy trẻ cũng như trồng cây non. Trồng cây non được tốt thì sau này cây lên tốt. Dạy trẻ nhỏ tốt thì sau này các cháu thành người tốt”.
Lần đọc tiếp từng trang, thấm thía lời dạy của Bác trên nhiều lĩnh vực khác nhau,ai nấytưởng chừng đều thấy mình trong ấy để mà từ đấy tôn trọng, tự hào, phấn đầu vươn lên trong niềm tin và hy vọng. Nhất là đối với công tác Đảng, đảng viên, Bác đặc biệt quan tâm nhiều vì họ cần gương mẫu đầu tầu trong mọi việc làm . Ngày10-2-1967 thăm và nói chuyện với cán bộ và nhân dân tỉnh Hà Tây, Người chỉ rõ:”...Vào Đảng để phục vụ cho nhân dân, phục vụ giai cấp, phục vụ cách mạng...Mỗi người đảng viên, mỗi người cán bộ từ trên xuống dưới đều phải hiểu rằng: mình vào Đảng để làm đầy tớ cho nhân dân...Làm đầy tớ cho nhân dân chứ không phải làm “quan” cho nhân dân”. 
Ở một khía cạnh khác về chủ nghĩa cá nhân dễ sinh hư cho những ai thuộc thành phần lãnh đạo dù ở mức độ nào, Bác khẳng định:”Đạo đức cách mạng là đạo đức tập thể, nó phải đánh thắng và tiêu diệt chủ nghĩa cá nhân.
Chủ nghĩa cá nhân là việc gì cũng chỉ lo cho lợi ích riêng của mình, không quan tâm đến lợi ích chung của tập thể.”Miễn là mình béo, mặc thiên hạ gầy”. Nó là mẹ đẻ của mọi tính hư tật xấu như lười biếng suy bì, kiêu căng, kèn cựa, nhút nhát, lãng phí, tham ô ..v..v.. Nó là kẻ thù hung ác của đạo đức, cách mạng, chủ nghĩa xã hội.
Đọc hết trang cuối, vẫn giữ thói quen từ thuở còn cắp sách đến trường, tôi mở quyển sổ riêng chép lại những lời hay ý đẹp của Bác Hồ mà tôi tâm huyết, nguyện lấy đó làm phương châm xử hành chung cho đối nhân xử thế hàng ngày của mình. Xin được ghi lại đôi lời trên trang báo này. Những mong độc giả cùng nhau nghiên cứu. Chắc chắn sẽ có lợi cho tất cả những ai cần tiến bộ.
-    “Không có núi, có sông thì dựa vào người làm sông núi”.
-    “Thiết diện, vô tư” – Nghĩa là phải hết sức công minh.
-    “Việc gì có lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì có hại cho dân ta phải hết sức tránh”.
-    “Người đời không phải là thần thánh, không ai tránh khỏi khuyết điểm”
-    “Vì lợi nước, quên lợi nhà. Vì lợii chung, quên lợi riêng”
-    “Sông có thể cạn, núi có thể mòn nhưng lòng đoàn kết của chúng ta không bao giờ giảm bớt”
-    “Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”
-    “Phê bình là cốt để giúp nhau tiến bộ, cho nên phê bình phải có thái độ thành khẩn, tính chất xây dựng. Không nên phê bình ẩu, phê binh xuông”
-    “Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền. Đào núi vào lấp biển, quyết chí ắt làm nên”
-    “Theo con đường ác thì dễ dàng, nhưng lăn xuống hố. Theo con đường thiện thì khó nhọc nhưng vẻ vang”
Trước khi kết thúc mấy dòng tâm sự này vào ngày sinh của Bác Hồ năm nay, thấm thía một câu nói, một tấm lòng, một tình thương của Người “tôi phải sống vì dân tộc, cả đất nước Việt Nam này là gia đình tôi” – có lẽ như tôi, ai cũng cảm nhận ngay: Người là hiện thân của sự đoàn kết dân tộc, là người Cha, người Bác, người Anh, vị lãnh tụ kính yêu với đầy đủ ý nghĩa nhất”.
Liên hệ với bản thân, hơn hai mươi năm trời qua, nếu như luôn cảm thấy tâm hồn mình phơi phới dậy mùa xuân có nghĩa là  trong suy tư và hành động phải xuất phát từ cái tình “Cộng đồng Việt Nam là gia đình mình”.
Thay lời kết:
Giờ đây, nơi đất khách quê người, mình đang trú ngụ còn nhiều khó khăn, trở ngại. Khắc phục nó tuy không dễ dàng, nhưng một khi biết kề vai sát cách bên nhau, đoàn kết một lòng thì chắc chắn sẽ vượt qua. Nhất là, trong cuộc sống hàng ngày đừng nghĩ mình quá quan trọng. Độ lượng và bao dung cho tâm hồn mình thanh thản, giúp ích cho đời.
Tự kỉ ám thị”, Tôi luôn dặn mình như vậy để nhớ lời Bác Hồ dạy:

Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công

Nguyễn Trọng Cơ
“Ban đồng hành” – Kharkov


Đại sứ quán Việt nam tại Ucraina
Hàng Khô Việt Nam
Khai trương quán ăn Việt - Old Street
 

UnTeks Group

Dệt Kim Unteksgroup

PHÒNG CHẨN TRỊ Y HỌC CỔ TRUYỀN