Người Việt Odessa
Chia sẻ cộng đồng

Thế nào là yêu thương con cái đúng mực?

Chủ nhật, 13/03/2016 | 17:09

Thế nào là yêu thương con cái đúng mực?

Ảnh minh họa

Hiện nay, khi xã hội càng phát triển, giáo dục con cái càng được mọi người quan tâm nhiều hơn. Nhưng quan tâm như thế nào để con cái phát triển đúng hướng lại là một vấn đề mà các bậc cha mẹ luôn tìm kiếm. Nhiều gia đình cho rằng cứ hết mực yêu thương, chiều chuộng con cái là đủ. Và họ quên rằng việc hết mực chiều chuộng con không phải là cách giáo dục đúng đắn, thậm chí chính các bậc phụ huynh đang âm thầm hại những đứa con của mình mà không hay biết. Như vậy, làm thế nào để trao tình yêu thương cho con cái, để chúng có một tương lai tốt đẹp? Từ xa xưa những bà mẹ Do Thái đã đưa ra các cách giáo dục con cái mà khiến chúng ta phải ngạc nhiên đến ngỡ ngàng. Đó là cách giáo dục vừa tàn nhẫn vừa yêu thương. 
Tình yêu thương giành cho con cái  là một môn khoa học và là cả một nghệ thuật, tình yêu ấy cần phải có ý nghĩa, có giá trị và có thành tựu. Các vị phụ huynh cần nên học cách yêu con – Theo đuổi tình yêu chất lượng cao. Yêu thương để con trẻ hiểu, cảm nhận được, đồng thời biết suy nghĩ, yêu thương gia đình, định hướng tương lai. Ngày nay trong nhiều gia đình cha mẹ là “nô lệ”, là “trực thăng” của con cái – Yêu con một cách cố chấp. Cha mẹ yêu thương con và nghĩ rằng việc cho con về vật chất, hy sinh tất cả cho con, kể cả hạnh phúc, như vậy mới là yêu thương con cái. Thật ra, đó chỉ là tình yêu mang tên “thuốc độc ngọt ngào”. Vì vậy, ta cần tìm bí quyết dạy con – Thời khắc cha mẹ tự kiểm nghiệm. Các bậc phụ huynh đều trăn trở câu hỏi: “Mình phải nuôi con thế nào đây?”.  Một bà mẹ dù học vấn không cao, nhưng ai cũng nuôi trong mình tình yêu, hy vọng và mong con thành người, thành tài. Phụ huynh Do Thái có một phương pháp yêu con khá đặc biệt: “Tình yêu của họ nhằm vào mục đích đem lại lợi ích suốt đời cho con chứ họ không đáp ứng nhu cầu tạm thời của con. Họ thực hiện “cơ chế thị trường, không bồi dưỡng ra thế hệ ăn bám cha mẹ”, “phát huy tố chất triệu phúc của mỗi đứa trẻ”, “năm bắt kỹ năng quản lý từ nhỏ”, “trì hoãn thỏa mãn của con để cho chúng hiểu cha mẹ”,… Và từ đó nâng cao tình yêu giữa cha mẹ và con cái – Tình yêu có kỹ xảo và nghệ thuật. 
Đa số các bậc phụ huynh luôn mắc phải bốn sai lầm cơ bản trong cách giáo dục con cái. 
Họ cho rằng giáo dục tố chất khác với giáo dục nghệ thuật. Nghĩa là, họ cho rằng âm nhạc, mỹ thuật, võ thuật là nội dung chủ yếu của giáo dục tố chất. Họ coi nhẹ kỹ năng đối nhân xử thế, xác lập giá trị, phẩm chất đạo đức, sự hiểu biết mối tương quan giữa tri thức và nghề nghiệp, lý tưởng sống cùng khả năng thay đổi thực tiễn của con em mình. Đó mới thực sự là giá trị nội hàm của giáo dục tố chất. Họ cho rằng trường học tốt, tấm bằng đẹp sẽ cho con em một tương lai tốt đẹp, sự nghiệp thành công. Bởi vậy sau khi tốt nghiệp đại học đại đa số sinh viên bỡ ngỡ khi bước vào đời vì không có kỹ năng cần thiết của cuộc sống. Trường đời khắc nghiệt hơn nhiều so với trường học. Nhiều người tốt nghiệp thạc sỹ, tiến sỹ vẫn không biết cách làm sao để kiếm sống, thậm chí còn lo lắng cho tiền đồ của mình.
Họ đáp ứng mọi đòi hỏi của con. Cha mẹ sãn sang nuông chiều con trẻ cả về vật chất lẫn tình cảm. Cha mẹ là một “cái máy in tiền”. Điều này trực tiếp dẫn đến thói được voi đòi tiên của ở tuổi vị thành niên và thanh thiếu niên. Đây không phải là điều đáng buồn ở suy nghĩ của con trẻ mà là ở phương pháp giáo dục của các bậc phụ huynh. 
Cha mẹ thường biết yêu mà không biết dạy. Tình yêu thương con cái xuất phát từ bản năng làm cha làm mẹ. Yêu con không phải là cái đích cuối cùng của giáo dục gia đình, yêu mà không dạy chỉ làm con biết phát triển thêm bản ngã của mình. 
Vì thương yêu nên cha mẹ chăm sóc quá mức, quan tâm ép buộc, lo lắng quá mức. Các ông bố bà mẹ can thiệp quá sâu vào cuộc sống của con. Từ lựa chọn quần áo, khẩu vị ăn đến kết hợp thực đơn, từ sắp xếp lịch học âm nhạc đến vấn đề vui chơi, kết bạn. Từ đó con trẻ sẽ dần dần thiếu đi đức tính độc lập, kiên nhẫn, khả năng chịu đựng và khó có ý thức. Sai lầm chồng chất sai lầm.
Để con cái được dần hoàn thiện hơn, cuốn sách “Vô cùng tàn nhẫn, vô cùng yêu thương đã đưa ra những phương pháp tương ứng về những kinh nghiêm, nỗ lực và những suy nghĩ của người phụ nữ Do Thái. Yêu con trên nguyên tắc có làm có hưởng. Đối với giáo dục con cái của người Do Thái, họ coi trọng giáo dục sinh tồn với mong muốn sau này lớn lên mỗi đứa trẻ sẽ có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Cách này phát huy hiệu quả rất tốt ở trẻ em nhất là ở độ tuổi trên mười, hiệu quả càng rõ nét. Trì hoãn thỏa mãn, khéo léo từ chối thỏa mãn cũng là một trong những phương pháp giáo dục quan trọng. Giải thích cho con lý do và đưa ra một mục tiêu mới cho con để con có thể hoàn thành. Khi ấy phần thưởng nhận về sẽ là niềm vui lớn đối với con. “Lùi một bước, biết buông tay” là cách giúp cho trẻ em biết tự giải quyết vấn đề, độc lập hơn trong cuộc sống.  Về sau chúng sẽ tự biết vươn lên và đạt những thành tựu xuất sắc hơn. 
Dân tộc Do Thái tự nhận mình thông minh hơn khác dân tộc khác, nhưng dân tộc chỉ chiếm 0.2% - 0.3% dân số thế giới này lại sản sinh ra vô số nhân tài: Charles Darwin, Albert Einstein, Karl Max, Charlie Chaplin,…Chính phương pháp  giáo dục trong gia đình đã đặt nền mòng giúp người Do Thái đạt tỷ lệ thành công cao như vậy.
                                                                                     

Bảo Nhi
Báo Bạn Đồng Hành Kharkov