Cảm lạnh là gì? Đó là thuật ngữ y tế chung về các bệnh đường hô hấp cấp tính, gồm các bênh do vi khuẩn và hàng loạt các loại vi rút đường hô hấp gây ra.
Trong thời gian thời tiết lạnh, nguy cơ bị mắc các bệnh cảm lạnh tăng rõ rệt. Để xác định đúng và ngăn chặn cảm lạnh, chúng ta cần biết các triệu chứng về cảm lạnh:
Các chứng ngạt mũi, cơ thể cảm thấy yếu đi, cảm giác đau cơ, đau khớp – đó là những dấu hiệu đầu tiên của sự bắt đầu bị cảm lạnh. Thường thì các triệu chứng này kéo dài không lâu ( sau vài giờ hoặc vài ngày) sẽ có các triệu chứng khác kèm theo. Cũng cần lưu ý là trong nhiều trường hợp bệnh không phát triển tiếp và dừng lại ở giai đoạn sớm ở những người có hệ thống miễn dịch tốt. Tuy nhiên cũng có các trường hợp, những triệu chứng ban đầu diễn ra mà không có cảm giác. Ví dụ ở những người trong thời gian ôn thi, hoặc những người làm việc cần sự tập trung cao độ.
Các triệu chứng cảm lạnh thường kéo dài 2-3, thường 7 ngày. Hiếm hơn, các bệnh cảm lạnh kéo dài thời gian hơn.
Các triệu chứng đặc trưng của cảm lạnh: Đau họng hoặc có cảm giác vướng, khó chịu trong họng, đau đầu, hắt hơi, ho chảy nước mắt, ngạt mũi, có thể tăng nhiệt độ cơ thể, mệt mỏi, đau mình mẩy, chân tay. Các triệu chứng này có thể kết hợp và biểu hiện ở các mức độ khác nhau.
Trong quá trình tiến triển của bệnh có thể có các biến chứng. Ví dụ : Nước mũi tiết ra đặc, có màu vàng, hoặc xanh. Triệu chứng này chứng tỏ đã có sự liên kết với các bệnh nhiễm khuẩn tại xoang mũi ( viêm xoang), hoặc viêm Amidan ở trẻ em.
Bệnh cảm lạnh khác với cảm cúm như thế nào?
Bênh cúm là do vi rút, có đặc trưng là có các biểu hiện ban đầu rất cấp tính cùng với tất cả các triệu chứng nêu trên ngay ngày đầu tiên của bệnh, hơn nữa kèm theo sốt cao tới 39 độ C, do cơ thể bị ngộ độc bởi các sản phẩm của các vi rút và các tế bào bảo vệ của cơ thể bị phân hủy.
Trong trường hợp cảm lạnh, nhiệt độ không phát cao như vậy. Các triệu chứng lâm sàng sẽ phát triển theo thời gian và đạt điểm cực đại của mình sau 3- 4 ngày, sau đó các triệu chứng này giảm dần và biến mất.
Điều trị như thế nào?
Cần nghỉ ngơi và uống nhiều nước, không hút thuốc lá.
Nhỏ mũi bằng dung dịch soda để rửa mũi.
Xông bằng nước nóng, có thêm dầu bạc hà chống cảm cúm. Khi xông trùm khăn kín đầu.
Dùng các loại thuốc nhỏ mũi chống ngạt bán ở các hiệu thuốc ( nếu bị ngạt).
Uống thuốc giảm đau, giảm sốt như Parasetamol, Aspiril…
Súc miệng bằng nước ấm, có soda.
Nếu triệu chứng sốt cao trên 39 độ c, đau đầu dữ dội, khó thở, nôn mửa, nổi mẩn trên da, đau trong mắt, da dẻ nhợt nhạt là các triệu chứng nặng, có biến chứng cần tới bác sĩ.
Tại Odessa từ đầu mùa đông tới nay đã có 7 trường hợp bệnh nhân bị chết vì cúm.
Theo segodnya.ua