Người Việt Odessa
Chia sẻ cộng đồng

Người Việt ở Ô-Đét-Xa lên núi Ba Vì lễ Mẫu Cửu Trùng Thiên

Thứ năm, 30/01/2014 | 02:55

Ngày 8 tháng 1 năm 2014, nhân dịp kỷ niệm 4 năm an vị pho tượng Mẫu Cửu Trùng Thiên trên đỉnh núi Ba Vì (2010 – 2014), họa sĩ, nhà điêu khắc, nhà báo Trịnh Yên là tác giả của pho tượng đã dẫn đoàn khách người Việt ở Odessa (Ukraina) lên lễ Đền Thượng, Ba Vì, Hà Nội, nơi Đất Thánh linh thiêng được các sách “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi, của Nguyễn Siêu (Thần Siêu) đều coi núi này là Núi Tổ Việt Nam và là điểm tựa phong thủy vững chắc cho Thăng Long – Hà Nội muôn đời bình an…

Người Việt ở Ô-Đét-Xa lên núi Ba Vì lễ Mẫu Cửu Trùng Thiên
Rừng thiêng, núi thắm trong cảm giác của những người đi lễ hôm nay không phải là gánh nặng tâm tư cầu tài, cầu lộc và cúng lễ để chờ cái may, cái tốt theo về, mà chính họ còn mang theo nguyện vọng được học tập noi gương đạo đức của các vị Thánh, Thần đất Việt để hiểu biết hơn các giá trị văn hóa truyền thống quê hương nhằm xây dựng tổ ấm hạnh phúc của mình nơi xứ người luôn giữ được nền nếp Việt Nam. Đã thế cảnh đẹp rừng thiêng nơi đây lại càng thân thiết làm tất cả đều xuýt xoa:
“Cảnh sắc cheo leo mấy cũng trèo / Rừng xanh sương đọng trắng dây leo / Bậc lên sao chẳng rêu phong lấp / Ấy vết chân người nối bước theo…”Người Việt ở Ô-Đét-Xa lên núi Ba Vì lễ Mẫu Cửu Trùng Thiên
Sau khi mua vé vào cửa rừng, chỉ xe loại 4 đến 16 chỗ mới được « nhập cảnh » đường rừng quanh co, leo dốc suốt cả chặng đường 12 cây số, có chỗ dốc gần như dựng đứng cùng các khúc cua khuỷu tay. Đi hết đường đèo thì lên đến độ cao 1100 mét là bãi đỗ xe. Bãi xe đang được cơi nới mở rộng bởi đây là bến đỗ tập kết cho khách đi lễ và tham quan hai điểm : Rẽ trái là đường đi lên Núi Vua (còn gọi là Núi Cha) có Đền thờ Bác Hồ ở đấy; rẽ phải là cửa rừng đi lên đỉnh Mẫu, nơi có Đền Thượng thờ Đức Thánh Tản Viên và đỉnh thiên thờ Mẫu Cửu Trùng Thiên…

Người Việt ở Ô-Đét-Xa lên núi Ba Vì lễ Mẫu Cửu Trùng Thiên
Bộ hành lên núi trong sương mù với thời tiết rét ngọt mà ra được mồ hôi là cái quý của « hành trình leo núi trao đổi chất » làm cho kinh lạc thông thoáng là cực tốt…Và đây là ngôi Đền Thượng ngự trên đỉnh cao hơn 1200 mét, gian  giữa thờ Đức Thánh Tản Viên Sơn, gian bên trái thờ Sơn Trang, gian bên phải thờ Đức Thánh Trần. Cô Mơ, cô Thắng, cô Hoa và tác giả Trịnh Yên đang trao cho cô Lộc thủ nhang nhà đền bản sớ tấu cầu an cho các gia đình ở Odessa và quê hương…

Người Việt ở Ô-Đét-Xa lên núi Ba Vì lễ Mẫu Cửu Trùng Thiên
Lên được đỉnh Mẫu mà chiêm bái pho tượng thì mới thấy : « Thiên địa hòa linh, âm dương thỏa ứng » với giác tâm của niềm thành kính, đoàn người Việt ở Odessa hướng đến sự cầu bình an, phúc đức và tài lộc cho toàn người Việt ở Ukraina tránh được những khó khăn gần đây do tình hình chính trị bất ổn của đất nước này…
 Người Việt ở Ô-Đét-Xa lên núi Ba Vì lễ Mẫu Cửu Trùng Thiên
Với tác giả Trịnh Yên đã dâng pho tượng Mẫu Cửu Trung Thiên an vị vào tháng 9 âm năm 2010, do Liên hiệp các Hội UNESCO bảo trợ, đến nay tác giả mới có dịp trở lại thì thấy: “Mẫu vẫn sáng soi, tượng vẫn linh / Trời Nam thiêng cả tuyết sương lành / Người về lễ bái tâm thành kính/ Non nước Ba Vì lộng vĩ thanh…”
 Người Việt ở Ô-Đét-Xa lên núi Ba Vì lễ Mẫu Cửu Trùng ThiênKết thúc chuyến thăm quan di tích Đền Thượng và lễ Mẫu Cửu Trùng Thiên, thành viên trong đoàn có người muốn hỏi tại sao tác giả lại làm được pho tượng đẹp như thế, căn cứ vào đâu? Và…và nhiều câu hỏi khác…Tác giả Trịnh Yên trả lời: “Đấy là tất cả các bài viết trước đây đã nói một phần về ý tưởng và cách thể hiện pho tượng. Các bạn muốn biết thêm sẽ vào google và gõ: “tượng mẫu cửu trùng thiên” sẽ thấy một phần tác giả trả lời về công phu sáng tác pho tượng…


NHÂN KỶ NIỆM 4 NĂM AN VỊ TƯỢNG MẪU CỬU TRÙNG THIÊN TRÊN NÚI BA VÌ CỦA TÁC GIẢ TRỊNH YÊN