Người Việt Odessa
Chia sẻ cộng đồng

Tản mạn về tết của người con đất Việt

Thứ ba, 31/12/2013 | 12:33
Một năm mới tràn đầy hy vọng và ước mơ đang đến rất gần khiến ta cảm thấy lòng mình náo nức và lại nhớ đến một câu thơ của Tố hữu: “Thế là xuân đến đó cùng ta. Hồn nhiên như bạn cũ vào nhà”. Bầu không khí ngày xuân của Việt Nam bao giờ cũng vui tươi, thanh bình, nhẹ nhàng và đầy quyến rũ. Với thiên nhiên là ngàn hoa bừ

Tản mạn về tết của người con đất Việt

Năm hết tết đến rồi, những người sinh sống xa quê như chúng ta ai cũng không khỏi chạnh lòng nhớ về quê nhà. Ngày tết nguyên đán là ngày khởi đầu của một năm mới. “nguyên là bắt đầu, đán là ban mai”. Là ngày lễ lớn của cả dân tộc và gia đình, thể hiện nền văn hóa phi vật thể truyền đời. Đó là thời khắc chuyển giao linh thiêng nhất của một năm có 365 ngày. Khoảnh khắc đất trời vào xuân vạn vật đổi mới. Khiến con người ta mở lòng mình hơn với mọi sự trên đời, ai cũng muốn bao dung và được bao dung. Để khi tỉnh giấc một năm mới với những ước mơ hạnh phúc đã tới. Trong mấy ngày tết dân tộc ta có nhiều vùng miền bắt đầu những công việc khác nhau: khai bút,khai canh, hái lộc, chúc tết,du xuân, mừng thọ, lễ chùa...

Tản mạn về tết của người con đất Việt

 

Công việc chuẩn bị cho ngày tết bắt đầu từ ngày 23 tháng chạp. Dù bận rộn đến đâu nhưng mọi người đều phải dọn dẹp trang hoàng nhà cửa sạch đẹp. Nhưng không chỉ có cái đẹp về hình thức mà ngày tết Việt Nam rất coi trọng vẻ đẹp về tâm hồn, vẻ đẹp cội nguồn văn hóa. Kiêng nói gỡ, nói tục, kiêng những lời nói cục cằn, thô lỗ, kiêng cãi cọ nhau làm rông cả năm. “Ngày xuân anh bước ra đàng. Gặp em ăn nói dịu dàng dễ nghe”.

Tản mạn về tết của người con đất Việt

Biết rằng ngày tết Việt Nam Là ngày hội của hoa xuân. Vì chúng tôi không thể kiếm được cành đào cành mai hay cành quất như ở Việt Nam. Nên có gia đình thì mua rất nhiều loại hoa đem về. Còn nhà nào cầu kỳ hơn thì đánh xe đi tới hàng trăm cây số đến hẳn nông trường trồng đào của người Tây, chọn mua vài cành thật đẹp rồi mang về cắm vào lọ nước nóng sau khoảng một tuần đến mười ngày sẻ có một cành đào nở đều hoa trông đẹp như ý luôn. Còn ai đơn giản hơn thì mua một cành đào,cành mai hay cành quất giả hoặc khéo tay hơn thì tự mình làm lấy. Sau khi hoàn tất công tác chuẩn bị nhìn lại thành quả của mình, chúng tôi cảm thấy như hồn Việt đã lan tỏa khắp nơi trong gia đình nên chúng tôi phần nào cảm thấy được ấm lòng hơn khi đón tết xa quê. Ngày tết ai cũng muốn mang cả thiên nhiên vào nhà vì hoa xuân là sự hòa hợp kỳ diệu giữa thiên nhiên và con người.

Hồi còn ở nhà tôi thấy sáng 30 tết công việc chuẩn bị các món ăn truyền thống đã hoàn tất. Mọi thứ đều được dâng lên bàn thờ tổ tiên cùng với mâm ngũ quả. Nhà nào cũng có cây hoa biểu tượng cho ngày tết. Miền bắc thì đào hoặc quất còn miền nam thì hoa mai và nhiều loại hoa khác nữa. Khi thời khắc giao thừa linh thiêng đến thì tất cả các mâm cỗ cúng ở trong nhà và ngoài trời đã chuẩn bị xong, bố mẹ và những người lớn tuổi cầu nguyện cho gia đình mình mọi điều may mắn và luôn được an lành hạnh phúc. Sau giao thừa có tục đầu tiên của năm mới là mọi người thường đi hái lộc tại các đình chùa. Đến đây sau khi cầu nguyện,cầu may rồi hái một cành cây non mang về nhà như một sự “rước lộc”. Vì ai cũng hy vọng năm mới tài lộc dồi dào,làm ăn phát đạt. Chúc thọ lúc giao thừa là tục mừng tuổi. Trước hết con cái trưởng thành mừng tuổi ông bà cha mẹ, sau đó ông bà và bố mẹ mừng tuổi lại con cháu của mình và của bạn bè thân thích. (Con cái của chúng tôi hằng năm thích nhất tiết mục này). Đồng thời cùng dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất. Đây là cơ hội để người Việt ta thể hiện nét đẹp văn hóa ứng xử, và bày tỏ tình cảm, lòng hiếu thảo, kính yêu đến ông bà,cha mẹ,thầy cô và những người xung quanh. Đây cũng là dịp để gắn kết mọi người lại với nhau. Những cái bắt tay dường như đã xóa hết đi sự hiểu lầm, hờn giận trách móc của năm cũ và cùng nhau chén trà thơm, ly rượu nồng ấm để hướng đến những điều tốt đẹp trong năm mới. Vào dịp lễ tết người ta thường biếu hoặc tặng nhau những món quà, để thể hiện sự kính trọng, thân thiết, gần gũi, yêu thương chân tình. Nhưng cũng có người lạm dụng ngày tết để lấy lòng người khác bằng những túi quà đắt giá nhằm đạt được mục đích riêng của mình nên đã làm sai lệch đi ý nghĩa của nó.

Vài ngày đầu năm mới người Việt thường kiêng sát sinh, ví dụ: cắt tiết lợn,gà,vịt,mổ cá..., kiêng quét nhà, đổ rác, kiêng giặt giũ sắp xếp sửa sang nhà cửa... Sau mấy ngày tết người ta thường làm lễ đốt vàng mã. Từ lâu đã là một nét truyền thống và nét văn hóa, đó là một tín ngưỡng đã ăn sâu trong tiềm thức của người Việt. Họ muốn gửi tiền và một số vật dụng hằng ngày cho người thân đã khuất, và tin rằng sau khi đốt thì người âm sẽ nhận được. Tiếp đến là những ngày khai xuân, khai hội...

Tản mạn về tết của người con đất Việt

Ngày tết Việt Nam còn là ngày hội của tinh hoa ẩm thực. Chính ngày tết là dịp để thể hiện nghệ thuật ăn uống của chúng ta. Hằng năm vào dịp tết là vợ chồng tôi dành riêng một ngày để mời một số bạn bè Tây thân thiết của gia đình. Vào ngày đó vợ tôi chú trọng chỉ chuẩn bị những món ăn truyền thống của dân tộc như: Bánh chưng, giò chả, xôi gấc hay xôi vò, canh măng, nem rán, chả quế,xào thập cẩm, giò rối, dưa hành...Ăn món nào các bạn cũng tấm tắc khen ngon tuyệt và hỏi tỷ mỷ từng nguyên vật liệu. Sau một hồi chúng tôi giải thích thì họ hỏi: món nào cũng khó và chế biến rất cầu kỳ, vậy chúng tôi muốn ăn hằng ngày thì phải làm sao đây?. Tôi buột miệng trả lời: Đơn giản thôi chỉ việc lấy vợ hoặc chồng Việt Nam là có hết à. Cả bàn tiệc cười vang và bảo đúng thế, rồi cùng nhau nâng ly chúc tình hữu nghị. Chúng tôi còn dạy họ đồng thanh nói câu: Tôi yêu Việt Nam. Trước khi ra về những người thưởng thức món ăn Việt lần đầu họ bảo: Tôi đã nghe nói nhiều về ẩm thực Việt Nam, nhưng hôm nay tôi mới cảm nhận hết vẻ đẹp văn hóa của đất nước các bạn.

Cuộc sống vốn chẳng bình lặng, và trong cuộc sống mưu sinh tránh sao khỏi được những va vấp, xung đột. Nhưng bước sang năm mới tôi mong tất cả chúng ta hãy quên đi. Để đón chào nhữn điều tốt đẹp hơn. Ngày tết mỗi chúng ta ai cũng muốn được gần gũi nhau hơn, và hãy mở rộng lòng mình hơn. Vậy chúng ta hãy dẹp hết những vất vả khó khăn của năm cũ để đón chào một năm mới hạnh phúc vào nhà. Một sự hòa hợp thiêng liêng của mùa xuân thiên nhiên và mùa xuân lòng người. Cùng với tấm lòng tưởng nhớ tổ tiên. Ngày tết là ngày hội thăng hoa của văn hóa Việt Nam, là ngày hội của con người hòa hợp với cộng đồng. Nó mang đậm nét văn hóa sâu sắc độc đáo. Với người Việt Nam mình cũng như mọi người trên thế giới, giàu có là rất quý, nhưng quý hơn là một chữ tình. Tình làng nghĩa xóm, tình cảm anh em bạn bè. “Không có nhưng giàu, giàu nghĩa giàu tình giàu trí tuệ. Không giàu nhưng có, có làng có xóm có anh em”.

Cuối cùng thay mặt gia đình năm mới sắp đến, tôi kính cầu chúc cho mọi gia đình cộng đồng bà con ta sẽ đón một cái tết bình yên, hạnh phúc, an khang và thịnh vượng.

Đỗ Văn Tuấn


Đại sứ quán Việt nam tại Ucraina
Hàng Khô Việt Nam
Khai trương quán ăn Việt - Old Street
 

UnTeks Group

Dệt Kim Unteksgroup

PHÒNG CHẨN TRỊ Y HỌC CỔ TRUYỀN